c) Trình độ dân trí
2.2.2 Những nét chính trong hoạt động của ngành dulịch thành phố NhaTrang
Trang trong những năm qua và những kế hoạch định hướng hoạt động trong những năm tới.
Thành phố Nha Trang có điều kiện tự nhiên ưu đãi, môi trường tự nhiên trong lành với khí hậu biển trong lành, là một trong 29 vình đẹp nhất thế giới, có nhiềuđảo quanh tạo hệ sinh thái biểnđa dạng. Ngoài ra Nha Trang còn có thời tiết
ôn hoà, ít bão với trên 300 ngày nắng trong năm. Điều đó tạođiều kiện thuận lợi
cho phát triển du lịch tham quan giải trí, du lịch khám phá và nghỉ ngơi chữa bệnh. Thành phố Nha Trang có cơ sở hạ tầng đượcđầu tư phát triển mạnh, hệ thống giao thông , bưu chính viễn thông, bảo hiểm – ngân hàng, bến cảng ,… đặc biệt là hệ
thống nhà hàng, khách sạn rất phát triển. Đó chính là nhữngđiều kiện thuận lợiđể
phát triển du lịch.
Trong những năm gần đây, kinh tế của thành phố Nha Trang luôn tăng trưởng trên 24%/năm. Ngành du lịch thành phố Nha Trang trong các năm qua tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2006 tăng gần 30% so với năm 2005. Đến cuối năm 2006, đã có gần 600 DN hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ du lịch, hơn 100 đơn vị hoạt động lữ hành; 349 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 8.300 phòng, gần 20.000 giường; trong đó có 3 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và hơn 20 khách sạn 2-3 sao... Năm 2006, đã có hơn 1 triệu lượt du khách đến Nha Trang, tổng doanh thu
xấp xỉ 840 tỉ đồng, đạt 112,8% chỉ tiêu, tăng gần 30% so với năm 2005 và chiếm
gần 40% tỉ trọng GDP của tỉnh. Có thể nói du lịch Nha Trang đã đạt những thành tựu rực rỡ. Hiện nay, thành phố Nha Trang đang tiến hành các dự án nhằm xây dựng Nha Trang trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực, cả nước. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà đến năm 2020, về:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương
( 2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác ); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các
cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 8.520 phòng khách sạn trong đó
có 5.500 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng với gần 1.400 phòng đạt tiêu chuẩn 4 – 5
sao, năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp
hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao; năm 2020 đạt gần 21.000
phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 4.000 phòng đạt
tiêu chuẩn 4 - 5sao . Nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn cần khoảng 23.100 tỷ VNĐ, trong đó đến năm 2010 cần khoảng 4.500 tỷ VNĐ, với khoảng 1.350 tỷ (
chiếm 30% ) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường...; giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 8.500 tỷ VNĐ, với gần 1.700 tỷ ( chiếm 20% ) đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du
lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực tôn tạo môi trường... ; giai đoạn 2016 - 2020 gần 10.100 tỷ VNĐ, với khoảng 2.000 tỷ ( chiếm 20%) đầu tư cho các lĩnh
vực hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, môi trường...
Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: Phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch bảo đảm cân đối đầu tư giữa phát triển du
lịch văn hoá, du lịch sinh thái núi và du lịch biển:
- Du lịch biển là thế mạnh truyền thống của tỉnh cần được tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển. Du lịch biển, bao gồm cả du lịch đảo được phát triển ở dải ven
biển với việc chú trọng phát triển các loại hình du lịch thể thao, khám phá, vui chơi giải trí, du lịch tàu biển…
- Du lịch văn hoá dựa trên các di tích lịch sử, các đặc trưng văn hoá có sức
hấp dẫn cao đòi hỏi được tập trung đầu tư phát triển, chú trọng phát triển loại hình du lịch lế hội hành hương kết hợp du xuân, vãn cảnh…
Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch Nha Trang xứng đáng là đô thị du
lịch, trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước cần đẩy mạnh công tác đầu tư theo các hướng :
- Đầu tư cải tạo môi trường du lịch TP. Nha Trang và vịnh Nha Trang trong đó có việc quy hoạch thành phố theo hướng phát triển một đô thị du lịch biển, đô
thị nghỉ mát, tham quan;
- Phát triển hệ thống lưu trú, dịch vụ nhà hàng và vui chơi giải trí cao cấp để
thu hút khách du lịch quốc tế ;
- Phát triển du lịch hội nghị hội thảo, hội chợ , các sự kiện đặc biệt;
- Phát triển du lịch văn hoá gắn với việc tôn tạo hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc nghệ thuật.
- Phát triển du lịch vịnh Nha Trang gắn với các đảo Hòn Mun, Hòn Tre…với
vai trò là khu du lịch quốc gia, tạo thành một trong những trung tâm du lịch biển đảo lớn của cả nước.
- Phát triển các loại hình du lịch đảo, khám phá biển đêm tại khu vực vịnh Nha Trang và đầm Nha Phu…
- Phát triển loại hình du lịch tàu biển để khai thác hợp lý cảnh quan và các di
tích văn hoá khu vực phía tây.
2.3 Các điểm du lịch tại thành phố Nha Trang.
Đi thuyền trên sông Cái, lặn biển, đi vòng quanh các đảo hay thăm thác Ba
Hồ.
Dinh Bảo Đại
Suối khoáng nóng Tháp Bà:
Đầm Nha Phu
Suối Hoa Lan
Đảo Khỉ: năm 2006 có trường đua ô tô loại nhỏ.
Bãi Sạn Hòn Chồng Hòn Tằm
Hòn Mun Hòn Con Sẻ Tre Hòn Ông Đảo Yến Hòn Tre Suối Đổ Suối Tiên Hòn Bà Thác Yangbay
Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Chùa Long Sơn (chùa Phật trắng)
Viện Bảo tàng Hải dương học: viện nghiện cứu biển lớn nhất Đông Dương
với hàng chục ngàn mẫu sinh vật biển, cùng một thư viện sách khoa học quí
hiếm bậc nhất Việt Nam.
Nhà thờ Chánh Tọa (nhà thờ núi).
Viện Pasteur Nha Trang.
Thủy Cung Trí Nguyên.
Đặc sản Nha Trang:
Ngoài các sản vật biển, Nha Trang có nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được
chúng làm từ nước dãi của mình) và nem nướng Ninh Hòa. Ngoài ra, nói đến các
món dân dã Nha Trang còn nổi tiếng qua món bún cá hay bánh căn. Với món bánh
canh Nha Trang thì không giống với bất kỳ ở một địa phương nào khác, nước lèo
được làm từ chất ngọt của cá cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó
Chương 3
PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH
Nghiên cứu khách hàng cho thấy nhu cầu và nhận thức của các khách hàng không giống nhau. Họ không thích sử dụng những sản phẩm giống nhau, một
người thích số người thích sử dụng những sản phẩmđộc đáo phản ánh nhu cầu, cá
tính, lối sống cá nhân của mình. Do vậy, các sản phẩm của một doanh nghiệp
không thể thoả mãn cho tất cả các khách hàng mà chỉ phục vụ tốt nhất cho một vài nhóm khách hàng có nhữngđặcđiểm tương tựđã được lựa chọn.
Phân khúc thị trường là một trong những phương thức marketing nhằm phát hiện những nhóm khác hàng mục tiêu và định vị sản phẩm thích hợp vớiđặc tính của từng nhóm. Sau đó hướng các nỗ lực marketing vào những nhóm riêng biệt
này. Công việc này đòi hỏi doanh nghiệp trước tiên phải nghiên cứu, tìm hiểu
khách hàng một cách khoa học và cẩn thậnđể có những quyếtđịnh phân khúc hiệu
quả.
Cơ bản có 6 loại hình du lịch chủ yếu nhất được phân theo mục đích sử
dụng. Trong 120 mẫu phỏng vấn đã thu được tỷ lệ mẫu của từng loại hình du lịch
như sau:
Bảng 1: Tỷ lệ mẫu thu được theo mục đích của chuyến du lịch
Loại hình du lịch Tần số %
Tham quan giải trí 74 61.7
Kinh doanh công tác học tập 25 20.8
Nghỉ dưỡng chữa bệnh 1 .8
Tham người thân 9 7.5
Tín ngưỡng 3 2.5
Khác 8 6.7
Tổng 120 100.0
Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp 120 mẫu
Biểu đồ 1: Minh hoạ tỷ lệ mẫu thu được theo từng mục đích của chuyến du lịch.
Muc dich khi tham gia chuyen d u lich nay
Khac Tin nguong Tham than nhan Nghi duong chua benh
Kinh doanh cong tac
Tham quan giai tri
3.1 Phát hiện các biến của phân khúc thị trường.
Một số tiêu thức thườngđược dùng để phân khúc thị trường như: miền, khu
vực, khí hậu, tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, chu kỳ đời sống gia đình, tầng
lớp xã hội, lối sống, cá tính, thái độ ( tích cực, tiêu cực ), nhận thức rủi ro ( cao, trung bình, thấp ), sự sẵn sàng đổi mới ( người cách tân, người chấp nhận sớm, người muộn chấp nhận, người không chấp nhận ), sự quan tâm, mức độ trung thành ( trung thành, hay dao động, hoàn toàn không trung thành ), mức độ sử
dụng, nơi sử dụng (ở nhà, nơi làm việc, nơi công cộng, nơi nghỉ mát ), tình trạng
sử dụng (đã sử dụng, chưa sử dụng, không sử dụng ), lý do mua hàng ( cho nhu cầu, cho gia đình, cho bạn bè, cho công việc ), … Các tiêu thức nói trên có thể xếp
theo nhữngđặc điểm cơ bản như đặc điểmđịa lý, nhân khẩu học, tâm lý và hành vi.
Cơ sở phân khúc Tiêu thức
Địa lý Quốc gia, khu vực, miền, vùng, tỉnh, thành phố, nội thành, ngoại thành, khí hậu
Nhân khẩu học Giới tính, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, tầng lớp xã hội, giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng gia đình, quy mô hộ gia đình, chu kỳđời sống gia đình.
Tâm lý học Cá tính, phong cách sống, thái độ, niềm tin, mục đích, nhân thức rủi ro, ( cao, trung bình, thấp ), sự sẵn sàng đổi
mới, sự quan tâm, mứcđộ trung thành, giai tầng xã hội. Hành vi Tình huống sử dụng, mức độ sử dụng, nơi sử dụng, lý do
mua hàng, lợi ích tìm kiếm
Bảng 3: Những cơ sở phân khúc thị trường khách du lịch thành phố Nha
Trang.
Cơ sở phân khúc Tiêu thức
Địa lý Miền
Nhân khẩu học Giới tính, tuổi, số thành viên trong gia đình, nghề nghiệp, vai trò trong gia đình, học vấn, số người tạo ra thu nhập, chi tiêu bản
thân, thu nhập gia đình, tôn giáo. Tâm lý học Niềm tin, thái độ
Hành vi Lợi ích tìm kiếm, đi với ai, số người, địa điểm nơi đến, thời điểmđi, mức chi tiêu cho chuyến du lịch này
3.1.1 Phân khúc thị trường theo đặc điểm địa lý.
Phân khúc thị trường theo đặc điểm địa lý, doanh nghiệp phải chia nhỏ thị
trường thành nhữngđơn vị địa lý như: quốc gia, khu vực, vùng, miền, tỉnh, thành phố,… Và sau đó phải quyết định hoạt động trong một hay nhiều vùng địa lý, nhưng phải chú ý đến những khác biệt về nhu cầu và sở thích của từng vùng địa lý.
Để tìm hiểu việc lựa chọn mục đích đi du lịch của người dân giữa các quận có sự
khác nhau như thế nào ta sẽ dùng phân tích bảng chéo giữa hai biến về nơi khách
đang sống với mụcđích của chuyến du lịch này để xác định mối quan hệ giữa hai biến này.
Bảng 4: Mối quan hệ giữa nơi khách sống và mục đích của chuyến du lịch (Đvt % ) Mục đích chuyến đi du lịch Nơi sống Tham quan giải trí Kinh doanh công tác học tập Nghỉ dưỡng chữa bệnh Thăm thân nhân Tín ngưỡng Khác Tổng Miền bắc 61,7 39,2 21,3 40 0 0 6,4 33,3 2,1 33,3 8,5 50 100 39,2 Miền trung 62 41,9 20 40 2 100 8 44,4 2 33,3 6 37,5 100 41,6 Miền nam 60,9 18,9 21,7 20 0 0 8,7 22,2 4,3 33,3 4,3 12,5 100 19,2 Tổng 61,2 100 20,8 100 0.8 100 7,5 100 2,5 100 6,7 100 100 100
Nguồn: kết quả phỏng vấn trực tiếp 120 mẫu.
Nhận xét bảng số liệu theo cột:
Ta nhận thấy loại hình tham quan giải trí dẫnđầu là ở miền trung ( 41,92 % ) kế đến là miền Bắc ( 39,2% ), loại hình kinh doanh công tác học tập dẫn đầu là miền bắc và miền trung ( đều 40% ), loại hình nghỉ ngơi chữa bệnh chỉ có miền
trung ( 100% ), loại hình thăm thân nhân dẫnđầu là miền trung ( 44,4% ) kế tiếp là miền bắc ( 33,22% ), loại hình tín ngưỡng lễ hội cả ba miền đều như nhau (
33,3%), sau cùng là loại hình du lịch vì mụcđích khác dẫnđầu là miền bắc ( 50% ) sau đó là miền trung ( 37,5% ).
Do số mẫu không đồngđều giữa các miền nên ta nhận xét bảng số liệu theo hàng:
Ở miền bắc dẫn đầu là loại hình tham quan giải trí ( 61,7% ), kế đến là kinh doanh công tác học tập ( 21,3% ) và thăm thân nhân ( 6,4% ). Miền trung dẫnđầu
cũng vẫn là tham quan giải trí ( 62% ) kế đến là kinh doanh công tác học tập
(20%). Tương tự như vậy là ở miền nam ( 60,9% và 21,7% ).
Như vậy cho thấy việc lựa chọn loại hình du lịch giữa các vùng có sự khác nhau rõ rệt.
3.1.2 Phân khúc thị trường theo đặc điểm nhân khẩu học.
Đây là cách phổ biến nhất để phân khúc. Thị trường được được phân chia thành những nhóm căn cứ vào các biến nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, tầng lớp xã hội, giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạnh gia đình, quy mô, hộ gia đình. Những nhóm có cùng mộtđặc điểm về nhân khẩu học thường có nhu cầu và sở thích, thị hiếu tương tự nhau. Hầu hết các công ty đều phân khúc thị trường trên cơ sở kết hợp nhiều tiêu thức nhân khẩu học. Ngay cả khi phân khúc thị trường dựa vào những đặcđiểm khác, đặc điểm nhân khẩu học thườngđược xem xét kết hợp vì chúng dễđo lường hơn.
3.1.2.1 Phân khúc theo tuổi khách hàng.
Để xác địnhở từng loại hình du lịch khác nhau sẽ có độ tuổi trung bình của
khách du lịch là bao nhiêu ta sẽ sử dụng phân tích ANOVA giữa hai biến tuổi của
khách du lịch ( biếnđịnh lượng ) và mụcđích của chuyếnđi du lịchđể tìm ra mối
quan hệ giữa hai biến này.
Bảng mô tả cho thấyđộ tuổi trung bình khi lựa chọn loại hình du lịch tham
gia như sau: Loại hình tham quan giải trí có độ tuổi trung bình là 28 – 29 tuổi, kinh doanh công tác học tập có độ tuổi trung bình từ 26 – 27 tuổi, nghỉ
hội là 52 – 53 tuổi và các loại hình khác là 29 – 30 tuổi. Như vậy, độ tuổi
trung bình khi tham gia vào các loại hình du lịch là 30 – 31 tuổi.
Bảng 5: Mối liên hệ giữa nhóm tuổi của khách du lịch với mục đích của chuyến du lịch.
Loại hình du lịch tham gia Trung bình ( means )
Tham quan giải trí 28.52703
Kinh doanh công tác học tập 26.84
Nghỉ dưỡng chữa bệnh 45
Tham thân nhân 50.55556
Tín ngưỡng 52.66667
Khác 29.5
Tổng 30.63333
Nguồn: kết quả phỏng vấn trực tiếp 120 mẫu.
Kiểmđịnh giả thiết:
Bảng 6: Phân tích ANOVA về mối liên hệ giữa nhóm tuổi của khách du lịch với mục đích của chuyến du lịch
ANOVA Tuoi cua khach du lich
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 5933.172 5 1186.634 9.487 .000
Within Groups 14258.695 114 125.076
Total 20191.867 119
Đặt giả thiết:
H0 Tuổi trung bình của 6 nhóm du khách chọn 6 loại hình là như nhau. H1 Tuổi trung bình của 6 nhóm du khách chọn 6 loại hình là khác nhau. Ta thầy F = 9.487 > 1 Xu hướng bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1. Xét đến giá trị kiểmđịnh Sig, ta thấy Sig = 0,000 < α = 0,05 vậy ta đủđiều kiện
Biểu đồ 2: Mối liên hệ giữa nhóm tuổi của khách du lịch với mục đích của chuyến du lịch.
Muc dich khi tham gia chuyen du lich
Khac Tin nguong
Tham than nhan Nghi duong chua benh
Kinh doanh cong tac Tham quan giai triMean o
f Tuoi c ua kha ch du li ch 60 55 50 45 40 35 30 25 20
Đồ thị trên cho thấy khách hàng có độ tuổi cao thì sẽ có xu hướng tham gia vào các loại hình du lịch tín ngưỡng và thăm thân nhân, còn nhóm trung niên và giới trẻ sẽ lựa chọn cho mình các loại hình tham quan giải trí hay kinh doanh công