Vài nét về tình hình Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 47)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Vài nét về tình hình Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Sau giai đoạn đầu cuộc canh tân của Phật giáo Việt Nam đến nửa cuối thế kỷ XX, miền Nam đi đầu trong việc chấn hưng Phật giáo về mọi mặt cùng với phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm (1963).

Từ khi giang sơn thu về một mối, được sự quan tâm cùng với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, các giáo hội Phật giáo đã quy tụ thành một tổ chức thống nhất vào năm 1981. Đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ sự thống nhất do nguyện vọng của Phật tử, do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tổ chức Phật giáo được nâng lên toàn diện từ việc mở trường dạy học, đào tạo Tăng sĩ, tổ chức Giáo hội đến việc cử người đi

thi và học trong các trường đại học, trên đại học trong và ngoài nước. Phật giáo đang hồi sinh, đang tiếp tục phát triển. Dĩ nhiên, đây cũng là cơ hội và thử thách của Phật giáo. Có một thực tế là: “Khác với Nho giáo và những hệ tư tưởng khác, Phật giáo cho đến nay vẫn còn tồn tại. Như vậy, từ khi du nhập, theo suốt chiều dài của lịch sử, Phật giáo luôn có mặt, nó gắn bó mật thiết với dân tộc, nó hầu như đã thấm sâu vào máu thịt của con người trên mảnh đất này. Bởi vì trực tiếp hay gián tiếp, hầu hết người Việt đều bị ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo. Do đó không thể nói hiện nay Phật giáo không có ảnh hưởng gì đến người Việt” [42, tr. 239].

Về mặt tổ chức thì sau khi có Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mỗi tỉnh lần lượt đều có Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo.

Đi đôi với các tổ chức trên còn có các tổ chức quần chúng như Tiểu ban gia đình Phật tử ở các huyện, Thanh thiếu niên Phật tử, Ca đoàn Phật tử v.v... Ngoài ra, Phật giáo còn tổ chức các hội từ thiện, những năm gần đây các hội này hoạt động khá tích cực và có tác dụng thiết thực. Hiện nay số lượng Phật tử không nhỏ và rất khó thống kê “Nếu chỉ dựa vào những người lên chùa, thậm chí có niềm tin vào cái thiện cái ác, nghiệp báo luân hồi... hiểu theo lối bình dân thì con số 20 hay 50 triệu “tín đồ” e còn ít... Vả lại, một tín đồ vì một lẽ gì đó không theo giới luật nữa thì cũng không bị “khai trừ” như tín đồ Ki - tô giáo bị “rút phép thông công” [44, tr.125].

Nói về số lượng Phật tử xuất gia hiện nay cũng như cơ sở tu hành, theo số lượng thống kê của Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì:

“Hiện nay cả nước có 39.371 Tăng ni, gồm: Bắc Tông 28.598 vị, Nam Tông 8.419 vị, Khất sĩ 2.345 vị, và 13.775 tự viện, Bắc Tông 11.432 ngôi, Nam Tông 517 ngôi, Tịnh xá 361 ngôi và Niệm Phật đường 998 ngôi... Về

Trung ương chỉ ước tính số lượng Phật tử trong cả nước khoảng 2/3 dân số” [1, tr. 24].

Mới đây, theo báo cáo của Ban tôn giáo Chính phủ, tổng số Phật tử trong cả nước có 9.038.064 người, 15.051 ngôi chùa, 3 Học viện Phật giáo, 1 Viện nghiên cứu Phật học, 30 trường trung cấp Phật học trong đó có 4 lớp cao đẳng Phật học. Tổ chức giáo hội gồm 2 cấp: Trung ương và cơ sở (chùa). Có 44 Ban Trị sự Phật giáo ở 44 tỉnh, thành phố [ 3, tr. 94-97]. Những con số thống kê trên cũng chỉ có tính cách tượng trưng. Tuy nhiên, con số trên phần nào đã phản ánh một tình hình là: ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam hiện nay là khá đậm nét.

Điểm đáng lưu ý là việc dịch thuật các kinh điển của Phật giáo ngày càng nhiều, trong số này có bộ “Đại Tạng kinh”, đồng thời có xu hướng dịch trực tiếp từ tiếng Sanskrit, Pali, hoặc đối chiếu với nhiều bản dịch của các ngôn ngữ khác nhau. Về mặt dịch thuật, xuất bản sách thì có lẽ trong lịch sử dân tộc chưa bao giờ nhiều và phong phú như ngày nay. Từ đó, đã tạo cho việc nghiên cứu, nắm bắt tư tưởng Phật giáo chính xác hơn .

Sự chấn hưng của Phật giáo hiện nay không dừng lại ở nghi lễ mà ngày càng chú trọng đến nhận thức lý luận, trí tuệ và nhập thế. Đây là vấn đề đáng quan tâm khi tìm hiểu và nghiên cứu Phật giáo. Trình độ hiểu biết giáo lý của Tăng, Ni, Phật tử đã được nâng lên rõ rệt mà chủ yếu là do Phật giáo đào tạo. Đó là chưa nói đến số Tăng, Ni có bằng cấp từ đại học đến trên đại học ngày càng nhiều. Xu hướng nghiên cứu Phật giáo, nghiên cứu tư tưởng, triết học phương Đông trên thế giới và trong nước ngày càng tăng đã tạo cho đội ngũ những nhà Phật học ngày càng đông đảo. Cho đến nay, việc nghiên cứu Phật giáo được các giới nghiên cứu quan tâm hơn bao giờ hết.

Có thể thấy là Phật giáo đang phát triển và ảnh hưởng khá sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống ở Việt Nam hiện nay.

Kết luận chương 1

Phật giáo xây dựng hệ thống đạo đức trên cơ sở hệ thống giáo lý, đó là mối quan hệ giữa giới, định, tuệ để đi đến giải thoát và giải thoát tri kiến, trong đó giới có vai trò làm nền tảng cho việc giải thoát. Đạo đức Phật giáo bao gồm các giới cùng các chuẩn mực và các phạm trù có liên quan với nhau một cách chặt chẽ. Phật giáo xây dựng một hệ thống đạo đức hoàn chỉnh từ nhận thức, lý luận đến thực hành và việc áp dụng nó để xây dựng một nếp sống tốt đẹp. Bên cạnh đó Phật giáo còn xây dựng mẫu người đạo đức đó là con người từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha mà thâu tóm là đứng vững trên hai chân: từ bi và trí tuệ - cả trái tim và khối óc. Đạo đức Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo đức người Việt. Những phạm trù cơ bản của đạo đức Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu đậm vào đời sống người Việt. Ngày nay, với sự chấn hưng của Phật giáo Việt Nam, đạo đức Phật giáo sẽ góp phần hết sức to lớn vào việc xây dựng một xã hội Xã hội chủ nghĩa hài hòa, phát triển.

Chương 2

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI

PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

2.1. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

2.1.1. Đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống của người Việt.

Ta biết rằng, khi xem xét bất kỳ tôn giáo nào với tư cách là một hình thái ý thức xã hội độc lập với các hình thái ý thức xã hội khác, dễ dàng nhận thấy nó chứa đựng không ít các nội dung đạo đức, bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức .Điều này được thể hiện rõ nét ở đạo Phật. Có thể thấy, bên cạnh những giá trị đặc thù như bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính xã hội như hiếu thảo cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác Toàn bộ những giá trị này được kết tinh, thể hiện tập trung trong nội dung giáo lý của Phật giáo thông qua hai cấp độ nhận thức là trình độ tâm lý và trình độ hệ tư tưởng. Tuy nhiên, người Việt tiếp nhận Phật giáo từ tâm lý, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, dựa vào đó mà lọc bỏ, kế thừa, phát huy các quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Do đó, nội dung cũng như tính chất, đặc điểm của đạo đức Phật giáo không thể không chịu sự quy định của các yếu tố tự nhiên và xã hội của người Việt .

Đạo đức Phật giáo mang đậm tư tưởng từ bi cứu khổ cứu nạn, tư tưởng vô ngã vị tha, lòng yêu thương con người như yêu thương bản thân mình,

một tình thương bao la dành cho đồng loại và mọi sinh vật sống. Trong hệ thống các giá trị tinh thần, giá trị đạo đức là giá trị cốt lõi. Đạo đức cũng là giá trị nhân văn cao nhất mà con người có được, bởi vì nó nâng cao phẩm giá con người, kích thích phát triển cái “chất” người trong con người và sự phát triển, hoàn thiện giá trị đạo đức là một mặt của sự hình thành, phát triển hoàn thiện của nhân cách con người.

Vai trò của đạo đức hướng con người đến các giá trị nhân văn còn biểu hiện ở chỗ đạo đức tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh, môi trường văn hoá cho sự phát triển con người. Môi trường đó được bắt đầu từ trong gia đình, kết hợp trong nhà trường và mở rộng ra toàn xã hội. Ở trong gia đình con người được giáo dục lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, lòng yêu thương và quý trọng con người. Ở trường, người học sinh học được tình cảm quý trọng và kính yêu Thầy, cô giáo, lòng biết ơn đối với Tổ quốc, với nhân dân... ở ngoài xã hội, trong môi trường làm việc và học tập của mình, người thanh niên được rèn luyện những phẩm chất như chữ “Tín” trong kinh doanh; “Y đức” trong nghề thầy thuốc; Liêm khiết công minh trong công việc quản lý; Biết bảo vệ và gìn giữ môi trường thiên nhiên xung quanh mình.

Vấn đề trọng tâm của Phật giáo là “diệt khổ” để hướng đến giải thoát, chứng được Niết Bàn. Muốn đạt được điều đó, con người không chỉ cần có niềm tin tôn giáo, mà còn cần cả sự phấn đấu nỗ lực của bản thân bằng cách thực hành một đời sống đạo đức. Từ đó Phật giáo đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể để con người tu tập phấn đấu. Trong đó phổ biến nhất là Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) và Thập thiện (ba điều thuộc về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; ba điều thuộc về ý: không tham lam, không sân giận, không si mê; bốn điều thuộc về khẩu: không nói

chuẩn mực này là những nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, giữa người với xã hội, rất có ích cho việc duy trì đạo đức xã hội.

Đạo đức Phật giáo liên hệ mật thiết đến đời sống hạnh phúc của con người. Đức Phật đã dạy rất nhiều lần trong kinh khi Ngài tuyên bố: “Này các Tỷ Kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ”.[34, tr.426 - 427]. Lời tuyên bố này xác nhận tất cả lời dạy của Ngài chỉ nhằm đến mục đích duy nhất là cứu khổ độ sinh và Ngài luôn đặt trọng tâm vào con người trên con đường tìm sự giải thoát khổ đau. Đức Phật dạy tất cả chúng ta phải quay trở về nương tựa chính mình, không tìm kiếm một nơi nương tựa nào khác “Người là hòn đảo, là nơi nương tựa của chính mình”. Giáo lý của Đức Phật xác định rõ sự khổ đau và chỉ bày con đường đoạn trừ khổ đau trong hiện tại và ngay bây giờ. Đức Phật đã nhiều lần xác định rằng: Ngài ra đời vì lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và loài người, chỉ vì thương tưởng cuộc đời sống hạnh phúc.

Học thuyết cao siêu toàn hảo của Phật giáo đã tạo nên tâm tính tốt đẹp của con người và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội, quốc gia. Phật giáo luôn nhắc nhở con người nên tin ở mình, tinh tấn tu hành để tự giải thoát. Tinh tấn là động lực chính giúp con người vươn đến cõi toàn thiện và trái lại giải đãi (biếng nhác) là nguyên nhân khiến con người phải sa đoạ khổ đau như Đức Phật dạy:

“Tinh tấn là đường dẫn đến Niết Bàn

Giải đãi và trì hoãn là đường về sinh tử”[12, tr.35]

Chỗ khác Đức Phật bảo: “Này các Tỷ Kheo! Nhờ ý chí kiên quyết thiền định mà Ta đã giác ngộ cũng bởi sự tinh tấn chuyên tu mà Ta đã được giải thoát hoàn toàn. Hỡi các Tỷ Kheo! Nếu các con biết mãi mãi tinh tấn tu hành, không bao lâu các con cũng sẽ chứng được quả Bồ đề Vô thượng”.[25, tr.47]

Trước khi nhập Niết Bàn, trong lời di chúc cuối cùng của Đức Phật cũng dạy: “Các con hãy nỗ lực tinh tấn để tự giải thoát”. Bởi thế, trên đường tu tập, người Phật tử luôn trông cậy vào sự cố gắng của chính mình. Họ không ỷ lại vào một ngoại lực nào, vì họ thừa hiểu rằng không một ai, dù là có quyền phép đến đâu cũng chẳng cứu giúp cho họ thoát khỏi được trong đời hiện tại, những nghiệp quả khổ đau mà họ đã lỡ gieo nhân từ tiền kiếp. Cho nên, “Lành do ta giữ cũng do ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta. Không ai có thể làm cho người khác thanh tịnh được”.[5, tr. 47].

Phật giáo dạy rằng, mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm lấy những hành động thiện hoặc ác mà chúng ta đã gây ra và cuộc đời hạnh phúc hay đau khổ cũng do bàn tay chúng ta xây dựng lấy. Vì: “Mọi hành động xấu đều không phải do cha mẹ, bạn bè của ta gây nên mà bởi ta đã tạo ra, cho nên chính ta phải gặt lấy kết quả đau khổ đó”.[10, tr.38]. Người Phật tử biết rằng không phải hoàn toàn ỷ lại vào sự giúp đỡ của Đức Phật, Giáo hội hay của chư Tăng mà mình có thể giải thoát được, nên người phật tử buộc phải trông cậy vào nỗ lực tu tập nơi chính bản thân để tự cứu lấy mình...

Không những Phật giáo đã làm phát triển đức tính tự tin nơi con người mà còn khuyên con người phải sáng suốt trước khi tin vào một điều gì. Phật giáo phủ nhận lối tin vào những tập tục mù quáng hay những quyền lực vu vơ. Muốn đạt được chân lý, giải thoát mọi khổ đau, con người phải tin tưởng vào khả năng giác ngộ và thiền định nơi chính mình. Đức Phật dạy: “Đừng tin vào một điều gì dù điều ấy là khẩu truyền hay những tập quán. Đừng tin theo điều gì dù điều ấy do một bậc Thầy dạy lại. Những điều nào các con tự xét thấy sai lầm, xấu xa sẽ gây đau khổ cho các con và mọi người khác thì các con hãy đừng tin theo” [17, tr.50].

thì hết thảy giáo lý Phật giáo là nền giáo lý dạy về đạo đức, giới thiệu con đường sống ngay trong hiện tại phù hợp với mọi căn cơ, mọi hoàn cảnh, mọi quốc độ, mọi không gian, thời gian, và nền văn hoá đi vào hạnh phúc ngay tại trần gian này giữa cuộc sống vô thường. Nền đạo đức này có đầy đủ tính nhân bản và thực tế. Nếp sống đạo đức của Phật giáo đề cao con người, đưa con người đi vào một vị trí tối thượng, xác định con người có nếp sống đạo đức hướng thượng và hạnh phúc. Đời sống của đức Phật là đời sống bình thường của một con người dựa trên sức mạnh của con người, tự mình đi tìm đạo, tự mình nỗ lực tu tập đến khi chứng quả không nhờ đến một thần lực nào. Với ý chí nỗ lực của con người, Ngài đã đạt được phạm hạnh tối thượng. Niết bàn tối thượng. Ngài nhấn mạnh rằng chỉ có con người mới thoát ra sự khổ đau. Như vậy đạo đức Phật giáo là một nếp sống đề cao vị trí con người và chứng minh rằng con người có khả năng đạt đến quả vị tối thượng, nếu con người có đủ ý chí và nỗ lực của chính bản thân. Hơn thế nữa, đạo đức Phật giáo là nếp sống hoàn thiện, là con đường chân chính đi đến hạnh phúc.

Đạo Phật có sự đồng hành với dân tộc Việt Nam, từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay đã 2000 năm trong lịch sử, nên có thể xem nó như một

Một phần của tài liệu Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)