Các thách thức khi thực hiện phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 145)

IV. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.3.3. Các thách thức khi thực hiện phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở

thị ở thành phố Huế và một số nguyên tắc & hành động hỗ trợ

3.3.3.1. Các thách thức

Việc thực hiện các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc cấp đô thị không phải là một nhiệm vụ dễ dàng bởi do tồn tại một số rào cản về thói quen dùng nƣớc lãng phí cũng nhƣ nhiều chi phí liên quan đến công nghệ - kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Khi nghiên cứu tiềm năng thực hiện các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở một số nƣớc đang phát triển, Gidey (2006) cho rằng những quốc gia này sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn cần phải khắc phục. Đây là những quốc gia khó tiếp cận với các công nghệ tiết kiệm nƣớc tiên tiến, thiếu các nguồn hỗ trợ tài chính, thiếu một đội ngũ có chuyên môn và kỹ năng cũng nhƣ một thể chế xứng tầm để áp dụng các giải pháp một cách hiệu quả. Ngoài ra, một số thách thức lớn khác khi áp dụng các giải pháp quản lý nhu cầu ở những thành phố thuộc các nƣớc đang phát triển còn đƣợc Sharma và Vairavamoorthy (2009) của Viện Giáo dục Tài nguyên Nƣớc UNESCO - IHE tóm lƣợc nhƣ sau:

1) Khuynh hướng thiên về quản lý cung truyền thống, nghĩa là chỉ chú trọng đầu tư cho các công trình và kỹ thuật cấp nước nhưng lại bỏ qua các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch;

2) Chế tài không đủ mạnh và thiếu các ưu đãi nhằm khuyến khích công tác tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước cấp đô thị;

3) Vẫn còn định giá thấp về giá trị của nước sạch và chưa có sự hỗ trợ tài chính cho các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước đô thị. Nhiều công ty cấp nước được điều hành bởi chính phủ và được trợ giá;

4) Các ý tưởng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch thường tản mạn và đa phần tập trung cho các giải pháp công nghệ - kỹ thuật nhưng ít quan tâm đến các vấn đề văn hóa - xã hội.

Khi xem xét hiện trạng công tác quản lý nƣớc sạch đô thị hiện nay ở thành phố Huế, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một số thách thức đề cập dƣới đây khi áp

135

dụng các giải pháp quản lý nhu cầu:

- Khuynh hƣớng thiên về các đầu tƣ cho kỹ thuật và công trình cấp nƣớc, cụ thể là các nội dung chính trong Quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vẫn chủ yếu tập trung cho các công trình cấp nƣớc đô thị trên địa bàn toàn tỉnh và gia tăng tỷ lệ ngƣời dùng nƣớc. Điều này có nghĩa là việc đầu tƣ nghiên cứu và xây dựng các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị vẫn hoàn toàn vắng bóng trong quy hoạch;

- Vấn đề liên quan đến thể chế, cụ thể là sự chồng chéo trong quản lý nƣớc cấp đô thị hiện nay. Trong thời gian qua, các lĩnh vực hoạt động và quản lý của HUEWACO đang ngày càng đƣợc khuyếch trƣơng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, trong khi HUEWACO chịu trách nhiệm quản lý về công tác cấp nƣớc, Công ty Môi trƣờng và Công trình đô thị Huế lại đảm trách về lĩnh vực thoát nƣớc và giá bán nƣớc sạch lại do UBND tỉnh quyết định. Nếu những công việc liên quan nhƣ thế này đƣợc tập trung về một đầu mối và do HUEWACO quản lý thì chắc chắn công ty sẽ chủ động hơn nhiều trong công tác thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc cấp đô thị. Tuy nhiên, UBND tỉnh cũng cần phải có cơ chế quản lý thích hợp trong trƣờng hợp này để tránh tình trạng độc quyền trong kinh doanh;

- Tính nghiêm minh các quy định địa phƣơng hay còn gọi là văn bản pháp luật địa phƣơng. Hầu hết các chế tài của các địa phƣơng hiện nay chƣa đủ nghiêm và đủ mạnh, do vậy khó có thể áp đặt có hiệu quả các quy định về tiết kiệm nƣớc lên các đối tƣợng sử dụng nƣớc, nhất là nhóm đối tƣợng sản xuất và KD - DV. Lý do là bởi khuynh hƣớng cả nể và e ngại cản trở sự phát triển kinh tế của địa phƣơng vẫn còn rất phổ biến;

- Nhận thức và sự chấp nhận của xã hội và chính quyền địa phƣơng cũng sẽ là một thách thức không nhỏ cho công tác tiết kiệm nƣớc. Kết quả tham vấn ở một số đơn vị trực thuộc chính quyền thành phố cho thấy nhiều cán bộ vẫn còn nghĩ rằng không cần thiết phải thực hiện tiết kiệm nƣớc ở thành phố Huế vì nguồn nƣớc cấp

136

chủ yếu khai thác từ sông Hƣơng rất dồi dào; ngoài ra, giảm lƣợng nƣớc sử dụng sẽ làm giảm chất lƣợng cuộc sống. Một số cán bộ và nhân viên của HUEWACO lại cho rằng các đối tƣợng sản xuất và KD - DV dùng nƣớc càng nhiều càng tốt vì nhƣ vậy sẽ tạo thêm nguồn thu cho công ty để tái đầu tƣ. Hình 3.16 dƣới đây tóm lƣợc lại các thách thức của công tác quản lý nhu cầu ở thành phố Huế khi tiến hành thực hiện các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị.

Hình 3.16. Tích hợp các thách thức chung của công tác quản lý nhu cầu ở thành phố Huế vào mô hình công cụ chính sách

Ngoài những thách thức trên đây, thành phố Huế đến nay vẫn chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào để phân tích rõ các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng của công tác quản lý nhu cầu nƣớc cấp đô thị và làm rõ tính khả thi về kinh tế khi áp dụng các thiết bị tiết kiệm nƣớc. Thiếu sót này cần phải đƣợc giải quyết càng sớm càng tốt nhằm tạo cơ sở tuyên truyền và thuyết phục các nhà quản lý tài nguyên và các cấp chính quyền thành phố về tầm quan trọng của các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị.

Công cụ chính sách

Kinh tế Giáo dục nâng cao

nhận thức Thể chế

Các thách thức

Thiên về kỹ thuật công trình cấp nước Chồng chéo trong quản lý nước

Chế tài không đủ mạnh

Sự chấp nhận của xã hội và chính quyền

Mục tiêu Các thay đổi về hành vi Các thay đổi về kỹ thuật

137

3.3.4.2. Một số nguyên tắc và hành động hỗ trợ

Nhằm khắc phục những thách thức nêu trên, thành phố Huế cần có các nguyên tắc và hành động hỗ trợ khi triển khai áp dụng các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị. Theo khuyến nghị của IWA (2007), để đảm bảo thành công, công tác quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1. Quản lý nhà nước và các cam kết của chính quyền địa phương đóng vai trò trung tâm trong công tác quản lý nhu cầu nước sạch đô thị cũng như giải quyết các thách thức khi thực hiện các giải pháp;

Nguyên tắc 2. Ưu tiên nâng cao nhận thức của các nhà quản lý tài nguyên nước, quản lý cộng đồng, các cấp chính quyền về tầm quan trọng của công tác tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nước sạch;

Nguyên tắc 3. Đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan trong việc xây dựng và

thực hiện các giải pháp quản lý nhu cầu;

Nguyên tắc 4. Cần xem xét các yếu tố đặc thù về văn hóa và xã hội của địa phương

trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý nhu cầu;

Nguyên tắc 5. Các tiếp cận mang tính tự nguyện thường có hiệu quả kinh tế hơn so

với các quy định bắt buộc. Tuy nhiên, các nước đang phát triển nên áp dụng đồng thời cả hai cách tiếp cận vì ý thức tự nguyện của người dân chưa cao.

Ngoài các nguyên tắc cần đƣợc tuân thủ khi áp dụng các giải pháp quản lý nhu cầu, các chƣơng trình hành động cũng cần đƣợc thành phố thực hiện để trƣớc hết đƣa nhiệm vụ tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đi vào thực tiễn cuộc sống và sau đó là áp dụng hiệu quả các giải pháp quản lý nhu cầu. Căn cứ vào hiện trạng của quản lý nƣớc sạch đô thị hiện nay trên địa bàn thành phố Huế và các thách thức cho công tác tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc cấp đô thị, thành phố Huế cần ƣu tiên thực hiện các chƣơng trình hành động hỗ trợ sau đây:

138

trọng của công tác tiết kiệm và nâng cao hiệu quả nƣớc sạch cho các cấp của chính quyền thành phố để họ có thêm quyết tâm và cam kết đối với công tác quản lý nhu cầu nƣớc sạch. Công việc này nên kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tuyên truyền về tiết kiệm điện năng nhằm làm rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa tiết kiệm nƣớc và tiết kiệm điện;

- Tiến hành các dự án thí điểm kết hợp tiết kiệm điện và nƣớc ở các đơn vị trực thuộc của chính quyền thành phố. Trong các dự án thí điểm này, chính quyền thành phố cần ban hành danh mục các dụng cụ, thiết bị tiết kiệm điện, nƣớc đƣợc phép mua sắm; đồng thời yêu cầu những đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện quy chế tiết kiệm điện, nƣớc nội bộ và thực hiện kiểm toán sử dụng điện, nƣớc trong đơn vị;

- Tìm kiếm và xây dựng nguồn tài chính lâu dài cho các giải pháp quản lý nhu cầu. HUEWACO và chính quyền thành phố cần tăng cƣờng các hoạt động tìm kiếm các nguồn viện trợ không hoàn lại và các vốn vay ƣu đãi từ các tổ chức phi chính phủ và các quốc gia phát triển vì bảo tồn tài nguyên nƣớc là một trong những lĩnh vực luôn đƣợc ƣu tiên tài trợ. Ngoài ra, HUEWACO cũng nên dành riêng một nguồn kinh phí cho công tác quản lý nhu cầu từ vốn ngân sách của nhà nƣớc cấp cho công ty hay vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc;

- Kêu gọi và kết hợp với các tổ chức xã hội, tôn giáo, các Trung tâm nghiên cứu xã hội và phát triển cộng đồng để tiến hành các nghiên cứu xây dựng một “trách nhiệm tiêu dùng chuẩn mực” cho mọi tầng lớp nhân dân. ”Đạo đức tiêu dùng” này không chỉ đƣợc khuyến khích áp dụng cho nƣớc sạch hay điện năng mà còn đối với tất cả của cải vật chất trong xã hội.

- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị dựa vào cộng đồng để phát huy vai trò, quyền lợi và trách nhiệm liên quan của cộng đồng. Trong chƣơng trình này, thành phố Huế cần đề cao và tƣởng thƣởng xứng đáng các sáng kiến tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị trong cộng đồng;

139

đặc biệt khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong các chiến dịch vận động xã hội và phổ biến kiến thức cũng nhƣ các lợi ích của công tác quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị.

Những chƣơng trình hành động trên đây cần ƣu tiên thực hiện để đảm bảo công tác quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị gặt hái đƣợc thành công bƣớc đầu. Đồng thời, những chƣơng trình này cũng sẽ là những hỗ trợ quan trọng cho các chính sách và giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị về lâu dài cho thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Các nội dung trọng tâm và cũng là kết quả nghiên cứu của luận án đã đƣợc trình bày chi tiết trong chƣơng này; trong đó, nội dung quan trọng nhất tập trung cho việc đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị cho thành phố Huế. Một nét mới trong nghiên cứu của luận án là sau khi đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị, luận án đã làm rõ một số thách thức mà địa bàn nghiên cứu sẽ đối mặt khi áp dụng những giải pháp này vào thực tiễn, đồng thời kiến nghị một số nguyên tắc và hành động hỗ trợ thực hiện các giải pháp. Hai nội dung quan trọng khác bao gồm việc phân tích các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nƣớc sạch đô thị và đánh giá các tiềm năng tiết kiệm nƣớc sạch đô thị giúp nhấn mạnh sự cần thiết và tính khả thi của phƣơng thức quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở thành phố Huế. Nhƣ vậy, các nội dung chính của luận án có liên quan chặt chẽ với nhau để cùng nhau giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra theo 2 hƣớng tiếp cận: tiếp cận hệ thống theo mô hình DPSIR và tiếp cận theo hƣớng quản lý nhu cầu. Khung lôgic nghiên cứu của luận án ở Hình 3.17 tóm lƣợc lại tất cả các nội dung của luận án, mối liên hệ giữa chúng và các hƣớng tiếp cận mà luận án sử dụng để làm rõ những nội dung này.

140

Làm rõ sự cần thiết của quản lý nhu cầu ở TP Huế

Làm rõ tính thuyết phục của quản lý nhu cầu ở TP Huế Đề xuất các giải pháp QLNC

nƣớc sạch đô thị cho TP Huế

Hình 3.17. Khung lôgic nghiên cứu của luận án

Các mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNC

Tiếp cận hệ thống theo mô hình DPSIR

- Các quy hoạch phát triển dẫn đến sự gia tăng nhu cầu (Động lực);

- Các thách thức về nhu cầu dùng nƣớc và BVMT (Áp lực);

- Chất lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm hiện nay, hiện trạng cấp nƣớc sạch cho nông thôn, ... (Hiện trạng);

- Các tác động tiêu cực một khi nhu cầu tăng cao (Tác động);

- Quản lý nhu cầu nƣớc sạch (Đáp ứng).

Tiếp cận theo hướng quản lý nhu cầu

- Các tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nƣớc sạch đô thị của 3 nhóm đối tƣợng:

* Nhóm sinh hoạt hộ gia đình * Nhóm sản xuất

* Nhóm KD – DV

- Tiềm năng tiết kiệm nƣớc mƣa của 3 nhóm đối tƣợng dùng nƣớc.

Cơ sở khoa học

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhu cầu nói chung và quản lý nhu cầu nƣớc sạch đô thị nói riêng.

141

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Nhu cầu sử dụng nƣớc sạch đô thị của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng khá nhanh trong những năm qua. Tổng nhu cầu nƣớc sạch trên toàn tỉnh trong năm 2011 vào khoảng 43 triệu m3, tăng hơn gấp đôi so với năm 2002. Dự báo nhu cầu nƣớc sạch đô thị theo phƣơng pháp đầu ngƣời, ngoại suy và TCXDVN 33:2006/BXD cho biết vào năm 2020, tổng nhu cầu dùng nƣớc của Thừa Thiên Huế sẽ vƣợt quá 500.000 m3/ngày, tăng hơn 2,5 lần so với tổng công suất của các nhà máy nƣớc hiện nay trên toàn tỉnh (185.000m3/ngày).

2. Nhu cầu nƣớc sạch đô thị ở Thừa Thiên Huế tăng cao đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực lên môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội. Các tác động tiêu cực đáng chú ý đối với môi trƣờng tự nhiên bao gồm suy giảm dòng chảy tối thiểu ở các con sông, gia tăng lƣợng bùn thải và nƣớc thải gây ô nhiễm các thủy vực, nhiễm mặn và ô nhiễm các nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt ở một số khu vực, ... Về kinh tế - xã hội, nhu cầu dùng nƣớc tăng cao tạo ra nhiều áp lực lên chi phí đầu tƣ mở rộng hệ thống cấp nƣớc trên toàn tỉnh và đảm bảo tính công bằng xã hội trong công tác cấp nƣớc cho các khu vực nông thôn.

3. Kết quả điều tra của 500 hộ gia đình ở thành phố Huế cho thấy các thiết bị tiết kiệm nƣớc còn ít phổ biến, tính khả thi kinh tế khi sử dụng những thiết bị này tƣơng đối cao (thời gian hoàn vốn trong khoảng từ 0,7 tháng đến 3 năm), thói quen và ý thức sử dụng tiết kiệm nƣớc của ngƣời dân còn nhiều bất cập, ... Hai nghiên cứu điển hình ở FIDECO và Khách sạn Xanh đều cho thấy có nhiều giải pháp đơn giản để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc sạch đô thị. Các kết quả tính toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước sạch đô thị ở thành phố Huế theo hướng quản lý nhu cầu (DSM) (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)