Đồng phân quang học do phân tử có một carbon phi đối xứng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG hóa đại CƯƠNG b2 CHƯƠNG i cấu tạo và KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG của các hợp CHẤT hữu cơ (Trang 27)

Trong đa số các hợp chất hữu cơ có tính quang hoạt phân tử của chúng đều có chứa carbon phi đối xứng

Ví dụ: phân tử axit Lactic CH3- CHOH- COOH có 1C*.

Có 2 loại axit Lactic có góc quay cực bằng nhau nhưng ngược nhau về dấu: một axit Lactic quay phải và một axit Lactic quay trái

Hai axit này là hai đồng phân quang học và được gọi là hai chất đối quang ( hay hai chất đối hình )

CH3 OH OH COOH H Axit ( - ) - Lactic CH3 COOH H Axit ( + ) - Lactic HO OH COOH H CH3 COOH H CH3 HO

Hỗn hợp những lượng bằng nhau của 2 chất đối quang thì không có tính quang hoạt và được gọi là hỗn hợp raxêmic.

Đồng phân quang học là những chất đồng phân có cấu tạo giống nhau nhưng sự phân bố của các nhóm thế trong không gian khác nhau → tác dụng trên ánh sáng phân cực khác nhau.

* Hai đồng phân đối quang : không khác nhau nhiều về tính chất hóa học và lý học

- Làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng một góc bằng nhau nhưng ngược chiều nhau

- Có tính chất hóa học giống nhau nhưng khác nhau về khả năng tham gia phản ứng với các tác nhân là những chất hoạt động quang học

- Khác nhau về một số tính chất lý học như : vị ngọt, độc tính, các vi sinh vật có thể phân hủy chất này mà không có tác động đến chất kia

- Những tinh thể đồng phân (+) và (-) kết tinh ở những dạng bất đối khác nhau.

e. Đồng phân quang học do phân tử có n C* không tương đương. Qui tắc Van’t Hoff.

f. Trường hợp đặc biệt : phân tử có Cacbon phi đối xứng tương đương . Dạng meso.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG hóa đại CƯƠNG b2 CHƯƠNG i cấu tạo và KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG của các hợp CHẤT hữu cơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(57 trang)