Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 33)

2.3.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, số liệu

2.3.1.1. Điều tra số liệu thứ cấp

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, hiện trạng môi trƣờng đƣợc thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tuyên Quang; riêng số liệu về nhiệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ, lƣợng mƣa, độ ẩm, lƣợng bốc hơi, chế độ gió, bão…đƣợc thu thập tại trạm khí tƣợng thủy văn tỉnh Tuyên Quang.

- Số liệu liên quan đến khả năng tƣới, tiêu và mức độ ngập úng … đƣợc thu thập tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tuyên Quang.

- Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang đƣợc thu thập tại Cục thống kê tỉnh (theo Niên giám thống kê) và tại UBND huyện Sơn Dƣơng.

- Số liệu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng lúa, hiện trạng sử dụng các loại hình trồng lúa, quy hoạch sử dụng đất lúa của huyện đƣợc thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Nông nghiệp huyện Sơn Dƣơng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tuyên Quang.

2.3.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp

- Thu thập thông tin về đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa bằng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn và điều tra nông hộ (theo phiếu điều tra): Điều tra tình hình sử dụng đất của 150 nông hộ (Điều tra tại 03 xã Đại Phú, Tú Thịnh và Đông Lợi).

- Thu thập thông tin liên quan đến các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất lúa tại 03 xã đại điện cho các vùng có điều kiện TN và ĐK KT-XH đặc thù (150 phiếu điều tra).

2.3.1.3. Xử lý tài liệu, số liệu thu thập

- Tài liệu thu thập đƣợc phân loại theo tiêu chí “đạt” và “không đạt”, các tài liệu đƣợc sử dụng phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, có tính pháp lý, đảm bảo độ tin cậy trong quá trình thực hiện đề tài.

- Thông tin, số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý theo từng nội dung nghiên cứu dƣới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

- Số liệu liên quan đến nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất lúa đƣợc mã hóa về dạng định lƣợng và số liệu đƣợc chạy trên phần mềm XLSTAT2013 và PRIMER 5.0.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu đƣợc lựa chọn dựa trên những tiêu chí sau đây: - Thể hiện tính đại diện của vùng nghiên cứu

- Đa dạng về các loại hình sử dụng đất - Đa dạng về chủ thể tham gia sử dụng đất

- Việc chọn vùng và xã nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và mục tiêu nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện tại 03 xã của huyện Sơn Dƣơng đại diện cho 03 tiểu vùng, cụ thể:

+ Tiểu vùng 1: Cụm địa hình dọc núi, chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, song song với hƣớng gió mùa Đông Nam. Địa hình khu vực này chủ yếu là đồi núi cao thực hiện tại xã Tú Thịnh, có diện tích đất trồng lúa là 265,25 ha, chiếm 3,86% diện tích đất lúa toàn huyện.

+ Tiểu vùng 2: Nằm dọc theo dải sông Phó Đáy của huyện, địa hình chủ yếu là đồi thấp và những dải đất bằng phù sa nằm dọc hai bên bờ sông thực hiện tại xã Đại

Phú có diện tích đất trồng lúa là 442,79 ha, chiếm 6,44% diện tích đất lúa toàn huyện.

+ Tiểu vùng 3: Dọc theo dải sông Lô, địa hình chủ yếu là đồi núi cao, xen kẽ với những khu đồi bát úp ở các xã thuộc vùng hạ huyện Sơn Dƣơng thực hiện tại xã

Đông Lợi, có diện tích đất trồng lúa là 239,59 ha, chiếm 3,49% diện tích đất lúa

toàn huyện.

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm:

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất tính trên một đơn vị diện tích đất (ha) - Giá trị sản xuất GO/ha (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm đƣợc tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm) trên 1 hecta đất

GO = Sản lƣợng sản phẩm x giá bán sản phẩm

- Chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp Dc (Direct Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên nhƣ chi phí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ phục vụ cho sản xuất (không tính khấu hao tài sản cố định và các khoản thuế)

- Giá trị gia tăng VA/ha (Value Added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1 hecta đất.

VA = GO – DC hoặc VA = GO – IE

- Thu nhập hỗn hợp NVA/ha (Net Value Added): Là phần trả cho ngƣời lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu đƣợc trên từng loại hình sử dụng đất của 1 hecta. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống ngƣời lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng.

NVA = VA – Dp - T

Trong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định T là thuế sử dụng đất

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (1 lao động quy đổi hoặc 1 ngày công chuẩn)

- Giá trị sản xuất trên lao động HL

GO (Giá trị ngày công lao động): là chỉ tiêu biểu thị giá trị thu đƣợc bình quân trên ngày công lao động, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý lao động trong quá trình sử dụng đất. Nó không những phản ánh hiệu quả sử dụng đất đai mà còn phản ánh năng suất lao động trong quá trình sản xuất (HLGO = GO/ LD).

- Giá trị gia tăng trên lao động: HL

VA = VA/ LD - Thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động : HL

NVA = NVA/LD * Một số chỉ tiêu khác:

- Hiệu quả ngày công lao động = Lợi nhuận/ số công lao động (Trong đó lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí)

- Hiệu suất đồng vốn (HSĐV) = Lợi nhuận/tổng chi phí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức đánh giá GTSP

Tổng chi

phí Lợi nhuận Giá trị ngày công Lao động Hiệu xuất đồng vốn ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) (1000đ) (lần) Cao >100 >70 >40 >60 >0,7 Trung bình 80 -100 55 - 70 20 - 40 30 - 60 0,3 – 0,7 Thấp < 80 < 55 < 20 < 30 < 0,3

2.3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu rất khó định lƣợng, đặc biệt là phải có thời gian dài, tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, chi tiết để thấy đƣợc những ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau của các loại hình sử dụng đất. Nhƣng do điều kiện thời gian có hạn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tiến hành đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản:

+ Mức độ chấp nhận của ngƣời dân; + Hiệu quả giải quyết việc làm;

+ Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Để đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng để đƣa ra hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất.

a, Cách xác định mức độ chấp nhận của ngƣời dân:

Trên thực tế chúng ta thấy rằng, một mô hình sử dụng đất có đƣợc lựa chọn hay không ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất thì điều quan trọng là phải đƣợc ngƣời dân chấp nhận. Mức độ chấp nhận của ngƣời dân thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức của ngƣời dân, trình độ dân trí, phong tục tập quán, khả năng đầu tƣ, trình độ khoa học kỹ thuật, thị trƣờng.... Tuy nhiên, một mô hình muốn đƣợc chấp nhận thì phải đáp ứng đƣợc 2 yêu cầu:

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt: tức là mô hình có sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại của ngƣời dân;

+ Khả năng đầu tƣ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nào có mức độ đầu tƣ thấp hơn, dễ làm hơn thì sẽ đƣợc ngƣời dân chấp nhận và đƣợc ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng rộng rãi.

b, Hiệu quả giải quyết việc làm

Hiệu quả giải quyết việc làm chính là thể hiện số ngày công lao động đầu tƣ vào mỗi loại hình sử dụng đất. Mô hình nào có số ngày công lao động lớn thì có hiệu quả hơn.

c, Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Đây là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để xác định mức độ, khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các mô hình sử dụng đất phụ thuộc vào những nhân tố sau:

+ Chủng loại sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra nhiều chủng loại sản phẩm mà đƣợc thị trƣờng chấp nhận thì khả năng sản xuất hàng hoá của mô hình đó sẽ cao hơn;

+ Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra số lƣợng hàng hoá nhiều nhất, chất lƣợng cao nhất thì khả năng phát triển sản xuất hàng hoá sẽ cao và có khả năng phát triển.

Bảng 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Mức đánh giá Ký hiệu Khả năng đảm bảo thị trƣờng Khả năng thu hút lao động Mức độ chấp nhận của ngƣời dân

(%) (công) (%)

Cao *** > 60 > 750 > 70

Trung bình ** 45-60 500-750 50-70

Thấp * <45 <500 <50

2.3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá tác động môi trƣờng của việc sử dụng đất là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trƣờng, từ đó loại bỏ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu đối với môi trƣờng. Nhƣng việc xác định hiệu quả về mặt môi trƣờng của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lƣợng, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, phân tích lâu dài. Chính vì vậy đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá tác động môi trƣờng thông qua việc đánh giá thích hợp của cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức đánh

giá Ký hiệu

Giảm thiểu xói mòn, thoái hóa mức cho phép

Khả năng duy trì và cải thiện độ phì cho

đất Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc BVTV (vụ) (%) (%) Cao *** 3 >60 > 40 Trung bình ** 2 30-60 30-40 Thấp * 1 <30 <30 Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất trồng lúa huyện Sơn Dƣơng trồng lúa huyện Sơn Dƣơng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên và Môi trường

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Sơn Dƣơng là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30 km về phía Đông Nam. Ranh giới của huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hƣớng cụ thể nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;

- Phía Đông giáp huyện Định Hoá và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phía Tây, giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 là 78.783,51 ha, chiếm 13,43% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, bao gồm 33 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 32 xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C chạy qua (tuyến giao thông chính nối huyện Sơn Dƣơng với các tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thái Nguyên, Vĩnh Phúc) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và các thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Địa hình cơ bản đƣợc phân loại nhƣ sau:

- Vùng 1: Cụm địa hình dọc theo dải núi Tam Đảo, chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, song song với hƣớng gió mùa Đông Nam. Địa hình khu vực này chủ yếu là đồi núi cao.

- Vùng 2: Nằm dọc theo dải sông Phó Đáy, địa hình chủ yếu là đồi thấp và những dải đất bằng phù sa nằm dọc hai bên bờ sông.

- Vùng 3: Nằm dọc theo dải sông Lô, địa hình chủ yếu là đồi núi cao, xen kẽ với những khu đồi bát úp ở các xã thuộc vùng hạ huyện Sơn Dƣơng.

c) Khí hậu

Khí hậu của huyện Sơn Dƣơng có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu Bắc Á và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

d) Thuỷ văn

Sơn Dƣơng có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố tƣơng đối đồng đều giữa các tiểu vùng. Có 2 con sông lớn là sông Lô và sông Phó Đáy.

- Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua tỉnh Hà Giang xuống Tuyên Quang và đi vào địa phận huyện Sơn Dƣơng với diện tích lƣu vực gần 2.000 km2, lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất là 11.700 m3/s, lƣu lƣợng nƣớc nhỏ nhất là 128 m3/s. Sông Lô có khả năng vận tải tốt cho các phƣơng tiện vận tải hàng chục tấn. Đây là đƣờng thuỷ quan trọng nhất nối huyện với các tỉnh lân cận.

- Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo (Chợ Đồn - Bắc Kạn) với diện tích lƣu vực khoảng 640 Km2. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải thuỷ rất hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Kết quả phân loại, lập bản đồ thổ nhƣỡng theo phân loại đất định lƣợng đã xác định đƣợc 6 nhóm đất bao gồm 13 Đơn vị đất và 20 Đơn vị đất phụ: 1)Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL); 2) Nhóm đất glây - Gleysols (GL); 3)Nhóm đất đen - Luvisols (LV); 4) Nhóm đất xám - Acrisols (AC); 5) Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị - Planosols (PL); 6) Nhóm đất dốc tụ - Regosols (RG).

Bảng 3.1: Bảng phân loại đất theo phân loại định lƣợng FAO-UNESCO-WRB huyện Sơn Dƣơng

TT Tên đất Tên đất Ký hiệu Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ %

(Tiếng Việt) (FAO-UNESCO- WRB)

I NHÓM ĐẤT PHÙ SA FLUVISOLS FL 2.531 3,21 1 Đất phù sa glây Gleyic Fluvisols FL.g 1.650 2,09

1.1 Đất phù sa glây nông, trung tính ít chua

Eutri-epigleyic Fluvisols

FL.g1.e 1.230 1,56

1.2 Đất phù sa glây, trung tính ít chua Eutri-gleyic Fluvisols FL.g.e 360 0,46

1.3 Đất phù sa glây nông, nhiều sỏi sạn sâu

Episkeleti-endogleyic Fluvisols

FL.g1.sk2 31 0,04

1.4 Đất phù sa glây nông, nhiều sỏi sạn nông

Episkeleti-epigleyic Fluvisols

FL.g1.sk1 29 0,04

2 Đất phù sa trung tính ít chua Eutric Fluvisols FL.e 881 1,12

2.5 Đất phù sa trung tính ít chua điển hình Hapli-eutric Fluvisols FL.e.h 881 1,12

II NHÓM ĐẤT GLÂY GLEYSOLS GL 348 0,44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TT Tên đất Tên đất Ký hiệu Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ %

(Tiếng Việt) (FAO-UNESCO- WRB)

3.6 Đất glây trung tính ít chua, điển hình Hapli-eutric Gleysols GL.e.h 254 0,32

4 Đất glây, nhiều sỏi sạn Skeletic Gleysols GL.sk 94 0,12

4.7

Đất glây, nhiều sỏi sạn sâu, trung tính ít chua

Eutri-endoskeletic Gleysols

GL.sk2.e 94 0,12

III NHÓM ĐẤT ĐEN LUVISOLS LV 1.141 1,45 5 Đất đen điển hình Haplic Luvisols LV.h 857 1,09

5.8 Đất đen điển hình Haplic Luvisols LV.h 857 1,09

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)