Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tiếp theo, các dự kiến về các khoản thu nhƣ thuế, phí, lệ phí, … và các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển, … Lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cũng nhƣ làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả nhƣ vậy chất lƣợng của công tác quản lý ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán.
106
- Theo Luật Ngân sách hiện hành thì lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phƣơng trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, song với thực trạng trong khâu lập dự toán cấp huyện tại tỉnh Hƣng Yên cần phải hạn chế ngay tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, thiếu định mức, xa rời khả năng ngân sách, nộp dự toán chậm.
- Lập dự toán NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trƣớc, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán NSNN phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính.
- Lập dự toán NSNN phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian. Đối với số thu của các doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách; cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế giá trị gia tăng đƣợc hoàn theo chế độ; Gửi cơ quan thuế và cơ quan đƣợc nhà nƣớc giao nhiệm vụ thu ngân sách. Chi cục thuế cấp huyện lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn và cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý gửi Cục Thuế tỉnh.
- UBND, Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố cần có trách nhiệm tích cực trọng việc hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi mình quản lý, phối hợp với cơ quan thuế đồng cấp lập dự toán thu NSNN, dự kiến số thuế giá trị gia tăng theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Các cơ quan chức năng khi giao và duyệt dự toán cho đơn vị sử dụng NSNN không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dung để có sơ sở đối chiếu, kiểm soát các nội dung chi của đơn vị có trong dự toán đƣợc giao hay không.
107
- Dự toán NSNN phải đƣợc xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trƣởng kinh tế, thị trƣờng giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế về quốc tế. Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng. Thực hiện các biện pháp tăng cƣờng quản lý thu, hoàn thuế giá trị gia tăng, thu hồi số thuế bị chiếm đoạt, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.
- Xây dựng dự toán chi ngân sách phải phải quán triệt quan điểm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ chi; dự toán phải chặt chẽ, chi tiết đối với từng nhiệm vụ, đơn vị sử dụng ngân sách, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của nhà nƣớc, giá cả thị trƣờng hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách khoa học phù hợp với từng địa phƣơng có thể định mức theo dân số hoặc số đầu mối quản lý. Phải thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc và thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lƣợng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách.
- Dự toán phải đƣợc xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ mà Nhà nƣớc đã giao cho đơn vị sử dụng NSNN, tránh tình trạng bổ sung dự toán khi không có thay đổi hay tăng thêm nhiệm vụ cho đơn vị.