Vận đơn sử dụng trong giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 50)

11/ Miễn trách của ngƣời vận chuyển.

1.8 Vận đơn sử dụng trong giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển

hóa bằng đƣờng biển

Trong vận chuyển hàng hóa đường biển, tồn tại rất nhiều loại chứng từ vận chuyển khác nhau do người chuyên chở cấp nhằm xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Chứng từ vận chuyển gồm nhiều loại, ví dụ:

Vận đơn đường biển (Bill of Lading) Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill) Phiếu gửi hàng (Shipping note)

Bảng tính thưởng phạt bốc dỡ (Time-sheet)

50

Trong các giấy tờ đó, vận đơn là chứng từ quan trọng, luôn được lập một cách tỉ mỉ, chi tiết để tránh gây ra những tranh chấp sau này. Pháp luật quốc tế điều chỉnh về vận đơn gồm có: Các quy tắc của Ủy ban hàng hải quốc tế về vận đơn điện tử năm 1990, Công ước Hamburg năm 1978, quy tắc Hague, Hague-Visby...

Vận đơn là một loại chứng từ vận chuyển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng. Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam, vận đơn có ba chức năng:

Thứ nhất, "Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng". Do đó, vận đơn nói rõ tình trạng của hàng hóa được đưa lên tàu và tình hình của việc xếp hàng lên tàu.

Theo Ts Nguyễn Như Tiến, vận đơn còn có chức năng như một biên lại nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. Vì vậy, vận đơn xác nhận việc người chuyên chở đã nhận hàng và hợp đồng đã được ký kết. Vì vậy, người chuyên chở phải có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, bảo quản hàng hóa một cách mẫn cán. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm với việc hư hỏng, mất mát hàng hóa trừ trường hợp miễn trách do pháp luật quy định. Họ sẽ chỉ giao hàng cho ai xuất trình biên lai đó và hoàn thành trách nhiệm khi thu hồi được vận đơn gốc.

Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có "trình trạng bên ngoài thích hợp".

Thứ hai, "Vận đơn là bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng", hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Cũng nhờ chức năng này, người ta có thể mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng tờ vận đơn, việc này có thể được thực hiện nhiều

51

lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người vận chuyển giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến. Việc chuyển nhượng vận đơn theo lệnh giống như hối phiếu theo lệnh: bằng phương pháp ký hậu thông thường.

Thứ ba, "Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển". Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ, các bên được quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng. Do vậy, trong những trường hợp hợp đồng được giao kết bằng miệng, hoặc có sự cam kết (từ phía người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tàu. Sự cam kết này được ghi bằng một văn bản, gọi là giấy lưu cước (bookinh note). Lúc đó, vận đơn chính là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.

Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người vận chuyển cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận chuyển đã được ký kết.

Vận đơn là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng, vì vậy, trên vận đơn, không nhất thiết nhưng nên có những điều khoản về việc giải quyết tranh chấp phát sinh.

Phân loại vận đơn:

Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:

52

- Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá thì vận đơn được chia thành hai loại: vận đơn đã xếp hàng và vận đơn nhận hàng để xếp.

- Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn được chia thành ba loại: vận đơn đích danh, vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình và vận đơn theo lệnh.

- Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo.

- Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn được chia thành: vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt và vận đơn vận tải liên hợp hay vận tải đa phương thức.

- Nếu căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở lại có vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến hay vận đơn container.

- Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc và vận đơn copy.

Tuy nhiên, theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm, vận đơn được ký phát dưới ba dạng: vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading), vận đơn theo lệnh (B/L to order of) và vận đơn xuất trình (B/L to bearer)

Vận đơn đích danh là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên người nhận hàng. Vận đơn này ít được dùng vì nó không được chuyển nhượng theo phương pháp thông thường. Và việc chuyển nhượng phải tuân thủ theo luật hoặc tập quán.

Vận đơn theo lệnh là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng.Trên vận đơn đó có thể ghi: “to order of consignee”(theo lệnh của người nhận hàng), “to order of shipper” (theo lệnh của người xếp hàng), “to order of the bank” (theo lệnh của ngân hàng). Trong trường hợp vận đơn theo lệnh không

53

ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người gửi hàng được coi là người có quyền phát lệnh trả hàng

Vận đơn xuất trình là vận đơn mà trong đó không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng. Như vậy, người vận chuyển sẽ giao hàng cho người cầm giữ và xuất trình vận đơn.

Nội dung của vận đơn: Vận đơn đường biển có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu thường gồm hai mặt có nội dung chủ yếu sau: Mặt thứ nhất của vận đơn gồm các cột in sẵn để trống để người lập vận đơn điền các thông tin cần thiết. Mặt thứ hai của vận đơn, các hãng tàu sẽ in các điều kiện chuyên chở hoặc cũng có thể để trắng. Người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt thứ hai thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người vận chuyển, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản miễn trách nhiệm của người vận chuyển...Mặc dù do các hãng tàu nghĩ ra nhưng nội dung của nó phù hợp với quy định của các Công ước, tập quán Quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Điều 87 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định nội dung của vận đơn. Hiện nay có hai nguồn luật Quốc tế chính điều chỉnh vận đơn đường biển:

Quy tắc Hague-Visby và 02 Nghị định thư bổ sung, sửa đổi Quy tắc này quy định những vấn đề liên quan đến giới hạn trách nhiệm bồi thường, đồng SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) thay thế cho đồng Phơ-răng Pháp để tính toán bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá. Quy tắc Hague- Visby không quy định nội dung của vận đơn cụ thể và chi tiết như Bộ luật Hàng hải Việt Nam nhưng quy định vận đơn bắt buộc phải có ba nội dung dưới đây:

54

Số lượng kiện hoặc chiếc hoặc số lượng hoặc trọng lượng theo như văn bản do người gửi dàng cung cấp

Tình trạng bề ngoài và đặc điểm của hàng hóa.

Quy tắc Hamburg năm 1978 quy định thời gian khởi kiện, giới hạn trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với hàng hoá của người vận chuyển tăng lên so với Quy tắc Hague-Visby.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định nội dung của vận đơn, tuy nhiên những điều nêu ra tại điều 87- nếu thiếu nó thì cũng không làm mất đi giá trị pháp lý của vận đơn. Điều đó xảy ra khi vận đơn vẫn thỏa mãn điều 73 của bộ luật. Tức là vận đơn có giá trị pháp lý khi nó thể hiện được ba chức năng của vận đơn như đã trình bày phần trên.

Giấy gửi hàng đƣờng biển (Sea waybill):

Một loại chứng từ vận tải đang dần phổ biến trong thực tiễn thương mại và vận tải hàng hóa. Nó có thể thay thế được cho Vận đơn đường biển (B/L) và có chức năng tương tự như B/L đó là Giấy gửi hàng đường biển. Sử dụng Giấy gửi hàng đường biển có thể khắc phục được những tồn tại đã phát sinh của B/L.

Pháp luật Quốc tế tồn tại Các quy tắc thống nhất của Ủy ban hàng hải quốc tế về giấy gửi hàng đường biển. Theo đó, Công ước này được áp dụng khi được đưa vào một hợp đồng vận chuyển mà hợp đồng này không dùng vận đơn đường biển hoặc một chứng từ xác nhận sở hữu, dù hợp đồng đó có được làm bằng văn bản hay không. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) cũng dành riêng một điều (điều 21) quy định về “giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng được”. UCP chỉ áp dụng trong thanh toán Quốc tế, không áp dụng trong thanh toán nội địa. Pháp luật Việt Nam không có quy định về loại chứng từ này.

55

Vận đơn so với Sea waybill có một số sự khác nhau chính sau:

Vận đơn có ba chức năng nhưng sea waybill chỉ có hai. Sea waybill không có chức năng lưu thông. Vì vậy mà việc giao hàng căn cứ vào người có tên ghi trong Sea waybill chứ không căn cứ vào vận đơn gốc. Và theo Quy tắc của Liên hợp quốc (CMI) về Sea waybill thì người vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm về việc giao hàng sai nếu có thể chứng minh rằng mình đã thực hiện sự cẩn trọng hợp lý để xác định rằng người tự nhận mình là người nhận hàng trong thực tế đúng là người nhận hàng. Người nhận hàng phải là người có tên trên Sea waybil.

Sea waybill được gửi theo tàu còn vận đơn thì được người thuê vận chuyển gửi cho người nhận hàng. Do đó Sea way bill được đánh giá là linh hoạt hơn: khi tàu đến cảng, sea waybill cũng đến cảng, và người nhận hàng chỉ việc xuất trình chứng từ có chứng minh mình đúng là người nhận hàng thì sẽ được nhận hàng.

Mặc dù hiện nay, Sea waybill chưa thực sự phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng việc sử dụng loại chứng từ này đã được Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc ủng hộ và được coi là “sự phát triển quan trọng đối với nền mậu dịch thế giới”[6].

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)