Chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá tài nguyên phi gỗ của hệ thực thuộc VQG Cúc Phương theo các tiêu chí sau:
2.3.3.1. Thành phần loài
Căn cứ theo tiêu bản thu được, kế thừa các tài liệu nghiên cứu về các loài thực vật làm thuốc, làm thức ăn cho Vọoc mông trắng tại VQG Cúc Phương. Kết hợp các tài liệu tham khảo chuyên ngành, tiến hành chỉnh lý chính xác tên khoa học và xây dựng danh lục theo bảng 2, bảng 3.
Bảng 2. Danh lục đa dạng nguồn tài nguyên phi gỗ tại VQG Cúc Phương
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Công dụng Bộ phận sử dụng
Bảng 3. Danh lục đa dạng nguồn tài nguyên phi gỗ có công dụng làm thuốc tại VQG Cúc Phương
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Bộ phận sử dụng Giá trị sử dụng
Danh mục phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu. Do đó, danh sách các loài theo từng họ, các họ theo từng ngành. Các ngành xếp theo thứ tự tiến hoá, từ thấp đến cao. Ở mỗi ngành, các họ được xếp theo hệ thống alphabet tên khoa học, riêng thực vật Hạt kín thì các họ được xếp vào hai lớp, lớp Hai lá mầm trước, lớp Một lá mầm xếp sau cùng, các họ trong mỗi lớp cũng xếp theo alphabet tên khoa học.
2.3.3.2. Cấu trúc hệ thống của hệ thực vật.
Từ danh lục thành phần loài, tiến hành xắp xếp các loài theo hệ thống các ngành theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao theo bảng 4
Bảng 4. Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Họ Chi Loài
1 Lycopodiophyta Ngành Thông đất 2 Equisetophyta Ngành Cỏ tháp bút 3 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 4 Pinophyta Ngành Thông 5 Magnoliophyta Ngành Ngọc lan 5.1 Magnoliopsida Lớp Ngọc lan 5.2 Liliopsida Lớp Hành
2.3.3.4. Giá trị tài nguyên thực vật
Theo các tài liệu tham khảo chuyên ngành như: Danh lục các loài thực vật Việt Nam [5,6], Cây cỏ có ích ở Việt Nam [15], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
[27], Từ điển cây thuốc Việt Nam [13],... Xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá giá trị sử dụng tài nguyên thực vật trình bày trong bảng 5
Bảng 5. Ký hiệu của các công dụng dùng trong danh lục
TT Nội dung Ký hiệu
1 Làm thuốc T
2 Thức ăn cho người Tng 3 Thức ăn cho Vọoc
mông trắng
Tdv
2.3.3.5. Nghiên cứu về mức độ nguy cấp của các loài quý hiếm
Từ bản danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào danh sách các loài đã được chỉ định trong các danh lục của các chỉ tiêu (danh lục đỏ): Sách đỏ Việt Nam – Phần Thực vật (2007), Nghị định 32 NĐ-CP và khuyến cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc - Trung tâm theo dõi bảo tồn thế giới ( UNEP- WCMC).
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU