Thực trạng về tình hình giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài 1 Đối với Trọng tài quy chế.

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 67)

- Toà án có quyền huỷ phán quyết Trọng tài vụ việc: Với tính chất phi chính phủ, Trọng tài hoạt động một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm, không có bất kỳ một cá

2.1. Thực trạng về tình hình giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài 1 Đối với Trọng tài quy chế.

2.1.1. Đối với Trọng tài quy chế.

Từ năm 1993 đến 2003 cả nước ta có 6 Trung tâm Trọng tài thương mại, gồm Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và 5 Trung tâm Trọng tài kinh tế:

- Trung tâm Trọng tài kinh tế Hà Nội (HEAC) được thành lập theo Quyết định

số 05/QĐ -UBND, ngày 16/5/1997 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với 11 Trọng tài viên;

- Trung tâm Trọng tài kinh tế Thăng Long (ECOACRCEN) được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-UBND, ngày 16/5/1997 của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với 7 Trọng tài viên;

- Trung tâm Trọng tài kinh tế Bắc Giang được thành lập theo Giấp phép số 207/GP -UB, ngày 10/3/1997 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ) với 8 Trọng tài viên;

- Trung tâm Trọng tài kinh tế Sài Gòn (nay được đổi tên thành Trung tâm TTTM Thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập theo Giấp phép số 2107/GP -UB, ngày 8/10/1997 của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với 11 Trọng tài viên.

- Trung tâm Trọng tài kinh tế Cần Thơ được thành lập theo năm 1998 với 8

Trọng tài viên;[19]

Trong thời gian này theo số liệu báo cáo số lượng tranh chấp mà các Trung tâm Trọng tài giải quyết được tổng kết như sau:

- Tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam: nhiệm kỳ từ 1993 - 1997 thụ lý

được 86 vụ, xét xử và ra phán quyết 53 vụ, hòa giải 7 vụ, 14 vụ các bên tự hòa giải được và rút đơn kiện. Trị giá tranh chấp từ vài chục ngàn USD đến gần 2 triệu USD. Trung bình mỗi năm xét xử trên dưới 20 vụ, một nửa trong số đó thông qua thương lượng, hòa giải. Các tranh chấp có yếu tố nước ngoài chủ yếu liên quan đến các nước như: Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông...[40]

62

- Nhiệm kỳ từ năm 1998 - 2001 Trung tâm thụ lý 77 vụ, trong đó xét xử và ra phán quyết 45 vụ, ra quyết định công nhận hòa giải 9 vụ, nguyên đơn rút đơn khởi kiện 13 vụ. Trong số 77 vụ đã thụ lý số vụ có giá trị tranh chấp nhỏ hơn 100.000 USD là 50 vụ, chiếm 26%, số vụ có giá trị tranh chấp từ 100.000 USD - 500.000 USD là 19 vụ chiếm 26%, số vụ có giá trị tranh chấp từ 500.000 USD - 1000.000 USD là 5 vụ chiếm 7%.[40]

- Trong năm 2002 Trung tâm đã thụ lý 21 vụ và đã giải quyết 19 vụ, những tranh chấp đưa đến trung tâm trong nhiệm kỳ này giải quyết cũng đa dạng, từ hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đến vấn đề quản lý doanh nghiệp, giám định bảo hiểm, hàng hải, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... Các bên nước ngoài tranh chấp tại Trung tâm có: Hàn Quốc, Singapore, Đức, Mỹ, Hồng Kông, Anh, ấn Độ, Trung Quốc, Tanzania, Israel... (cụ thể theo bảng sau):

Bảng 2.1: Thống kê các vụ tranh chấp đƣợc giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam từ năm 1993- 2002.

(Nguồn: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam - Thống kê các vụ kiện Báo điện tử http://www.viac.org.vn)

Năm Số vụ

kiện Quốc tịch các bên tranh chấp

1993 6 Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Bungari

1994 14 Singapore, Hàn Quốc, Ba Lan, Campuchia, Malaysia,

Thái Lan, Đài Loan

1995 17 Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga, Italia

1996 25 Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc,Thái Lan, Anh, ấn

Độ, áo, Canada, Bahamas

1997 24 Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malasia,

Đài Loan, Bahamas, Pháp,Thụy Điển Trung Quốc

1998 18 Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, áo, Hà Lan, Đức, Đài

63

1999 20 Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan, Mỹ, Singapore, Nhật

Bản, Hoa Kỳ

2000 23

Singapore, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia,Thái Lan, Đài Loan, Anh, áo, Thụy Điển, Trung Quốc, Panama, Ucraina

2001 16 Singapore, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ba Lan, ấn

Độ, Đức, Indonesia

2002 19 Singapore, Hoa Kỳ,Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan,

Anh, ấn Độ, Trung Quốc, Tanzania,Israel

Tại các Trung tâm Trọng tài kinh tế từ năm 1998 đến 2002 tổng lượng tranh chấp mỗi Trung tâm giải quyết lại càng ít hơn nhiều. Cụ thể: TTTTKT Hà Nội thụ lý 11 vụ, xét xử 02 vụ, hòa giải 04 vụ; TTTTKT Thăng Long không thụ lý vụ nào chủ yếu hoạt động tư vấn pháp luật; TTTTKT Sài Gòn thụ lý 16 vụ, xét xử 04 vụ, hòa giải 12 vụ; TTTTKT Bắc Giang thụ lý 01 vụ nhưng đã hòa giải thành; TTTTKT Cần Thơ thụ lý 11 vụ trong đó 10 vụ khi Trung tâm mời bên nộp đơn đến thì các doanh nghiệp đã nhận lại hồ sơ vì thiếu tin tưởng vào phán quyết trọng tài.[19].

Từ ngày 01/7/2003 Pháp lệnh TTTM có hiệu lực, từ đó tới nay Bộ tư pháp đã phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung cho 5 Trung tâm TTTM đó là: TTTTTM Hà Nội; TTTTTM TP Hồ Chí Minh; TTTTTM Cần Thơ; TTTTQT Việt Nam bên cạnh Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam; Trung tâm Trọng tài kinh tế á Châu, còn TTTTKT Bắc Giang đã chấm dứt hoạt động. Năm 2006 TTTT Quốc tế Châu á - Thái Bình Dương được thành lập và sau đó là TTTT Viễn Đông.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay cả nước có 7 Trung tâm trọng tài. Theo Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh TTTM 2003 ngày 30/4/2009 của Hội Luật gia Việt Nam thì tổng số Trọng tài viên của các Trung tâm là 207 người trong đó:

- Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có 118 Trọng tài viên (nay tăng lên

123 người);

64

- Trung tâm TTTM á Châu có 20 Trọng tài viên;

- Trung tâm TTTM TP Hồ Chí Minh có 26 Trọng tài viên;

- Trung tâm TTTM Quốc tế Thái Bình Dương có 26 Trọng tài viên;

- Trung tâm TTTM Cần Thơ có 6 Trọng tài viên;

- Trung tâm Trọng tài Viễn Đông có 05 Trọng tài viên.

Về năng lực của đội ngũ Trọng tài viên này theo kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp cho thấy: 30% số Trọng tài viên được hỏi nói rằng mình chưa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thương mại nào; 11,4% ý kiến trả lời đã từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp; số Trọng tài giải quyết từ 2 đến 5 vụ chiếm 37,1%; số Trọng tài đã giải quyết từ 6 đến 10 vụ chiếm 18,6% và số Trọng tài giải quyết trên 10 vụ tranh chấp chỉ chiếm 2,9%. [11]

Các số liệu nói trên cùng với số lượng tương đối lớn Trọng tài viên vừa mới được đưa vào danh sách cho thấy Trọng tài viên rất ít có cơ hội được cọ sát với thực tiễn nghề nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng hành nghề. Đối với những Trọng tài viên chưa từng tham gia giải quyết một vụ tranh chấp nào, thì thời gian làm Trọng tài viên có thể là rất nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể hiện được năng lực thực tế của họ.

Số lượng vụ tranh chấp thương mại do các tổ chức TTTM Việt Nam giải quyết cho đến thời điểm hiện tại là rất ít (xem bảng thống kê dưới đây):

Bảng 2.2: Thống kê các vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài tại các trung tâm Trọng tài ở Việt Nam.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh TTTM 2003 của Hội Luật gia Việt Nam)

STT Trung tâm Trọng tài 2004 2005 2006

1 Trung tâm TTTM Quốc tế á Châu 6 5 7

2 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 26 17 31

3 Trung tâm TTTM Tp. Hồ Chí Minh 0 3 5

4 Trung tâm TTTM Hà Nội 5 9 3

65

6 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Châu á Thái Bình Dương* 0 0 0

7 Trung tâm Trọng tài Viễn Đông *

Tổng cộng 37 34 46

(*) Mới thành lập

Theo Bảng thống kê trên, số vụ tranh chấp đưa ra các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, có Trung tâm Trọng tài từ ngày thành lập đến nay chưa giải quyết vụ tranh chấp nào. Chỉ có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là tổ chức có số vụ tranh chấp thụ lý nhiều nhất, tuy nhiên, tính bình quân thì số vụ thụ lý khoảng 20 vụ/năm. Trong khi đó, số vụ tranh chấp tại Tòa án ngày càng quá tải, số vụ tranh chấp đưa ra tòa kinh tế năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Theo thống kế, năm 2007 Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội thụ lý gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và Tòa kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại trong đó có 1000 vụ án kinh tế. Tính trung bình mỗi thẩm phán ở tòa kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở tòa kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xét xử trên 50 vụ một năm, trong khi đó, mỗi Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử 0,25 vụ một năm.

Thực tế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài chủ yếu tập trung tại TTTTQT Việt Nam. Trong các năm tiếp theo, năm 2007 Trung tâm này thụ lý 30 vụ và năm 2008 thụ lý 58 vụ. Nếu so với thực tế giải quyết ở các Trung tâm Trọng tài các nước trên thế giới như: Hiệp Hội Trọng tài Hoa kỳ giải quyết 621 vụ trong năm 2007, TTTT Quốc tế Singapore giải quyết 119 vụ (năm 2007), Tòa án Trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại quốc tế (ICC) - 599 vụ, Hội đồng Trọng tài và kinh tế Trung Quốc - 1118 vụ, TTTT Quốc tế Hồng Kông - 448 vụ... thì thực tế trên cho thấy hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại các TTTT Thương mại Việt Nam là bức tranh ảm đạm không mấy lạc quan.[34].

Theo kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp đối với 237 cá nhân, tổ chức kinh doanh về mức độ lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp thì: 57,8% ý kiến cho rằng hình thức giải quyết tranh chấp ưu tiên của họ thương lượng, 46,8% ý kiến ưu tiên lựa

66

chọn toà án, 22,8% ý kiến là sẽ chọn hoà giải, chỉ có 16,9% ý kiến cho rằng sẽ sử dụng Trọng tài thương mại.[11]

Đồ thị 2.1: Mức độ ƣu tiên lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp

(Nguồn:Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh TTTM 2003 của Hội Luật gia Việt Nam)

0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Thương lượng trực tiếp Trung gian hoà giải Khởi kiện ra toà Trọng tài thương mại Không chọn phương thức nào Cá nhân, tổ chức kinh doanh

Về mức độ sử dụng Trọng tài trong giải quyết tranh chấp: Kết quả khảo sát cho thấy: Có tới 84% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng chưa bao giờ giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài. Số doanh nghiệp đã từng lựa chọn Trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp chỉ chiếm 16% số doanh nghiệp được khảo sát. Các doanh nghiệp lựa chọn việc ghi thoả thuận Trọng tài trong hợp đồng. [11]

Biểu đồ 2.1: Thực trạng sử dụng Trọng tài để giải quyết tranh chấp

67

16%

84%

Đã từng sử dụng Chưa bao giờ sử dụng

Các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài vẫn tiếp tục được xét xử chủ yếu bằng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC (599 vụ); Hội đồng TTTM và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ).

Theo các trung tâm Trọng tài và Trọng tài viên thì có nhiều lý do dẫn đến việc Trọng tài ít được sử dụng trong giải quyết tranh chấp. Trong đó có 3 lý do được nói đến nhiều nhất là hiệu lực thi hành của quyết định Trọng tài thấp (61,4%), nhiều người chưa tin tưởng phương thức này (68,6%), có rất nhiều người chưa biết đến phương thức này (74,3%). [11]

Biểu đồ 2.2: Nguyên nhân các bên ít sử dụng Trọng tài để giải quyết tranh chấp

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh TTTM 2003 của Hội Luật gia Việt Nam)

Do hiệu lực thi hành Quyết định trọng tài thấp Số lượng tranh chấp còn ít Nhiều người chưa tin tưởng

Nhiều người chưa biết đến phương thức này Nguyên nhân khác S1 61.40% 17.10% 68.60% 74.30% 4.30%

68

Một phần của tài liệu Trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)