+ Những yêu cầu cơ bản của việc đọc diễn cảm các văn bản thuộc thể loại thơ,
truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn:
- Đối với thơ: Cần chú ý đến vần, nhịp; đọc nhanh, đọc chậm; câu ngắn, câu dài; lên giọng, xuống giọng, ngân giọng…
- Đối với truyện cổ tích: Chú ý phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật. Giọng đọc cần khơi tính chất li kì, huyền bí..
- Đối với truyện cười: Giọng đọc vui tươi, hóm hỉnh, hài hước; chú ý tạo được sự bất ngờ mang chất hài.
- Đối với truyện ngụ ngôn: Giọng đọc hóm hỉnh, thông minh, sắc sảo, thể hiện tính triết lí và sự dày dạn kinh nghiệm cuộc sống.
+ Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau khả năng đọc diễn cảm
các văn bản nghệ thuật trong chương trình Tập đọc lớp 4:
Đánh giá theo các gợi ý sau đây: a. Em đã đọc đúng âm chuẩn chưa?
b. Em có đọc rõ ràng, âm lượng vừa đủ, hay to quá, nhỏ quá?
c. Em có đọc lưu loạt không? nếu chưa lưu loát thì ngắc ngứ, ấp úng mấy lần? Lí do vì sao lại như vậy?
d. Em đã chú ý đến đắc trưng thể loại chưa? nếu đọc thơ, em có chú ý đến ngữ điệu không? nếu đọc truyện em có chú ý phân biệt giọng kể với giọng nhân vật không?...
e. Khi đọc, em có biểu hiện được cảm xúc, tâm trạng của tác giả, của nhân vật và của bản thân mình không?
f. Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói của em có phù hợp với nội dung bài đọc hay không?
Hướng dẫn đánh giá như sau:
- Thực hiện tốt các yêu cầu a,b, c: Em sẽ được xếp vào loại Trung bình (điểm 5, 6). - Thực hiện tốt các yêu cầu a,b,c,d: Em sẽ được xếp vào loại Khá (điểm 7,8).
- Thực hiện tốt các yêu cầu a,b,c,d,e: Em sẽ được xếp vào loại Giỏi (điểm 9).
- Thực hiện tốt các yêu cầu a,b,c,d,e,f: Em sẽ được xếp vào loại Xuất sắc (điểm 10).
+ Bài tập hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm dòng thơ, khổthơ
Bài tập : Em hãy cho biết cách ngắt nhịp các dòng thơ sau (dùng/ để kí hiệu), gạch chân các từ cần nhấn giọng rồi đọc diễn cảm.
“…Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay…” (Trích Mẹốm - TV4 - T1 – tr19)
c.Dạng 3: Dạng bài tập rèn kĩ năng cảm thụ cho học sinh:
+ Kiêủ 1: kiểu bài nhận biết các biện pháp tu từđã học ởtrong bài văn, bài thơ:
Loại bài tập này giúp học sinh chỉ ra những biện pháp tu từ đã sử dụng trong các câu văn, câu thơ, cho học sinh hiểu dấu hiệu của từng biện pháp tu từ để học sinh nhận ra một cách chính xác. Những biện pháp tu từ đó là: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, đảo ngữ. Khi hướng dẫn học sinh nhận dạng từng biện pháp tu từ giáo viên phải minh hoạ bằng ví dụ cụ thể. Chẳng hạn khi dạy bài “Đường đi Sa Pa” ( Nguyễn Phan Hách – TV4 tập 1) yêu cầu học sinh chỉ ra những từ được lặp lại trong đoạn văn cuối.
Học sinh chỉ được từ “ Thoắt cái” giáo viên nói cho học sinh hiểu điệp từ “thoắt cái” ở đầu câu được lặp lại ba lần, gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.
Bài tập: Gạch dưới những từ ngữ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “…Bè đi chiều thầm thì Như bầy trâu lim dim
Gỗ lượn đàn thong thả Đằm mình trong êm ả”. ( Trích Bè xuôi sông La TV4 - T2)
+ Kiểu 2: Luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ vào việc diễn đạt viết câu văn cho sinh động:
Bài tập 1: Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm:
a, Mấy con chim đang hót ríu rít trên cành.
b, Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu những tia nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn. Bài tập 2: Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:
a, Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả luỹ tre thân mật của làng tôi.
b, Tôi lớn lên bằng tình thương của mẹ, của bố, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
+ Kiểu 3: Luyện bài tập và bộc lộ cảm thụvăn học qua đoạn văn, đoạn thơ:
Bài tập 1: Kết thúc bài Tre Việt Nam (TV4 – T1), nhà thơ Nguyễn Duy viết: Mai sau,
Mai sau, Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó.
Bài tập 2: Trong bài Sầu riêng (TV4 -T2), nhà văn Mai Văn Tạo đã tả cây sầu riêng như sau:
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng
như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Hãy cho biết: Cách miêu tả của nhà văn có điểm gì lạ? cách miêu tả như vậy đã giúp em nhận ra vẻ đẹp gì đáng trân trọng ở cây sầu riêng.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN I. Kết quả: I. Kết quả:
Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng SKKN này.Để minh cho sự thành công của SKKN tôi khảo sát lớp 4A ( Lớp do tôi giảng dạy năm học 2011-2012, là lớp năm nay tôi áp dụng SKKN) và So sánh với kết quả của lớp 4B (lớp do tôi giảng dạy năm học 2010-2011,là lớp tôi chưa áp dụng SKKN). Cả 2 lớp đều cùng 1 đề bài như nhau và t«i đ¸nh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh, thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả đọc diễn cảm của học sinh Lớp HS Nội dung đánh giá Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 4A 40 Đọc diễn cảm 10 25 18 45 11 27,5 1 2,5 4B 38 Đọc diễn cảm 5 13 12 31.8 18 47,3 3 7,9 Bảng2: Kết quả bộc lộ cảm thụ của học sinh qua bài viết
(Đề bài: Viết một đoạn văn cảm thụ về bài tập đọc Sầu riêng(TV4 tập2))
Lớp Số HS Nội dung đánh giá Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 4A 40 Vốn văn học của HS 7 17,5 18 45 12 30 3 7,5 4B 38 Vốn văn học của HS 5 13 12 31.8 18 47,3 3 7,9 4A 40 Sự rung động có 7 17,5 18 45 12 30 3 7,5
tính thẩm mĩ 4B 38 Sự rung động có tính thẩm mĩ 4 10,6 11 29 18 47,3 5 13,1 4A 40 Vốn ngôn ngữ 10 25 17 42,5 11 27,5 2 5 4B 38 Vốn ngôn ngữ 5 13 12 31.8 18 47,3 3 7,9 4A 40 Khả năng diễn đạt theo ý riêng 9 22,5 13 32,5 15 37,5 3 7,5 4B 38 Khả năng diễn đạt theo ý riêng 4 10,6 11 29 18 47,3 5 13,1
Như vậy tôi thấy rằng số lượng học sinh hiểu nội dung cũng như nghệ thuật của bài đọc được nâng cao rõ rệt. Học sinh biết nhấn mạnh khi đọc các từ gợi tả, gợi cảm, các từ chìa khoá trong bài, biết thể hiện sự rung động của bản thân thông qua giọng đọc diễn cảm.Đặc biệt là bài viết phần bộc lộ cảm thụ của HS, nhiều đọan viết khá hay thể hiện được cảm xúc bản thân, sử dụng ngôn từ, hình ảnh gợi cảm, diễn đạt rõ ràng trong sáng
II. Kết luận
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã đưa ra được những vấn đề: - Xác định được cơ sở lí luận của vấn đề cảm thụ văn học và con đường bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học. Trong đó đã làm rõ các vấn đề về cảm thụ văn học, đặc điểm của hoạt động cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ văn học lứa tuổi tiểu học nói riêng, khái niệm về năng lực, năng lực cảm thụ văn học, mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học lứa tuổi tiểu học thông qua phân môn Tập đọc; đồng thời cũng xác định rõ tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4.
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc cảm thụ văn học của học sinh và việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học của giáo viên cho học sinh ở các trường tiểu học hiện nay. Từ kết quả điều tra cho thấy: Việc cảm thụ văn học của học sinh chưa được xác định một cách đúng mức, học sinh còn mơ hồ, hời hợt; giáo viên bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh chưa có hiệu quả. Một trong các nguyên nhân chủ yếu được xác định là giáo viên chưa tìm ra được các biện pháp hữu hiệu, chưa biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động học tập, giáo viên còn làm thay học sinh, giảng giải nhiều, học
sinh ít được hoạt động nên “cái” đọng lại ở học sinh không được là bao, dẫn đến học sinh ngại học và “sợ” học cảm thụ.
- Để khắc phục khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, trong phạm vi sáng kiến này tôi đưa ra hệ thống các biện pháp và bài tập cụ thể, giúp học sinh cảm thụ nội dung, nghệ thuật của từng bài tập đọc, giúp học sinh tìm ra cách đọc và đọc diễn cảm, đồng thời làm một số bài tập về bộc lộ cảm xúc qua bài tập đọc một cách dễ dàng hơn, tạo cơ sở cho việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học của học sinh thuận lợi và hiệu quả hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi rút ra được trong quá trình dạy học rèn luyện kỹ năng viết cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 qua phân môn tập đọc . Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học , quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 20 tháng 4 năm 2012