- Xây dựng một khuôn khổ tài chính trung hạn, gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với quá trình soạn lập kế hoạch PBNS. Thống nhất việc lập kế hoạch PBNS giữa lĩnh vực chi thƣờng xuyên và lĩnh vực ĐTPT.
- Nghiên cứu đổi mới chính sách PBNS dựa trên cơ sở kết quả đầu ra ở một số lĩnh vực, gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, các tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra.; Phân định rõ nội dun, phạm vi và những nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu mà NSNN phải bảo đảm nhƣ: kết cấu hạ tầng KTXH, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình chính trị tại địa phƣơng…
- Xây dựng chƣơng trình đầu tƣ công của địa phƣơng để xác định thứ tự ƣu tiên của từng công trình, dự án trong từng lĩnh vực, tạo cơ sở cho việc PBNS địa phƣơng tập trung, không dàn trải, đầu tƣ đúng vào các lĩnh vực có lợi thế nhằm thúc đẩy KTXH địa phƣơng tăng trƣởng nhanh và bền vững. Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Chính phủ về PBNS Nhà nƣớc.
73 Kiên quyết không phân bổ kế hoạch vốn cho những công trình, dự án chƣa đủ thủ tục theo quy định.
- Hoàn thiện định mức PBNS đối với mốt số lĩnh vực và địa phƣơng, xây dựng mức phân bổ trên cơ sở khảo sát, tính toán từ kết quả thực hiện và hiệu quả mang lại của các đơn vị có tính chất điển hình. Khắc phục dần tình trạng nhiều định mức phân bổ ngân sách hiện nay không còn phù hợp với thực tế.
- Xây dựng và thực hiện một hệ thống thông tin phục vụ công tác chuẩn bị lập dự toán, PBNS, cung cấp các dữ liệu về tình hình thu, chi ngân sách, để phục vụ cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định ở từng cấp, ngành trong công tác PBNS. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách, kiểm soát chặt chẽ việc PBNS, đặc biệt là phân bổ vốn cho ĐTPT. - Chú trọng chính sách đầu tƣ tạo nguồn thu nội địa vững chắc cho ngân sách tỉnh. Xuất phát từ thực trạng nguồn thu ngân sách tỉnh hiện nay chƣa ổn định, chƣa có tình bền vững. Một phần lớn nguồn thu NSNN của tỉnh còn chƣa xuất phát từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhƣng khoản thu bấp bênh, có tính thời vụ (điển hình là các khoản thu về đất) còn chiếm tỷ trọng lớn.
- Đổi mới cơ chế quản lý NSNN theo hƣớng tiếp tục tăng cƣờng phân cấp, tăng quyền hạn đi liền với trách nhiệm đối với các cấp, các đơn vị. Thực hiện quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, nâng cao tính trách nhiệm, tính minh bạch, công khai, công bằng, hợp lý, có hiệu quả trong quản lý tài chính.