Tác động của văn hóa và nhận thức của giới doanh nhân về Trọng tài thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 87)

- Về hiệu lực pháp lý của quyết định trọng tà

2.2.4. Tác động của văn hóa và nhận thức của giới doanh nhân về Trọng tài thƣơng mại.

thƣơng mại.

Ngoài các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp luật nêu trên, truyền thống văn hóa cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của TTTM Việt Nam. Theo Th.S Dương Văn Hậu trong cuốn “Trọng tài Thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới” thì “Việt Nam có truyền thống riêng lâu đời về việc giải quyết tranh chấp, kể cả tranh chấp thương mại bằng con đường Tòa án. Hòa giải cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp”.[12].

Sự thống trị của nguyên tắc Khổng giáo trong thời kỳ phong kiến không tạo cho công dân có quyền pháp lý tư nhân hoặc tự do định đoạt việc giải quyết khi có tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp thường được áp đặt bởi các quan lại và các bên tranh chấp chỉ có nghĩa vụ tuân theo quyết định của quan lại. Chính về thế “các quan hệ kinh doanh ở Việt Nam được ràng buộc bởi những nghĩa vụ lẫn nhau. Các quan hệ đó không nhất thiết phát sinh từ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng.. mà từ các khoản nợ.. Khi sự bất đồng trong kinh doanh phát sinh thì dễ hiểu rằng đó là đã có sự đổ vỡ trong

82

quan hệ hơn là sự tranh chấp các quyền lợi pháp lý trừu tượng... ”(theo Gillespie J. Các biện pháp giải quyết tranh chấp ở Việt Nam”)

Thời kỳ tập trung bao cấp, Việt nam tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế đó khuyến khích các quyền pháp lý tập thể hơn là quyền pháp lý tư nhân, do vậy không thể có nhu cầu về Trọng tài mang tính chất tranh tụng. Hơn nữa Việt nam bị ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh liên miên nên không thể tập trung phát triển kinh tế nói chung và TTTM nói riêng trong những điều kiện lịch sử như vậy.

Trọng tài thương mại là một biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính tự do thỏa thuận giữa các bên tranh chấp sản sinh và phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội của nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do mà những điều kiện đó chưa xuất hiện trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ.

Từ những nhân tố trên cho thấy nguyên nhân làm chậm chạp sự xuất hiện và phát triển của TTTM - một hình thức giải quyết tranh chấp hiện đại vừa bảo đảm duy trì truyền thống văn hóa pháp lý của dân tộc, đồng thời theo các nguyên tắc pháp lý chung của pháp luật quốc tế.

Môi trường kinh doanh của một nước chịu ảnh hưởng nhiều của truyền thống văn hoá, văn hóa không chỉ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp, sự lựa chọn các phương thức tranh chấp.

Hiệu quả hoạt động Trọng tài còn phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức của giới doanh nhân. Như đã phân tích ở trên, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vốn không nằm sẵn trong ý thức của các con người Việt Nam, mà đó là sự học hỏi tiếp thu từ các nước trên thế giới và do yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Thực trạng hoạt động kém hiệu quả trên của Trọng tài có phần nhiều là do tính mới của phương thức này đối với các chủ thể kinh doanh của Việt nam. Số liệu tại biểu đồ 2.2 cho thấy 74,3% số người được hỏi không biết đến phương thức giải quyết bằng trọng tài. Hiểu biết của các doanh nghiệp, doanh nhân, của các cơ quan nhà nước liên quan cũng như của xã hội về vai trò của TTTM chưa đầy đủ. Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài ở Việt Nam còn là một loại hình mới mẻ vì vậy các doanh nghiệp chưa có điều kiện tìm

83

hiểu sâu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như tính ưu việt của Trọng tài so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác. Hơn nữa cũng do ảnh hưởng của truyền thống pháp lý từ thời kỳ phong kiến nên người Việt cho rằng chỉ các cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà không tin vào một cá nhân hoặc tổ chức tư nào có thể làm được việc này. Do đó, khi có tranh chấp họ ít đưa ra Trọng tài để giải quyết tranh chấp mà thường đưa đến tòa án.

Từ đó cho thấy việc nâng cao nhận thức của giới doanh nhân nói riêng và xã hội nói chung về TTTM là quá trình cần thiết. Các Trung tâm Trọng tài nên chú trọng hơn nữa việc quảng bá về Trọng tài và về bản thân mình, thông qua các hình thức như: phổ biến, tuyên truyền pháp luật về trọng tài, tổ chức thường xuyên hơn các hội thảo, tọa đàm, xuất bản các ấn phẩm về trọng tài... Đối với doanh nhân chú trọng tuyên truyền về bản chất, tính năng ưu việt của TTTM để họ lựa chọn. Ngoài ra cần tăng cường kiến thức pháp lý giúp họ thực hiện đúng các quy định của pháp luật trọng tài, ví dụ như: Thỏa thuận Trọng tài có hiệu lực....Trong những năm qua tuy các Trung tâm Trọng tài cũng đã có nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá về Trọng tài và về trung tâm mình song các hoạt động đó chưa mang lại nhiều hiệu quả. Vẫn còn rất nhiều các chủ thể kinh doanh không biết đến hoặc biết rất mơ hồ về trọng tài, dẫn đến kết quả các trung tâm vẫn vắng khách và Trọng tài không thực hiện được chức năng san sẻ gánh nặng công việc với các Tòa án cũng như ước vọng xây dựng Trọng tài thành một cơ quan tài phán lớn mạnh trong tương lai.

84

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI VỤ VIỆC.

Trọng tài thương mại Việt Nam dưới góc nhìn của kinh tế thị trường đã được hình thành và bước đầu phát triển với tính chất phi chính phủ. Chính sách mở cửa của Nhà nước đã cho thấy nhà nước sẵn sàng thừa nhận những nguyên tắc chung của Trọng tài quốc tế về mặt lý luận. Các quy định về Trọng tài đã có xu hướng phát triển theo những nguyên tắc chung của Trọng tài quốc tế. Tuy nhiên xét dưới góc độ thực tế khi mà nhu cầu về Trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ngày càng tăng thì pháp luật về Trọng tài của Việt Nam vẫn còn đi sau thực tiễn, chưa đảm bảo được bản chất phi chính phủ đúng nghĩa của phương thức tài phán này. Trọng tài tồn tại trên thực tế vẫn còn là hình thức chưa có hiệu quả trong hoạt động giải quyết tranh chấp, chưa đảm đương nổi trách nhiệm của nó trong sự phát triển của đời sống kinh tế thị trường. Các hình thức Trọng tài chưa được hết trong giải quyết tranh chấp.

Trọng tài vụ việc là một hình thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm và thích hợp với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt pháp luật và nhận thức của xã hội nói chung cũng như các giới doanh nhân nói riêng mà hình thức Trọng tài này chưa có điều kiện thể hiện những tính năng ưu việt của mình. Điều này khiến cho quy định của pháp luật về Trọng tài vụ việc trở thành hình thức, không có giá trị thực thi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước chưa thành công trong việc đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong thời kỳ kinh tế thị trường, trong khi yêu cầu về giải quyết tranh chấp đang trở nên cấp thiết, hệ thống cơ quan tài phán hiện tại (Tòa án) đang lâm vào tình trạng quá tải, có nguy cơ không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cả về số lượng và chất lượng. Hơn nữa Trọng tài vốn là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, nó ra đời, phát triển theo những quy luật của kinh tế thị trường. Nước ta đang đi theo con đường đó nên cần tạo điều kiện và chú trọng phát triển đến những thành phần của nó. Thời gian đầu có những khó khăn nhất định nhưng trong tương lai đó sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế thị trường ở nước ta.

85

Trước yêu cầu của thực tiễn và định hướng phát triển TTTM trong tương lai, Luật TTTM mới đã ra đời năm 2010 và có hiệu lực vào năm 2011, thay thế các quy định pháp luật Trọng tài hiện hành vốn đang nảy sinh nhiều thiếu sót. Với mục đích quan trọng của việc xây dựng Luật TTTM là “thể chế hóa kịp thời và đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới” và quan điểm chủ đạo “Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn áp dụng Pháp lệnh TTTM, kế thừa và phát triển các quy định phù hợp đã đi vào cuộc sống, tiếp thu tối đa kinh nghiệm quốc tế, Luật TTTM phải tạo cơ sở pháp lý đầy đù và thuận lợi nhất cho việc lựa chọn Trọng tài để giải quyết các tranh chấp” [34]. Có thể nói Luật TTTM 2010 đã khắc phục hầu hết các hạn chế của Pháp lệnh 2003, hoàn thiện - về cơ bản - pháp luật về TTTM trong giai đoạn hiện nay, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp của Trọng tài được nhanh chóng, thuận lợi hơn, khắc phục những “lỗi” thường gặp theo quy định của Pháp lệnh. Theo Luật Trọng tài thương mại, hình thức Trọng tài vụ việc được ghi nhận một cách cụ thể hơn, Luật đã xóa bỏ các quy định gây cản trở cho hoạt động của Trọng tài vụ việc và bổ sung thêm nhiều quy định có tính chất khuyến khích phát triển và hỗ trợ hoạt động. Ví dụ một vài quy định như sau:

Thứ nhất: Bỏ quy định về thỏa thuận Trọng tài phải nêu rõ tên tổ chức Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp như Điều 10 Pháp lệnh. Trong suốt 7 năm tồn tại, quy định này của Pháp lệnh đã khiến cho Trọng tài vụ việc không thể có một thỏa thuận Trọng tài có hiệu lực pháp luật. Các bên tranh chấp cũng không dám “mạo hiểm” lựa chọn hình thức Trọng tài này vì khả năng vô hiệu của thỏa thuận Trọng tài là rất cao. Do vậy Luật Trọng tài đã xóa bỏ quy định này để tạo điều kiện cho Trọng tài vụ việc có cơ hội được xác lập giữa các bên tranh chấp.

Thứ hai: Điều chỉnh quy định về “Tòa án có thẩm quyền” đối với hoạt động Trọng tài vụ việc trong trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn. Theo đó Tòa án có thẩm quyền được xác định theo các trường hợp cụ thể như: đối với việc chỉ định Trọng tài viên thì là Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc đặt trụ sở; đối với việc thay đổi

86

Trọng tài viên thì là Tòa án nơi Hội đồng Trọng tài giải quyết tranh chấp; Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng...(Điều 7 Luật Trọng tài thương mại). Quy định này tạo sự linh hoạt cho Trọng tài vụ việc trong hoạt động, bởi theo quy định của Pháp lệnh thì Tòa án có thẩm quyền trong các trường hợp trên được xác định là Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức), hoặc nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp (đối với việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời) như vậy dẫn đến tình trạng Tòa án của một nơi lại có thẩm quyền ra quyết định đối với sự việc, tài sản, ở một nơi khác không thuộc phạm vi quản lý của mình, nên hiệu quả sự hỗ trợ này của Tòa án không cao và đôi khi không thể thực hiện được.

Thứ ba: Mở rộng cơ quan có thẩm quyền trong việc chỉ định Trọng tài viên. Trong trường hợp bên phía bị đơn không chọn hoặc không chọn được Trọng tài viên, Luật TTTM quy định tạo điều kiện cho các bên có thỏa thuận khác về việc lựa chọn Trọng tài viên, nếu các bên không có thỏa thuận thì việc chỉ định Trọng tài viên sẽ do Tòa án có thẩm quyền quyết định. Còn trong trường hợp vụ việc do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết mà các bên không thỏa thuận lựa chọn được thì trước tiên các bên có thể yêu cầu một Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình, nếu không thỏa thuận được việc này thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền.

So với Pháp lệnh TTTM 2003 việc chỉ định Trọng tài viên theo yêu cầu của các bên duy nhất thuộc về Tòa án, thì sự mở rộng thẩm quyền này của Luật TTTM là rất tiến bộ và linh hoạt, góp phần nâng cao hơn nữa sự tự do lựa chọn và định đoạt của Trọng tài vụ việc. Điều này cũng thể hiện sự hỗ trợ đối với Trọng tài vụ việc không chỉ từ phía nhà nước mà còn từ các tổ chức, cơ quan có cùng lĩnh vực hoạt động.

Thứ tƣ: Việc đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc. Đây là quy định hoàn toàn mới đối với pháp luật Trọng tài vụ việc. Nhằm đảm bảo cho phán quyết của Trọng tài vụ việc được thi hành, luật Trọng tài thương mại đã quy định về việc đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc tại Tòa án có thẩm quyền. Quy định này thể hiện sự hỗ trợ đặc biệt của Tòa án nhằm tăng cường tính pháp lý cho quyết định Trọng tài vụ việc để qyết định này thuận lợi hơn trong việc thi hành án.

87

Từ một vài ví dụ nêu trên cho thấy pháp luật về Trọng tài vụ việc theo Luật Trọng tài mới đã được chỉnh sửa rất nhiều, tăng thêm nhiều sự hỗ trợ và giảm những hạn chế cơ bản, tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn để thúc đẩy Trọng tài vụ việc phát triển. Tuy nhiên để Trọng tài vụ việc có thể phát huy hiệu quả thì cần có thêm nhiều biện pháp tác động. Vì thực trạng hiện nay, Trọng tài vụ việc chưa được sử dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại. Dưới đây là một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trọng tài vụ việc.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)