CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC VỀ TTBYT

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 35)

Trong công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc, ngành y tế đƣợc xác định có một vai trò hết sức quan trọng và để phát triển ngành y tế, Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế luôn có sự quan tâm đặc biệt đối với việc đầu tƣ TTBYT. Đã có rất nhiều văn bản, chính sách ra đời tạo hành lang pháp lý cho vấn đề đầu tƣ, mua sắm, quản lý TTBYT và phát triển công nghệ Y tế nƣớc ta.

Ngày 04/10/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg phê duyệt “Chính sách Quốc gia về TTBYT giai đoạn 2002-2010” [12]. Đây thực sự là một chủ trƣơng lớn có ý nghĩa lịch sử của lĩnh vực TTBYT. Trong sự nghiệp phát triển của ngành Y tế, lần đầu tiên có một chính sách lớn ở tầm quốc gia về TTBYT, thể hiện vai trò quan trọng của TTBYT đối với công tác y tế và sự nghiệp CSBVSK nhân dân.

Với mục tiêu chung:

Đảm bảo đủ TTB cho các tuyến theo quy định của Bộ Y tế. Từng bƣớc hiện đại hoá TTB cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc bảo vệ

sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt trình độ kỹ thuật về TTBYT ngang tầm các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo duỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn TTBYT nhằm nâng cao dần tỷ trọng hàng hoá sản xuất trong nƣớc và tiến tới tham gia xuất khẩu [12].

Mục tiêu cụ thể của Chính sách Quốc gia về TTBYT

a) Phấn đấu đến năm 2005 bảo đảm cung ứng đủ và khai thác có hiệu quả TTBYT thông dụng cho các cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh theo qui định của Bộ Y tế.

b) Tiếp tục trang bị và phát huy hiệu quả ba TTYTCS Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Từ năm 2002 đến năm 2010 có kế hoạch từng bƣớc xây dựng TTYTCS tại các khu vực theo vùng kinh tế, xã hội; đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

c) Mở rộng sản xuất TTBYT thông dụng bảo đảm cung cấp đủ 40% nhu cầu trong ngành vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Đẩy mạnh sản xuất TBYT công nghệ cao, các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho sản xuất TTBYT, dƣợc phẩm và vacxin.

Kế hoạch thực hiện của Chính sách Quốc gia về TTBYT

a) Giai đoạn 1: Từ năm 2002 đến 2005

Mục tiêu cần đạt đƣợc:

- Đảm bảo TTBYT thiết yếu cho các tuyến y tế từ cơ sở đến trung ƣơng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- Sản phẩm sản xuất trong nƣớc đạt tỷ lệ khoảng 40% tổng số TTBYT thông dụng.

- Đảm bảo độ chính xác và an toàn của TTBYT.

b) Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến 2010

Mục tiêu cần đạt đƣợc:

- Cơ sở khám, chữa bệnh thuộc các tuyến đƣợc trang bị đủ số lƣợng và chất lƣợng TTBYT theo danh mục tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- Các bệnh viện trung ƣơng và đa khoa trung tuyến tỉnh đƣợc trang bị đủ phƣơng tiện kỹ thuật để chẩn đoán và điều trị, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân theo phân tuyến kỹ thuật, đạt trình độ kỹ thuật TBYT ngang với các nƣớc trung bình tiên tiến trong khu vực.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát huy hiệu quả của các TTYTCS. - Đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng trong nƣớc có ƣu thế, nâng cao chất lƣợng và tiến tới xuất khẩu, bảo đảm cung cấp đủ 60% nhu cầu dụng cụ, TTBYT thông dụng.

- Xây dựng công nghiệp TTBYT có trọng tâm, trọng điểm, nhằm hai mục tiêu: + Phục vụ nhu cầu sử dụng trong nƣớc.

+ Nâng cao chất lƣợng sản phẩm hƣớng tới xuất khẩu.

- Củng cố hệ thống kinh doanh TTBYT phù hợp với pháp luật Việt Nam, đồng thời từng bƣớc tiếp cận với quy chế của khối ASEAN và thế giới, đáp ứng có hiệu quả hoạt động chung của ngành y tế.

- Củng cố, cải tiến hệ thống đào tạo nhân lực chuyên ngành kỹ thuật TTBYT để khai thác, sử dụng có hiệu quả TTBYT, thực hiện bảo dƣỡng và sửa chữa tốt TTBYT đã đƣợc trang bị.

- Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc về TTBYT, tạo môi trƣờng phù hợp để tranh thủ tối đa quá trình hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết trong lĩnh vực TTBYT.

Những giải pháp để thực hiện của Chính sách Quốc gia về TTBYT

a) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TTBYT:

- Hoàn chỉnh hệ thống quản lý về TTBYT từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Các sở y tế, các trung tâm y tế huyện có cán bộ chuyên môn theo dõi công tác vật tƣ TBYT. Các bệnh viện, các viện trung ƣơng, bệnh viện đa khoa tỉnh có phòng vật tƣ kỹ thuật TBYT.

- Thống nhất quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lƣợng, giám sát hiệu quả khai thác sử dụng TTBYT tại các cơ sở sử dụng và hệ thống kinh doanh theo các quy

định của Nhà nƣớc. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ TTBYT đang sử dụng tại các cơ sở y tế cũng nhƣ sản phẩm sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu.

- Ban hành các chính sách khuyến khích, ƣu đãi đối với các nhà khoa học, các cơ sở khoa học và công nghệ tham gia nghiên cứu, chế tạo, khai thác sử dụng và thực hiện dịch vụ kỹ thuật về TTBYT; khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh TTBYT trong nƣớc. Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tƣ TTBYT. Ban hành qui định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dƣỡng và sửa chữa TTBYT hàng năm.

b) Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT:

- Tăng cƣờng đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành TTBYT.

- Đƣa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBYT vào chƣơng trình đào tạo cán bộ đại học và trung học Y, Dƣợc.

- Nâng cao chất lƣợng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật TTBYT.

c) Đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất, dịch vụ TTBYT:

- Đầu tƣ sản xuất TTBYT có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt đƣợc tính hiệu quả, kinh tế và hợp lý giữa y tế chuyên sâu và y tế phổ cập.

- Tập trung sản xuất các TBYT thông dụng phục vụ y tế cơ sở, chƣơng trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dụng cụ sử dụng một lần và các TTB phục vụ y tế học đƣờng và gia đình.

- Tăng cƣờng công tác dịch vụ kỹ thuật - TBYT.

d) Củng cố hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT theo quy định của nhà nước.

e) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế về TTBYT:

- Nghiên cứu ứng dụng những TTBYT, các phƣơng pháp điều trị và chẩn đoán mới trên thế giới để áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam.

- Mở rộng hợp tác với các tập đoàn sản xuất TTBYT có uy tín trên thế giới trong việc liên doanh sản xuất và chuyển giao công nghệ.

Kinh phí thực hiện Chính sách từ các nguồn - Ngân sách nhà nƣớc,

- Nguồn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc,

- Nguồn vốn vay từ nguồn ODA và các quỹ hỗ trợ phát triển trong và ngoài nƣớc,

- Nguồn khác (nếu có)

Một số văn bản, chính sách khác của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện:

1. Chiến lược phát triển KH&CN ngành Y tế đến năm 2020 [12]

Chiến lƣợc phát triển Khoa học và Công nghệ ngành Y tế đến năm 2020 đã đƣợc Hội đồng KHKT Bộ - Bộ Y tế thông qua tháng 7/1998 với mục tiêu: “Xây dựng nền Y Dƣợc học Việt Nam kết hợp hài hoà giữa Y Dƣợc học cổ truyền và Y Dƣợc học hiện đại. Phát triển kỹ thuật và công nghệ Y Dƣợc tới mức tiên tiến nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cho công tác chăm sóc Y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng thể lực, tăng tuổi thọ, đƣa sức khoẻ nhân dân ta đạt mức trung bình của các nƣớc trong khu vực vào năm 2020. Phát triển nòi giống”.

Để đạt đƣợc mục tiêu chung, KH&CN Thiết bị - Dụng cụ Y tế là một trong những mục tiêu cụ thể đã đƣợc đề cập đến:

+ Đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về một số công nghệ.

+ Sản xuất đủ dụng cụ y tế cầm tay, một số thiết bị, vật liệu y tế thông thƣờng cung ứng cho nhu cầu trong nƣớc và một phần xuất khẩu.

Trong các hƣớng ƣu tiên phát triển KH&CN ngành Y tế thì hƣớng xây dựng, phát triển công nghệ Y tế đƣợc đề cập rất cụ thể cho từng chuyên ngành. Ví dụ nhƣ Công nghệ y học lâm sàng - Bộ Y tế đã có chủ trƣơng xây dựng và phát triển các máy móc, thiết bị công nghệ cao: X-quang tăng sáng truyền hình, X-quang - cắt lớp vi tính với kỹ thuật quét soắn ốc, máy siêu âm Doppler trắng và mầu, máy chụp cộng hƣởng từ hạt nhân, tại các Labo có các kỹ thuật và công nghệ tự động hoá và điều khiển tự động các hoạt động labo sinh hoá, huyết học, chẩn đoán di truyền học tế bào và phân tử, miễn dịch huỳnh quang,...

2. Chính sách về đầu tư và phát triển các TTYTCS [12]

Ngày 13/2/1995, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 88/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình xây dựng Trung tâm Y tế chuyên sâu Hà Nội; ngày 07/3/1997, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 139/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình xây dựng Trung tâm Y tế chuyên sâu thành phố Hồ Chí Minh và ngày 18/9/2000, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 890/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Trung tâm Y tế chuyên sâu miền Trung giai đoạn 1. Tất cả các Quyết định phê duyệt Chƣơng trình xây dựng TTYTCS đều có mục tiêu chung là: xây dựng và phát triển các cơ sở y tế và y học tại các thành phố ở nƣớc ta trở thành những trung tâm mạnh, từng bƣớc hiện đại hoá để theo kịp trình độ các nƣớc trong khu vực và một số nƣớc trên thế giới, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân với chất lƣợng ngày càng cao.

Nhờ có Chƣơng trình TTYTCS mà các TTBYT đƣợc bổ sung, đổi mới và hiện đại để nâng cao chất lƣợng chẩn đoán, cấp cứu và điều trị. Trình độ cán bộ đƣợc tăng cƣờng đào tạo về chuyên môn và quản lý, nghiên cứu khoa học đƣợc đẩy mạnh làm cơ sở cho sự phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế.

Những năm gần đây Nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ, nâng cấp TTBYT cho hệ thống bệnh viện nói chung và Bộ Y tế cũng xác định đây là một trong những giải pháp để đảm bảo các mục tiêu phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân: “Cần phải từng bƣớc hiện đại hoá TTBYT và phát triển các kỹ thuật cao trong y tế… phổ cập ở tuyến tỉnh một số kỹ thuật hiện đại nhƣ siêu âm chẩn đoán, các máy móc xét nghiệm về sinh hoá, huyết học…” và “Hiện đại hoá TTB trên cơ sở chuẩn hoá các phƣơng tiện và quy trình kỹ thuật thƣờng quy. Sử dụng có hiệu quả khai thác hết công suất TTB..”.

3. Chính sách về quản lý TTBYT

Vấn đề quản lý TTBYT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả đầu tƣ của Nhà nƣớc về TTBYT, góp phần nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Năm 1992-1993, TTBYT đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam rất đa dạng, bằng nhiều nguồn và từ nhiều nƣớc khác nhau, có nhiều chủng loại nên đã gây khó khăn cho việc cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa và linh kiện thay thế. Một số thiết bị kém chất lƣợng, không thích hợp khả năng chuyên môn nên hiệu quả đầu tƣ không cao, gây lãng phí. Để khắc phục những nhƣợc điểm trên nhằm phát huy hiệu quả đầu tƣ của Nhà nƣớc trong việc nâng cấp TTBYT trong ngành Y tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tƣ số 10/TT - BYTngày 26/5/1994 hƣớng dẫn việc mua sắm TTBYT [12]. Thông tƣ này yêu cầu các đơn vị, địa phƣơng khi mua sắm TTBYT không phân biệt nguồn kinh phí Trung ƣơng, địa phƣơng, do Nhà nƣớc cấp hay tiền viện trợ đều phải thực hiện 8 quy định sau: a) Đảm bảo chất lƣợng TTB tốt, phù hợp đúng yêu cầu chuyên môn.

b) Giá mua phải hợp lý với thị trƣờng hiện nay, tránh mọi tiêu cực gây thất thoát kinh phí của Nhà nƣớc.

c) Đảm bảo có bảo hành kỹ thuật, đào tạo cán bộ sử dụng, có tài liệu kỹ thuật và phụ tùng thay thế.

d) Phải lựa chọn chủng loại thống nhất để tạo điều kiện tốt cho việc bảo hành, sửa chữa, cung cấp phụ tùng linh kiện thay thế, đồng thời tiến đến có thể lắp ráp từng phần từ thấp đến cao trong nƣớc.

e) Các loại thiết bị có giá trị từ 200 triệu đến 500 triệu ĐVN (tƣơng đƣơng từ 20.000 đến 50.000 USD) phải có báo cáo kinh tế kỹ thuật, từ 500 triệu ĐVN trở lên phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật để Hội đồng tƣ vấn kỹ thuật TBYT của Bộ xem xét.

f) Những thiết bị thuộc các chủng loại sau đây phải đƣợc thông qua Hội đồng tƣ vấn kỹ thuật TBYT của Bộ.

 X-quang  Siêu âm  CT-Scanner

 MRI (cộng hƣởng từ)  Máy gây mê, máy thở

 Điện não, điện tim, Monitoring  Xe ô tô cứu thƣơng

 Thiết bị đồng vị phóng xạ (Gama-Camera)  Thiết bị tiệt trùng trung tâm

 Thiết bị sản xuất khí y tế.

g. Đối với việc mua TTBYT sản xuất ở nƣớc ngoài (trừ dụng cụ và vật liệu tiêu hao y tế) các đơn vị, địa phƣơng chỉ đƣợc mua của các đơn vị đƣợc Bộ Y tế cho phép và Bộ Thƣơng mại cấp Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu TTBYT. h. Các cơ sở y tế cần lập kế hoạch cụ thể mua sắm TTBYT hàng năm báo cáo về Bộ (Vụ Trang thiết bị - Công trình Y tế) để tổng hợp nhu cầu chung cho toàn ngành.

4. Các văn bản khác:

- Quyết định số 1419/QĐ - BYT ngày 23/10/1996 của Bộ Y tế Quy định danh mục TTBYT của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã.

- Thông tƣ số 08/1996/TT-BYT ngày 08/07/1996 của Bộ trƣởng Bộ Y tế hƣớng dẫn mua sắm TTBYT.

- Thông tƣ số 14/TT-BYT ngày 26/12/1996 hƣớng dẫn thực hiện NĐ 86/CP của Thủ tƣớng Chính phủ về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc đối với chất lƣợng hàng hoá (trong đó có TTBYT).

- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.

- Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu..

- Thông tƣ 13/2000/TT-BYT, ngày 29/5/2000 của Bộ Y tế, Về việc hƣớng dẫn việc xuất, nhập khẩu TTBYT theo danh mục quản lý chuyên ngành năm 2000.

- Thông tƣ số 03/2001/TT-BYT ngày 16/02/2001 của Bộ Y tế, Hƣớng dẫn kinh doanh TTB, dụng cụ y tế.

- Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục TTBYT bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn, bản.

- Thông tƣ số 06/2002/TT-BYT ngày 30/5/2002 của Bộ Y tế, Hƣớng dẫn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhập trang thiết bị y tế dựa trên mô hình cơ quan thẩm định công nghệ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)