6. Kết cấu luận văn
2.2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch miệt vƣờn của thành phố Cần Thơ
Tài nguyên du lịch thành phố Cần Thơ đƣợc chia làm 2 nhóm là TNDLTN và TNDLNV. Sự đa dạng của TNDLTN (địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên sinh vật...) lẫn nguồn TNDLNV (các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, những phong tục tập quán, nghề và làng nghề thủ công truyền thống)... là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển DLMV.
- Tài nguyên tự nhiên
Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đất đông dân, trù phú bậc nhất của cả nƣớc, đƣợc mệnh danh là "vựa lúa" của Việt Nam. Vị trí địa lý quan trọng chiến lƣợc của Cần Thơ đƣợc khẳng định bởi đây là nơi hội tụ của các tuyến giao thông quan trọng của vùng, của cả nƣớc cũng nhƣ quốc tế cả đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không.
Cần Thơ nhìn chung có địa hình bằng phẳng, không có núi, đồi nhƣng rất nhiều kênh rạch. Địa mạo Cần Thơ chia thành ba dạng chính: dạng đê tự nhiên ven sông Hậu (các dải đất cao và cù lao dọc sông Hậu); dạng đồng lũ nửa mở thuộc vùng tứ giác Long Xuyên (chịu ảnh hƣởng trực tiếp của lũ hàng năm); và đồng bằng châu thổ có hƣờng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam (chủ yếu chịu ảnh hƣởng của triều).
Cần Thơ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt là mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Lƣợng mƣa trung bình từ 1548 - 1840mm, phân bố không đều, mƣa tập trung nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10 (300mm/tháng). Nhiệt độ không khí ở Cần Thơ cao đều trong năm, dao động trong khoảng 24 - 290C, nhiệt độ trung bình trong khoảng 26,8 - 280C. Tháng nóng nhất là tháng 7 và mát nhất là tháng 12.
Với địa hình nhiều sông, kênh rạch, Cần Thơ có tổng chiều dài dòng chảy trên địa bàn thành phố lên tới trên 3400km, mật độ 1,8km/km2. Dòng chính là sông Hậu có chiều dài 55km. Do ảnh hƣởng của lũ hàng năm, khu vực ngập sâu (trên
1m) chiếm diện tích khoảng 9.700-35.600ha; khu vực ngập trung bình (từ 0,5-1m) có diện tích 87.800-88.400ha.
Cần Thơ có diện tích tự nhiên 140.894,92ha (niên giám thống kê 2012), trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất 81,69% (115.091,52ha) trong đó chủ yếu là đất trồng lúa (trên 92 ngàn ha). Diện tích sông rạch chiếm 5,33% tổng diện tích tự nhiên toàn thành.
Cần Thơ có nguồn nƣớc ngọt dồi dào. Tuy nhiên hiện nguồn nƣớc ngầm đã có hiện tƣợng ô nhiễm nhẹ, chủ yếu do khai thác không đúng kỹ thuật.
Nhìn chung, nét độc đáo của thành phố Cần Thơ là vùng đồng bằng sông nƣớc với hệ thống sông Cửu Long và kênh, rạch dày đặc, không có nóng oi bức và ít ảnh hƣởng của bão, khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, rất thuận tiện cho nghề trồng cây ăn trái xanh tốt quanh năm, hệ thống sông, kênh rạch dày đặc đã góp phần hình thành các chợ nổi trên sông. Hình thức họp chợ trên sông và các vƣờn cây trĩu quả là các thắng cảnh về văn hóa tự nhiên có sức hấp dẫn khách rất lớn. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Cần Thơ có đầy đủ tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch miệt vƣờn.
- Tài nguyên du lịch sinh thái miệt vƣờn Cần Thơ
Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ có tƣơng đối đầy đủ các tài nguyên du lịch điển hình của vùng gắn với ruộng vƣờn, sông nƣớc, cồn, cù lao...
Các vƣờn cây ăn trái, nhà vƣờn có kinh doanh du lịch hiện có tƣơng đối nhiều ở Cần Thơ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Phong Điền, Cái Răng, một số ít khác nằm ở Bình Thủy, Thốt Nốt. Tổng số hiện có 12 điểm nhà vƣờn đang hoạt động, trong đó 6 điểm có cung cấp dịch vụ lƣu trú. Hiện các nhà vƣờn có kinh doanh du lịch gồm: Mỹ Khánh, Giáo Dƣơng, Vũ Bình, Mƣời Cƣơng, Ba Xinh, chị Thơm, anh Hoàng Anh (Phong Điền); Út Trung, Cái Nai (Cái Răng); Ba Cống, Gia Trang Quán (Bình Thủy); Vƣờn cò Bằng Lăng, vƣờn ông Sáu Tia (Thốt Nốt)... Ngoài ra còn một số điểm kinh doanh homestay nhƣ Út Hoài tại quận Ninh Kiều, Hƣng (Cái Răng) và Hoa Sen Mekong ở Thốt Nốt. Vƣờn Ba Láng sau thời gian
thiếu đầu tƣ, bảo trì duy tu, và kinh doanh không hiệu quả, hiện đã xuống cấp, dừng hoạt động.
Qua phân tích thực tế hoạt động kinh doanh và thị trƣờng của các nhà vƣờn cho thấy:
- Vƣờn Mỹ Khánh có quy mô lớn nhất và hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Điểm vƣờn Mỹ Khánh đƣợc đầu tƣ lớn trong thời gian dài với hình thức "trình diễn" mô phỏng thực tế. Một số khu chức năng của Mỹ Khánh tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, nhà hàng, có tổ chức các sự kiện nhƣ cƣới hỏi. Khu vực mới của Mỹ Khánh, với sự hỗ trợ của Danida có một số phòng nghỉ khách sạn thiết kế theo dạng homestay có chất lƣợng mỹ thuật tƣơng đối tốt. Với đặc thù các sản phẩm và hoạt động hiện nay, Mỹ Khánh rất thành công với thị trƣờng nội địa và thực tế vẫn cho thấy thị trƣờng nội địa là hƣớng khai thác chính và lâu dài của khu du lịch này.
- Vƣờn Ba Cống: điểm nhà vƣờn Ba Cống rất thành công với thị trƣờng khách quốc tế do đã có kinh nghiệm đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng quốc tế đòi hỏi sự yên tĩnh, và đúng không khí của một nhà vƣờn đồng bằng sông Cửu Long điển hình. Điểm nhà vƣờn Vàm Xáng cũng tƣơng tự nhƣ điểm Ba Cống. Nét độc đáo ở đây là các giống cây ăn trái, phƣơng thức trồng "hữu cơ" an toàn với ngƣời sử dụng và thân thiện với môi trƣờng. Đây cũng là điểm nhà vƣờn đƣợc đánh giá cao.
- Vƣờn cò Bằng Lăng thuộc xã Thới Thuận, Quận Thốt Nốt; đây là một trong những sân chim lớn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo đƣờng từ Cần Thơ về Long Xuyên, qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vƣờn cò Bằng Lăng chạy dọc theo bờ sông. Du khách đến thăm vƣờn cò sẽ thấy hàng vạn con cò đủ loại: cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc... Trong vƣờn có đài quan sát bằng tre cao chừng 3m, từ đó du khách có thể quan sát khắp vƣờn cò trong khung cảnh làng quê thanh bình của đồng bằng sông Cửu Long.
- Điểm vƣờn Sơn Ca (nơi có rƣợu mận 6 Tia) đã từng khai thác du lịch tƣơng đối thành công, tuy nhiên công tác bảo trì, duy tu và định hƣớng phát triển
chƣa phù hợp, nên hiện đã gần nhƣ không hoạt động, chủ yếu chỉ kinh doanh vào dịp lễ Tết.
Cần Thơ có 4 cù lao, cồn lớn trên sông Hậu là: cồn Ấu, cồn Khƣơng, cồn Sơn và cù lao Tân Lộc. Trong đó lớn nhất cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt) có diện tích trên 3200ha. Trên cù lao Tân Lộc có nhiều vƣờn cây ăn trái, nhà cổ có khả năng khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên tiềm năng này sẽ trở nên hiện thực hơn khi các tuyến du lịch đƣờng sông trên sông Hậu phát triển mạnh mẽ.
Cồn Khƣơng hiện đã có cầu với thành phố, sự phát triển của cồn Khƣơng sẽ theo hƣớng phát triển đô thị cũng nhƣ các dịch vụ gắn với đô thị.
Cồn Sơn và cồn Ấu là hai cồn nhỏ nhất, nhƣng có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch. Cồn Sơn có diện tích khoảng 60ha. Địa hình vẫn chƣa thực sự ổn định. Trên cồn Sơn có thể phát triển du lịch sinh thái sông nƣớc cộng đồng và một số các khu nghỉ dƣỡng dạng sông nƣớc trên cơ sở tận dụng và phát huy các tuyến rạch hiện có. Cồn Ấu với diện tích gần 150ha, là cồn đẹp nhất trong chuỗi các cồn trên sông Hậu. Đặc biệt cầu Cần Thơ chạy cắt ngang cồn cũng là một nét độc đáo của cồn Ấu. Điều kiện tự nhiên và vị trí Cồn Ấu phù hợp để xây dựng tổ hợp du lịch lớn, có thể bao gồm cả các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp của Cần Thơ. Hiện tập đoàn Novaland đã bƣớc đầu triển khai thực hiện dự án tại đây.
Bên cạnh các tài nguyên du lịch nhà vƣờn, sông nƣớc, Cần Thơ cũng có nhiều khu vực trồng lúa có cảnh quan thanh bình có khả năng khai thác nhằm đa dạng hóa hoạt động du lịch. Các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp nằm dọc tuyến tỉnh lộ 922 từ quận Ô Môn qua các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.
- Tài nguyên nhân văn
+ Các di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi dân tộc, nó thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Nói một cách khác, di tích lịch sử – văn hoá là những không gian
vật chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, về văn hoá do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Theo thông tin từ Sở VH-TT&DL thành phố Cần Thơ, Sở vừa công bố quyết định danh mục 22 di tích cấp Quốc gia và thành phố.
10 di tích cấp quốc gia bao gồm
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Thủy, di tích lịch sử cơ quan đặc ủy An Nam cộng sản Đảng Hậu Giang (1929 – 1930), chùa Nam Nhã, mộ nhà thơ Phan Văn Trị, chùa Long Quang, chùa Hội Linh, chùa Ông, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Khám Lớn, nhà thờ họ Dƣơng
Các di tích tiêu biểu thu hút khách du lịch
Đình Bình Thủy: Đình toạ lạc tại quận Bình Thuỷ, trên quốc lộ 91 theo hƣớng Long Xuyên, cách thành phố Cần Thơ 5km. Đây là ngôi đình có quy mô diện tích vào loại lớn nhất trong các đình làng tại thành phố Cần Thơ (trên 4.400m2). Đƣợc xây dựng từ năm 1844 từ khi mảnh dất này còn rất ít ngƣời sinh sống, lúc đó đình chỉ cất bằng cây, là phục vụ cho nhu cầu tâm linh của những ngƣời dân quanh vùng. Vua Tự Đức sắc phong Đình là “Thần Hoàng Bổn Cảnh” vào năm Nhâm Tý 1852. Đến năm 1909, Đình đƣợc cất lại to đẹp hơn và hoàn thành năm 1910, đƣợc bảo tồn cho đến ngày nay. Đình đƣợc xây theo hình chữ Nhất, mặt hƣớng ra sông Bình Thuỷ. Lối dẫn vào Đình có phù điêu, chạm nổi hình rồng, kỳ lân. Mái Đình lợp ngói, có 6 hàng cột tròn bằng gỗ quý nâng đỡ. Các bộ phận vì kèo kết cấu theo lối “thƣợng lầu, hạ hiên ”. Đình thờ nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân, chí sĩ của ba miền. Vào các ngày lễ hội, nơi đây diễn các nghi thức lễ trang nghiêm, ngƣời dân tụ hội rất đông để xem và tham gia các trò chơi dân gian. Hội cúng Đình diễn ra vào các ngày 14, 15, 16 tháng Tƣ (âm lịch), và 14, 15 tháng Chạp (âm lịch), vào những ngày hội cúng đình thu hút rất đông du khách trong toàn thành phố cũng nhƣ các nơi đổ về.
Nhà cổ Bình Thủy: Ngôi nhà cổ xây dựng năm 1870, tọa lạc ở 26/1A đƣờng
Bùi Hữu Nghĩa là một trong tứ dinh lộng lẫy nhƣng hài hòa mang vẻ đẹp đặc trƣng của vùng châu thổ Nam Bộ. Tên chính thức của nhà cổ Bình Thủy là Dƣơng Phủ
( còn có tên gọi là Vƣờn Lan). Dƣơng phủ là tƣ dinh của ông Hội đồng Dƣơng Chấn Ký, một thƣơng nhân trí thức, nổi tiếng giàu có, hào hoa từ nghề buôn bán mễ cốc khắp Cần Thơ. Cho đến nay ngôi nhà là địa điểm tham quan hấp dẫn du khách, là một trong mƣời lý do để du khách đến đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Ông: Chùa Ông nằm trên đƣờng Hai Bà Trƣng thuộc phƣờng Tân An,
quận Ninh Kiều. Đây là nơi sinh hoạt tín ngƣỡng và văn hóa của ngƣời Hoa tại Cần Thơ. Chùa đƣợc xây dựng năm 1894 - 1896 trên khu đất có diện tích 532 m2, đến nay chùa vẫn giữ đƣợc gần nhƣ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo từ lúc xây dựng ban đầu. Tọa lạc tại bến Ninh Kiều, Chùa Ông có kiến trúc độc đáo hình chữ Quốc với sân Thiên tĩnh. Trong chùa có chuông đồng cổ đúc năm 1892. Chùa thờ các vị thần Long Mã tƣớng quân, Quan Thánh đế quân (Quan Công), bà Thiên Hậu, Phật bà quan âm. Ngoài các lễ hội trong năm thì ngày Tết là lễ hội lớn nhất với nhiều đèn hoa rực rỡ và hàng nghìn ngƣời đến tham quan, hái lộc.
Di tích Khám Lớn: Di tích tọa lạc tại số 8, đƣờng Ngô Gia Tự, phƣờng Tân
An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đây là nhà tù do Pháp xây dựng năm 1886, trên diện tích 3.762m2. Nhà tù đƣợc xây dựng biệt lập ngăn cách với khu dân cƣ và công sở bằng các lộ giới lớn có tƣờng cao bao bọc, có cốt gác để kiểm soát tù nhân. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nơi đây đƣợc đổi tên thành Trung tâm cải huấn. Khám lớn Cần Thơ đã đƣợc công nhận là di tích cấp quốc gia vào ngày 28-06-1996, là di tích cấp quốc gia nên nơi đây cũng thu hút một lƣợng khách du lịch khá lớn mỗi năm, chủ yếu là phục vụ cho việc tham quan nghiên cứu học tập.
Chùa Nam Nhã: Chùa nằm tại số nhà 612 đƣờng Cách Mạng Tháng Tám,
phƣờng An Thới, quận Bình Thủy. Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sƣ nên còn đƣợc gọi là chùa Minh Sƣ. Trƣớc đây, chùa là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đƣờng và là nơi liên lạc, hội họp của các phong trào đấu tranh chống Pháp. Chùa là nơi hoạt động của các sỹ phu yêu nƣớc trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội. Ngày nay, du khách đến đây không chỉ thƣởng thức vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm của chùa mà còn để tìm hiểu và có thêm thông tin về các hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nƣớc trong phong trào Đông
Du, của Đặc ủy Hậu Giang và Xứ ủy Nam kỳ trong những năm đầu đấu tranh của Cách mạng Việt Nam.
Thiền viện trúc lâm Phƣơng Nam: Thiền viện trúc lâm Phƣơng Nam đã
khánh thành vào tháng 5/2014. Thiền viện nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền. Đây là một công trình tôn giáo quan trọng, có khả năng thu hút khách du lịch tâm linh quan trọng bên cạnh hệ thống các công trình tôn giáo khác của Cần Thơ. Với Thiền viện, hệ thống sản phẩm du lịch của Cần Thơ sẽ trở nên hoàn thiện hơn với tiềm năng phát triển du lịch tâm linh.
+ Các lễ hội
Cần Thơ cũng có nhiều lễ hội cũng nhƣ văn hóa ẩm thực hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. Một số lễ hội có tiếng nhất của Cần Thơ là:
Lễ hội đình Bình Thủy: 14-15 tháng 12 và 12-14 tháng 4 Âm lịch
Lễ hội chùa Ông: Không kể 4 ngày Tết, chùa Ông có 4 lễ chính vào các ngày: mồng 2 tháng 2 âm lịch: ngày vía ông Bổn; 23 tháng Ba âm lịch: ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu; 24 tháng Sáu âm lịch: cúng Quan Công và 22 tháng Bảy âm lịch: cúng Thần Tài
Lễ Cholchonam Thomay: Đây là lễ đón năm mới của đồng bào ngƣời Khmer
vào 3 ngày 13, 14, 15 tháng Ba âm lịch; lễ đƣa nƣớc - Okombook vào tháng 10 âm lịch; lễ cúng ông bà - Dolta vào tháng 8 âm lịch đƣợc tổ chức tƣơi vui tại tất cả các chùa Khmer.
Cần Thơ có khá nhiều sản phẩm ẩm thực nổi tiếng mang tính truyền thống của khu vực đồng bằng sông Cửu long đƣợc nhiều ngƣời biết đến, trong đó tiêu biểu có thể thấy nhƣ: cháo cá lóc rau đắng đồng, cá lóc nƣớng trui, canh chua cá linh bông so đũa, chè bƣởi Cần Thơ, bánh cống Cần Thơ, bánh tét lá cẩm, bánh xèo nam bộ, nem nƣớng Thanh Vân... Gần đây rƣợu mận Sáu Tia cũng thu đƣợc nhiều sự quan tâm của thị trƣờng qua các đợt triển lãm trên cả nƣớc.
Thành phố Cần Thơ có một số làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể kết hợp khai thác nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng nhƣ phát triển hoạt động mua sắm của du khách.
Hiện Cần Thơ có Hợp tác xã Kim Hƣng tại phƣờng Thƣờng Thạnh, Quận Cái Răng chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ mây tre, lá, lục bình, cói, tạo