QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNGKHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

KẾT LUẬN CHƢƠN G

QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNGKHOÁN VIỆT NAM

Trải qua 8 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã từng bước phát triển, dần tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho công cuộc phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của thị trường, hoạt động của các Công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư ngày một lớn mạnh, trên cơ sở văn bản pháp lý ngày càng hoàn thiện, đảm bảo cho các hoạt động này tuân thủ theo quy định với những chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kể từ khi Công ty quản lý quỹ đầu tiên được thành lập vào tháng 7/2003 đến nay, đã có 34 Công ty quản lý quỹ được cấp phép hoạt động. Sau 5 năm hoạt động, ngành quản lý tài sản đã ngày một trưởng thành. Các Công ty quản lý quỹ hoạt động năng động hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn và quản lý khối lượng tài sản ngày càng lớn hơn, đóng góp một cách mạnh mẽ vào sự phát triển của TTCK Việt Nam.

Đối với công chúng đầu tư, các Công ty quản lý quỹ đã thiết kế và đưa ra nhiều loại hình quỹ khác nhau tùy theo mức độ chịu đựng rủi ro của các nhà đầu tư, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng đầu tư. Tính cho tới thời điểm hiện nay, các Công ty quản lý quỹ đã huy động và thành lập 04 Quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, 16 quỹ thành viên. Đồng thời cũng đã quản lý tài sản cho hàng trăm khách hàng ủy thác theo các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư. Tính tới tháng 5/2008, tổng giá trị tài sản, bao gồm 20 quỹ đầu tư và các hợp đồng quản lý tài sản, hệ thống các Công ty quản lý quỹ đã huy động và quản lý 51.416 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 3,2 tỷ USD.

TTCK Việt Nam hiện nay đã có gần 400.000 tài khoản giao dịch. Với đa phần là các tài khoản của nhà đầu tư cá nhân, năng lực tài chính hạn chế, khả năng chịu đựng rủi ro không cao và dễ bị chi phối bởi tâm lý đầu tư theo phong trào. Hiện tại,

sự tham gia của các tổ chức đầu tư lớn còn chưa nhiều. Do vậy, việc phát triển các nhà đầu tư tổ chức, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp là hết sức cần thiết trong thời gian tới. Mục tiêu phát triển ngành quản lý tài sản trong tới gian tới là:

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Công ty quản lý quỹ, nâng tiêu chí thành lập Công ty quản lý quỹ nhằm đảm bảo các Công ty quản lý quỹ được cấp phép có đủ năng lực cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ, uy tín để cung cấp dịch vụ quản lý tài sản của khách hàng, quản lý quỹ đầu tư, đảm bảo sự phát triển ngành quản lý tài sản tăng nhanh nhưng phải bền vững và an toàn, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK Việt Nam.

- Khuyến khích phát triển, đa dạng hóa các quỹ đầu tư chứng khoán, các sản phẩm đầu tư mới như quỹ đầu tư dạng mở, tạo cơ sở để phát triển các sản phẩm liên kết đầu tư, kết nối chứng khoán với bảo hiểm, các quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí cộng đồng; các quỹ đầu tư dạng pháp nhân (công ty đầu tư chứng khoán).

Để làm được điều này các QĐTCK cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, nhất là các quy định pháp luật. Việc khái quát quá trình phát triển pháp luật QĐTCK phù hợp với quá trình phát triển của TTCK nước ta là cần thiết để chỉ ra những bất cập, hạn chế trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật QĐTCK trên cơ sở đó hình thành những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật QĐTCK trong giai đoạn hiện nay.

2.1. PHÁP LUẬT QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN TRƢỚC KHI LUẬT CHỨNG KHOÁN CÓ HIỆU LỰC (1998-2006)

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)