- Hình thức này tạo điều kiện cho trẻ được vận động.
- Giúp trẻ hiểu thêm về môi trường xung quanh, phát triển ở trẻ khả năng quan sát và khiếu thẩm mỹ
+ Thông qua hình thức này để giáo dục trẻ đối với thiên nhiên con người
- Đối tượng quan sát phải đảm bảo phù hợp với nội dung bài học , đảm bảo thẩm mỹ. - Qua hình thức này trẻ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn thực phẩm. do vậy giáo dục cho trẻ tức là giáo dục trẻ hiểu được các thành phần vai trò ở từng loại lương thực thực phẩm cụ thể nhanh hơn chính xác hơn.
+ Hình thức ngoài tiết học gồm nhiều hình thức : Dạo chơi, hoạt động vui chơi, các hoạt động khác: ăn trưa và ăn chiều...
- Các tổ chức khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau giúp cho việc giáo dục trẻ hiệu quả cao hơn.
- Thông qua một buổi dạo chơi vừa giúp trẻ nhận biết các đặc điểm cơ bản của đối tượng, vừa giúp trẻ hiểu thêm về thành phần dinh dưỡng của đối tượng đó .
- VD: Cho trẻ quan sát vườn rau của nhà trường (lớp Mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi ) a. Mục tiêu
* Kiến thức:
Trẻ nhận biết gọi được tên, đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, của các loại rau trong vườn rau.
* Kỹ năng:
Mở rộng hiểu biết, phát triển thể lực, ngôn ngữ cho trẻ * Giáo dục:
Trẻ biết tác dụng của rau đối với cơ thể từ đó trẻ có ý thức chăm sóc cây trồng có ích và tăng cường ăn rau trong các bữa ăn
b. Chuẩn bị:
- Tư trang cho trẻ.
- Địa điểm quan sát, sạch sẽ, an toàn c. Tiến hành:
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ, cô giới thiệu nội dung buổi quan sát (cô cùng trẻ hát bài “đuổi chim” đến “vườn rau” Cho trẻ đứng ở vị trí phù hợp trò chuyện cùng trẻ)
+ Cô con mình đang đứng ở đâu (Vườn Rau a.)
+ Trong vườn rau có loại rau gì?. rau cải trông thế nào?(bẹ lá to xanh, lá mọc từ gốc mọc lên)
+ Rau riếp trông như thế nào? (lá trên cuộn vào nhau có màu xanh) + Rau ngót trông như thế nào? ( Có cành cây, có thân cây lá nhỏ...) + Những loại rau này dùng để làm gì?( ăn uống chế biến các món ăn)
=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ trong rau có chứa nhiều Vitamin và chất sơ, muối khoáng cho nên các con cần ăn nhiều rau rất tốt cho cơ thể mình, vậy để có rau ăn các con phải chăm bón, bảo vệ luống rau xanh tốt nhé.
* kết thúc: Nhận xét - tuyên dương - Hát em yêu cây xanh
2. Hoạt động góc:
- Tổ chức giáo dục dinh dưỡng ở các trò chơi trong góc phân vai +VD: Trò chơi cửa “hàng bách hoá”
Trò chơi “Cửa hàng ăn uống” a. Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức:
Trẻ thể hiện được vai của mình và chơi sáng tạo. * Kỹ năng:
Trẻ nói được tên thành phần dinh dưỡng của các loại lương thực thực phẩm Rèn khả năng tái tạo lại công việc của người lớn
b. Chuẩn bị:
Đồ chơi cho cửa hàng bách khoá; Bộ đồ chơi rau, quả, hộp bánh, kẹo sữa... - Đồ chơi cho cửa hàng ăn uống:Bộ nấu ăn, Trang phục nhà bếp.
c. Tiến hành:
* Thoả thuận chơi: hát trò chuyện theo chủ đề.
- Cô giới thiệu góc chơi , nội dung của từng góc chơi
+ Góc phân vai: Trò chuyện về cửa hàng bách khoá gồm có những ai?. cần những gì? phải có thái độ cư xử như thế nào?( Cô gợi ý câu hỏi cho trẻ trả lời)
+ Cô nhắc lại: Người bán hàng phải chào khách mua hàng, phải nói được tên hàng và giá trị dinh dưỡng của mặt hàng đó, quảng cáo các hàng. Người mua hàng đi mua phải noí được tên mặt hàng, hỏi người bán hàng về các chất dinh dưỡng có trong mặt hàng mình cần mua.
+ Trò chơi cửa hàng ăn uống, phải biết chế biến ra các món ăn từ các thực phẩm được mua về và nói được các chất dinh dưỡng của nhóm đó khi khách hỏi.
- Cô giáo dục thái độ cư xử của các trẻ với nhau trong khi chơi. * Quá trình chơi:
- Cho trẻ chơi: Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ, cô quan sát gợi ý trẻ chơi.
VD: Bác ơi cho tôi mua hộp bánh bà bầu: Người bánh hàng nói về giá trị dinh dưỡng của loại bánh đó cho khách hàng hiểu.
- Cô tạo tình huống để trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi. * Kết thúc:
- Cô đến từng nhóm nhận xét.
- Cho trẻ tự giới thiệu về các sản phẩm của nhóm chơi của mình. - Cô nhận xét tuyên dương chung
3. Hoạt động chiều:
- Tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các họat động chiều dưới hình thức ôn luyện các hình thức đã học, nhằm giúp trẻ khắc sâu được kiến thức hơn.
- VD:Khi thực hiện chủ đề “Cá” thì vào buổi chiều cô cho trẻ ôn luyện qua trò chơi “Đố vui” về các loại cá sau đó cô nói cho trẻ biết có rất nhiều loại các chúng sống ở khắp nơi như ao, hồ, sông, suối, Trong thịt các chứa rất nhiều đạm, canxi là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người, cá chế biến rất nhiều món ăn, cho trẻ kể các món ăn được chế biến từ cá., và giáo dục trẻ năng ăn thức ăn chế biến từ cá.
4. Tổ chức các trò chơi về giáo dục dinh dưỡng:
Trong quá trình tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua bộ môn làm quen với môi trường xung quanh, ngoài các hình thức trên tôi còn áp dụng một số trò chơi nhằm gúp trẻ hiểu biết thêm về dinh dưỡng:
VD: Trong tiết học có chủ đề “Làm quen với một số loại rau” sau khi đã cung cấp kiến thức tôi đã sử dụng trò chơi đi siêu thị để trẻ biết cách chọn rau tươi, rau sạch và các chất dinh dưỡng có trong các loại rau đó.
Hoặc trò chơi với lô tô: Phân nhóm các loại thực phẩm theo các chất dinh dưỡng vào các tiết học có chủ đề các con vật sống trong gia đình.
cho trẻ xếp lô tô theo quy trình pha nước cam... làm bánh, pha sữa, làm sinh tố hoa quả...
Khi áp dụng các trò chơi trên vào trong các hoạt động tôi thấy trẻ rất hứng thú và phát huy được tính tích cực của trẻ trong các hoạt động đạt kết quả cao.
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - BÀI HỌC KINH NGHIỆM