2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD DNVVN TẠI VIETINBANK TRÊN
2.5.1. Thành tựu đạt đƣợc trong hoạt động quản trị RRTD DNVVN
2.5.1.1. Chuyển đổi mô hình Quản lý RRTD trên toàn địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Mô hình Quản lý RRTD tập trung đang áp dụng tại các chi nhánh Vietinbank trên địa bàn TP. HCM là mô hình tiên tiến, hiện đại và tuân theo chuẩn mực về quản trị RRTD quốc tế. Mặc dù mới chính thức vận hành từ tháng 6/2013, nhƣng do có sự chuẩn bị từ tháng 4/2012 về nhân sự, chuyển đổi dần dần về cơ cấu tổ chức và thành lập các bộ phận kiểm soát, phân tách nhiệm vụ giữa các cán bộ trong phòng nghiệp vụ, có kế hoạch đào tạo về mô hình mới từ đầu năm 2012. Vì vậy, khi bắt đầu vận hành đến cuối tháng 8/2013, mô hình đã sớm bộc lộ đƣợc nhiều ƣu và nhƣợc điểm trong ngăn ngừa và phát hiện rủi ro tiềm ẩn.
Ƣu điểm: việc phân tách nhiệm vụ giữa các tổ nghiệp vụ và phòng ban làm chuyên môn hóa nghiệp vụ và kiến thức của nhân viên, khai thác và phát huy đƣợc thế mạnh của nhân viên ở những vị trí công việc phù hợp với cá tính, hạn chế các yếu tố tác động đến kết quả công việc. RRTD đƣợc giảm thiểu qua nhiều tầng kiểm soát, sàn lọc một cách độc lập nhau từ khâu tiếp xúc khách hàng, phân tích thẩm định, phê duyệt tín dụng, thực hiện tín dụng, kiểm soát tín dụng. Phân tách nhiệm vụ giữa các phòng ban nhƣng phải liên đới chịu trách nhiệm về một khoản tín dụng giúp ngăn chặn đƣợc rủi ro từ sự cấu kết cố tình vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tạo ra động lực cho tâm lý “luôn làm đúng theo nhiệm vụ và quy trình, quy định” của nhân viên ở tất cả các phòng ban trong ứng xử tín dụng.
Nhƣợc điểm: một khách hàng, một khoản tín dụng phải xử lý thông qua nhiều phòng nghiệp vụ nên tốn nhiều thời gian, gây chậm trễ cho khách hàng. Sự đối lập về áp lực doanh số kinh doanh với áp lực trách nhiệm trên tính tuân thủ trên khoản vay làm cho không khí làm việc giữa các phòng khách hàng và phòng phê duyệt, phòng kiểm soát có phần nặng nề.
2.5.1.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ vay
Hệ thống chấm điểm tín dụng đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II và đƣợc tƣ vấn bởi Công ty tƣ vấn tài chính hàng đầu thế giới nên kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng phản ánh tƣơng đối chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng.
Phân loại nợ vay đƣợc xây dựng theo phƣơng thức định lƣợng kết hợp định tính, giúp Vietinbank nhận dạng sớm những RRTD có thể xảy ra trong tƣơng lai và có biện pháp ứng phó kịp thời.
2.5.1.3. Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế
Quy trình thẩm định tín dụng và các văn bản hƣớng dẫn thẩm định tín dụng khá hoàn thiện và tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về nội dung thẩm định. Nội dung thẩm định vừa cơ bản, vừa bao quát đƣợc các yếu tố có thể tiềm ẩn rủi ro của khách hàng. Những thông tin đƣợc yêu cầu để phục vụ chấm điểm tín dụng đƣợc thu thập đầy đủ và đánh giá tính chính xác trong quá trình thẩm định giúp cho kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng. Các quy định về thẩm định tín dụng luôn tồn tại một cơ chế mở để cán bộ thẩm định linh hoạt áp dụng cho từng đối tƣợng khách hàng.
Bên cạnh đó, nội dung thẩm định cân bằng và đòi hỏi sự phù hợp giữa thông tin tài chính và phi tài chính làm giảm bớt ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định khách hàng.
2.5.1.4. Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ hoạt động độc lập, khách quan hoạt động độc lập, khách quan
Kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ là hai bộ phận hoạt động độc lập nhau trong khối quản lý rủi ro. Phạm vi kiểm toán nội bộ rộng hơn nhƣng góp phần hoàn thiện hơn công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ trực tiếp giám sát tuân thủ của giao dịch hàng ngày tại chi nhánh nhƣng đƣợc vận hành một cách độc lập về nhân sự, quyền hành nên kết quả công việc không bị chi phối, phát huy tối đa đƣợc vai trò và chức năng trong quản trị RRTD.
2.5.1.5. Phát triển hệ thống thông tin cảnh báo và phòng ngừa rủi ro hoạt động tín dụng động tín dụng
Hệ thống cảnh báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng đƣợc sử dụng bởi cán bộ phòng khu vực để thực hiện giám sát từ xa hoạt động của chi nhánh. Hệ thống thông tin cảnh báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng đƣợc liên kết với hệ thống quản lý khoản vay, hệ thống kế toán để tổng hợp số liệu và đƣa ra các chỉ số rủi ro nhƣ tỷ lệ nợ xấu vƣợt kế hoạch, thống kê ngành nghề có dƣ nợ vƣợt kế hoạch và thống kê các sai sót trong tác nghiệp hàng ngày của chi nhánh nhƣ cho vay với lãi suất vƣợt chi phí vốn cho phép, cho vay lãi suất ƣu đãi sai đối tƣợng khách hàng, điển hình nhƣ áp dụng mức lãi suất ƣu đãi của chƣơng trình tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn cho khách hàng DNVVN. Đối với mỗi một chỉ số cảnh báo, hệ thống đƣợc thiết kế cờ hiệu cảnh báo dễ nhận biết.
2.5.1.6. Xây dựng đƣợc hệ thống các quy định về tài sản bảo đảm chặt chẽ
Các quy định về tài sản bảo đảm đã đáp ứng đƣợc yêu cầu về tài sản bảo đảm là nhận tài sản có tính thanh khoản tốt, dễ quản lý và có tính pháp lý an toàn.
Thành tựu lớn nhất trong các quy định về tài sản bảo đảm là áp kết quả xếp hạng tín dụng gắn liền mức độ rủi ro của khách hàng với tài sản bảo đảm để tính toán số tiền vay của khách hàng. Rủi ro của khách hàng càng cao thì mức độ bảo đảm của tài sản càng chắc chắn để kiểm soát mức độ rủi ro tổng thể ở mức kế hoạch.
Xây dựng đƣợc hệ thống các phƣơng pháp định giá tài sản cụ thể, chi tiết áp dụng đối với từng loại tài sản để tạo sự chắc chắn về nguồn trả nợ thứ hai này.
Năm 2013, Vietinbank đã xây dựng đƣợc quy trình nhận các tài sản khó quản lý nhƣ quyền đòi nợ, bảo lãnh thanh toán, mở rộng danh mục tài sản có thể thế chấp để thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo đƣợc các tiêu chí về tài sản để giảm rủi ro. Đây là loại hình tài sản không mới, nhu cầu thế chấp của khách hàng nhiều vì phần lớn doanh nghiệp đều có khoản phải thu chiếm gần 30% tổng tài sản nhƣng từ trƣớc năm 2013, Vietinbank không cho phép nhận do không quản lý đƣợc tài sản. Vì vậy, xây dựng đƣợc quy trình quản lý các loại tài sản này là một bƣớc tiến lớn của Vietinbank.
2.5.1.7. Xây dựng quy trình hợp tác với Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản tài sản
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) có trụ sở chính tại TP. HCM, ra đời vào tháng 7/2000 nhƣng tới tháng 12/2012 các chi nhánh Vietinbank trên địa bàn TP. HCM mới bắt đầu có mối liên hệ với AMC lần đầu tiên thông qua quy trình phối hợp định giá với AMC. Đây là một bƣớc tiến trong việc định giá tài sản tách biệt với thẩm định tín dụng, nâng cao tính chắc chắn của rào cản rủi ro và theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, việc định giá tài sản qua AMC chỉ đƣợc coi là một căn cứ định giá của Vietinbank, nghĩa là cán bộ thẩm định vẫn phải định giá tài sản dựa trên các quy định hiện hành và chịu trách nhiệm về thẩm định tài sản, nhƣng lấy căn cứ định giá là kết quả định giá của AMC, chƣa hoàn toàn phân tách trách nhiệm về giá trị tài sản bảo đảm và trách nhiệm thẩm định cấp tín dụng. Hơn nữa, Vietinbank chỉ phối hợp với AMC trong vấn đề định giá tài sản đối với những tài sản có giá trị định giá và giá trị cho vay trên 2 tỷ đồng theo định giá sơ bộ của cán bộ thẩm định, chƣa có sự hợp tác toàn diện.
Mặc dù vậy, việc phân tách định giá tài sản với thẩm định tín dụng ở giới hạn số tiền cho vay trên 2 tỷ cũng hạn chế đƣợc việc cán bộ thẩm định cố ý định giá tài sản cao hơn giá trị thực để cho vay với số tiền lớn.
2.5.1.8. Thiết lập đƣợc hệ thống thông tin quản lý việc tuân thủ mức phân quyền phán quyết tín dụng quyền phán quyết tín dụng
Hệ thống quản lý khoản vay của Vietinbank đƣợc thiết kế đầy đủ các chức năng để thực hiện ngăn ngừa các khoản vay vƣợt mức phân quyền phán quyết, chƣa thông qua phê duyệt, cũng nhƣ các khoản vay sau khi hợp đồng tín dụng hết hiệu lực hoặc vƣợt quá số tiền cho vay đƣợc cấp. Với hệ thống này, Vietinbank có thể quản lý đƣợc rủi ro chi nhánh cố ý cho vay sai quy định, không thông qua các cấp phê duyệt.
2.5.2. Tồn tại trong hoạt động quản trị RRTD DNVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh
2.5.2.1. Mô hình Quản lý RRTD mới vận hành chƣa ổn định
Tháng 6/2013, mô hình quản trị RRTD tập trung mới chính thức đƣa vào hoạt động thí điểm tại 22 chi nhánh trên địa bàn TP. HCM, đến tháng 8/2013 toàn hệ thống có 52 chi nhánh tiến hành triển khai mô hình, định hƣớng đến hết quý I năm 2014 sẽ vận hành mô hình trên toàn hệ thống. Thời gian vận hành mô hình mới đƣợc 3 tháng nên còn nhiều sự bất ổn.
Thứ nhất, vấn đề về nhân sự: nhân sự Phòng thẩm định tín dụng kéo dài tại TP. HCM và Phòng kiểm tra kiểm soát tại các khu vực đòi hỏi có có kinh nghiệm và am hiểu về hoạt động tín dụng thực tế cũng nhƣ nắm kĩ quy trình, quy định của của Vietinbank nên chủ yếu nguồn tuyển dụng từ nội bộ là các CBTD có kinh nghiệm tại các chi nhánh. Vì vậy, khi mô hình đi vào hoạt động, nhân sự tại chi nhánh thiếu trầm trọng, đặc biệt là thiếu ở vị trí cán bộ tín dụng, việc tuyển mới và đào tạo CBTD tuy nhanh chóng và dễ dàng nhƣng kinh nghiệm đối với công việc tín dụng thật sự là rào cản của hiệu quả công việc đối với đội ngũ CBTD non trẻ.
Thứ hai, sự phản ứng tiêu cực từ khách hàng về chất lƣợng và thời gian phục vụ: Mặc dù đã thông qua đào tạo nhƣng vấn đề thật sự phát sinh khi vận hành mô hình là cán bộ ở từng vị trí chƣa nắm bắt đƣợc công việc để thực hiện trôi chảy dẫn đến sự phối hợp giữa các cán bộ ở từng vị trí công việc gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một khoản tín dụng phải thông qua nhiều phòng ban, bộ phận dẫn đến thời gian xử lý giao dịch kéo dài hơn so.
Thứ ba, về quy trình quy định: vì đang trong giai đoạn triển khai nên các quy trình quy định chƣa thật sự đầy đủ để xử lý các vấn đề phát sinh. Tuy quy định mới có hƣớng dẫn cụ thể nhƣng chƣa rõ ràng, đầy đủ, chƣa đổi mới hoàn toàn nên có sự chồng chéo nội dung với các quy định cũ gây ra hiểu không đúng và khó khăn trong việc áp dụng.
2.5.2.2. Chƣa xây dựng đƣợc phƣơng pháp đo lƣờng mức độ RRTD
Rủi ro tín dụng đƣợc đo lƣờng dựa vào hệ số nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh. Mức độ RRTD tiềm ẩn từ những sai phạm tính tuân thủ tại các chi nhánh đƣợc đánh
giá một cách cảm tính bởi nhân viên và Lãnh đạo Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực vì chƣa có một phƣơng pháp, bộ chỉ tiêu hay tiêu chí thống nhất để đo lƣờng mức độ rủi ro thông qua các sai phạm dẫn đến việc nhận dạng rủi ro chƣa chính xác nên cảnh báo và đề xuất ứng xử với rủi ro chƣa xác đáng, đầy đủ, hợp lý.
Vietinbank xếp hạng và phân loại chi nhánh chỉ dựa trên quy mô và lợi nhuận kế toán, chƣa dựa vào mức độ RRTD tiềm ẩn dẫn đến tình trạng chi nhánh đƣợc xếp hạng tốt trong quá khứ bị “vỡ nợ” trong hiện tại.
2.5.2.3. Hệ thống thông tin nội bộ chƣa hoàn thiện
Hệ thống thông tin chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu kịp thời cho việc luân chuyển hồ sơ giữa các phòng ban, thƣờng xuyên bị tắc nghẽn, quá tải và tạm dừng một số chức năng đột xuất dẫn đến tình trạng giao dịch phát sinh hàng ngày bị xử lý chậm, không đảm bảo tiến độ phục vụ khách hàng.
2.5.2.4. Hệ thống báo cáo giám sát RRTD chồng chéo
Hệ thống báo cáo giám sát RRTD đƣợc quy định theo mẫu chung của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Trụ Sở chính nhƣng chỉ dừng lại ở hình thức biểu mẫu, không có định hƣớng khung về nội dung báo cáo. Vì vậy, báo cáo đƣợc thực hiện theo ý kiến chủ quan của ngƣời lập gây khó khăn trong việc tổng hợp thông tin. Kì báo cáo chƣa đƣợc quy định thống nhất dẫn đến thông tin báo cáo bị trùng lắp, chồng chéo lẫn nhau, ý nghĩa thực tiễn thấp, làm giảm hiệu quả công việc của nhân viên do mất nhiều thời gian để thực hiện báo cáo.
2.5.2.5. Tồn tại trong kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng
Việc giám sát sau khi cho vay chủ yếu đƣợc thực hiện bởi CBTD, cán bộ phân tích thẩm định tại chi nhánh. Bộ phận kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh chỉ kiểm tra tuân thủ của giao dịch phát sinh, không thực hiện kiểm tra tuân thủ kiểm tra giám sát sau khi cho vay, đây là một khoảng trống trong kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay đƣợc thực hiện một cách sơ sài, hình thức, mang tính chất đối phó về bề mặt hồ sơ tín dụng do CBTD phải dành nhiều thời gian để hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh cao, do chƣa thực sự nhận thấy đƣợc tầm quan trọng hoặc có nhận thấy nhƣng lơ là, do tâm lý “ngại” thăm hỏi khách
hàng thƣờng xuyên nhƣng CBTD không có biện pháp khắc phục tâm lý cũng nhƣ phƣơng án xử lý khéo léo.
Cán bộ thực hiện kiểm tra giám sát sau khi cho vay chƣa có đủ kiến thức, năng lực để đánh giá tính hợp lý, phù hợp của thông tin khách hàng khi kiểm tra dẫn đến tình trạng thông tin bị khách hàng che giấu, lấp liếm nhƣng cán bộ không phát hiện ra đối với những đối tƣợng vay vốn là các mặt hàng khó kiểm soát nhƣ nông sản, than, thép, cáp, thiết bị điện… hoặc đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD khác nhau, khó phân biệt đƣợc đâu là đối tƣợng do Vietinbank tài trợ, đâu là do các TCTD khác tài trợ.
2.5.2.6. Tồn tại trong phân loại nợ tự động trên hệ thống
Phân loại nợ đƣợc thực hiện tự động trên thống quản lý khoản vay theo số ngày quá hạn thực tế theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, hệ thống không có chức năng duy trì nhóm nợ tự động sau khi khách hàng trả nợ vay và duy trì thời gian thử thách của khách hàng theo quy định. Khi khách hàng bị quá hạn và bị phân loại nợ vào nhóm nợ cao hơn, nhóm nợ sẽ đƣợc duy trì trên hệ thống cho đến khi khách hàng trả hết phần nợ quá hạn, phân loại nợ trên hệ thống tự động chuyển về nợ nhóm 1. Để duy trì thời gian thử thách, cán bộ tác nghiệp phải điều chỉnh thủ công trên hệ thống và theo dõi thời gian duy trì, khi hết hoặc cần phải kéo dài thời gian duy trì, cán bộ thực hiện điều chỉnh thủ công trên hệ thống.
2.5.2.7. Tồn tại trong xử lý nợ có vấn đề
Chƣa có biện pháp quyết liệt, triệt để, nhanh chóng trong vấn đề xử lý nợ: do trong quá trình kiểm tra giám sát sau khi cho vay, cán bộ chƣa nắm đƣợc hết tình