8. Hƣớng phát triển của đề tài:
2.5 Xu hƣớng hoạt động M&A thế giới trong thời gian tới 7 4-
2.5.1 Bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Kinh tế thế giới năm 2013 trải qua rất nhiều “nốt trầm” và bị hạ mức dự báo tăng trƣởng nhiều lần trong năm. Trong báo cáo tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 công bố ngày 18/12/2012, Liên hợp quốc (LHQ) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trƣởng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn so với mức dự báo 2,5% hồi tháng 6/2012, và tiếp tục tăng trƣởng “dƣới tiềm năng” với mức tăng 2,4% năm 2013 và 3,2% năm 2014. Trong báo cáo triển vọng kinh tế công bố trƣớc đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng hạ dự báo tăng trƣởng kinh tế thế giới năm 2013 từ 3,4% xuống 2,9% và năm 2014 từ 4,2% xuống 3,4%.
Tăng trƣởng kinh tế giới năm 2013 đối mặt với ba mối đe dọa lớn là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, “vách đá tài chính” ở Mỹ và kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại đáng kể và đứng trƣớc nguy cơ “hạ cánh cứng”. LHQ nhận định rằng mỗi mối đe dọa này đều có thể khiến sản lƣợng toàn cầu mất đi khoảng 1 - 3%. Trong tình huống xấu nhất, một cuộc suy thoái toàn cầu sẽ có thể xảy ra với “ngòi nổ” là ba mối đe dọa nói trên.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), khu vực Đông Á đang phát triển, không tính Trung Quốc, là một điểm sáng hiếm hoi của kinh tế toàn cầu. Màn trình diễn khá ấn tƣợng của những “ngôi sao sáng” Indonesia, Malaysia, Philippines và Mianma sẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của khu vực này lên 5,7% năm 2013 và 5,8% năm 2014. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng (EAP) ƣớc đoán tăng trƣởng 7,5% năm 2012 và 7,9% năm 2013. LHQ dự báo khu vực Đông Á và Nam Á sẽ tăng trƣởng lần lƣợt 5,8% và 4,4% trong năm 2012 và 6,2% và 5% năm 2013.
2.5.2 Tín hiệu mới cho thị trƣờng M&A thế giới.
Tiến hành khảo sát thực nghiệm dữ liệu M&A trong 130 năm để kết luận rằng hoạt động M&A thƣờng nở rộ ngay sau các giai đoạn khủng hoảng tài chính và đổ vỡ thị trƣờng chứng khoán, bất kể khủng hoảng và đổ vỡ đó là nguyên nhân hay kết quả của suy thoái kinh tế.
Sáu tháng đầu năm 2013, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 6%. Theo Gene Sykes, trƣởng bộ phận M&A tại Goldman Sachs, xu hƣớng tích cực có thể đƣợc kéo dài sang năm 2013 bởi các nhà làm luật ở Mỹ và châu Âu ngày càng quyết liệt hơn trong nỗ lực củng cố đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, một khi khủng hoảng nợ ở Eurozone và vách đá tài khóa ở Mỹ đƣợc giải quyết, kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục với sự dẫn dắt của các ngành công nghiệp, công nghệ và tài chính. Kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng tăng trƣởng vƣợt mức dự kiến, gấp 1,5 lần so với cùng kì năm ngoái. Các chuyên gia tài chính – kinh tế hoạt động M&A sẽ khởi sắc trong 6 tháng cuối năm 2013 và trong năm tiếp theo. Các công ty, tập đoàn đang cố gắng tận dụng những ƣu thế về vốn, quy mô, nhân lực,…sẽ tiếp tục dung công cụ M&A làm chiến lƣợc kinh doanh của mình, tranh thủ bành trƣớng thị phần và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, xâm nhập vào các thị trƣờng tiềm năng nhƣ Châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ khi mà thị trƣờng Châu Âu, Bắc Mỹ đã bão hòa. Trong khi đó, M&A các công ty bán lẻ đƣợc chứng minh là một điểm sáng trong thị trƣờng ảm đảm với ít nhất nửa tá các thƣơng vụ trị giá tỷ USD trong khoảng từ tháng 5 trở lại đây.
Một cộng một bằng ba: phƣơng trình này là động lực đặc biệt cho một thƣơng vụ mua bán và sáp nhập. Nguyên tắc then chốt đằng sau việc mua một công ty là nhằm tăng giá trị lớn hơn nhiều lần cho cổ đông chứ không chỉ là tổng của hai công ty. Nói
cách khác, hai công ty Sáp nhập cùng nhau sẽ có giá trị lớn hơn hai công ty riêng lẻ - và ít nhất nó cũng là lý do đằng sau mua bán và sáp nhập.
Nguyên lý này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, thị trƣờng hay bất kỳ yếu tố nào. Những công ty lớn sẽ mua lại các công ty khác nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí. Các công ty sau khi M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị phần lớn hơn và đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Những công ty nhỏ là đối tƣợng bị mua cũng sẵn sàng để công ty khác mua vì nhƣ vậy sẽ tốt hơn nhiều là bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trƣờng.Thêm vào đó, nhu cầu về nguyên liệu thô để đáp ứng khu vực công nghiệp đang bùng nổ khiến số lƣợng các thƣơng vụ liên quan đến các công ty năng lƣợng gia tăng mạnh mẽ. Các thƣơng vụ này chiếm tới 21% tổng số các vụ M&A trong năm nay, tăng gần gấp đôi so với thập kỷ trƣớc.
Thực tế đã chứng minh rằng, giao dịch M&A đƣợc thực hiện trong thời buổi kinh tế ảm đạm sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với giai đoạn khởi sắc của nền kinh tế. Giá vàng giảm kỉ lục trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động thấp,…tạo cơ hội cho các kênh đầu tƣ khác nở rộ. Lƣợng vốn đƣa ra lƣu thông sắp tới ở mức khá cao gần 4.000 tỷ USD bởi lẽ, sau hơn 2 năm ngừng kinh doanh do khủng hoảng kinh tế, các nhóm đầu tƣ tƣ nhân đã bắt đầu kinh doanh trở lại, số lƣợng doanh nghiệp đăng kí kinh doanh mới trên toàn cầu đạt hơn 1,5 triệu trong sáu tháng đầu năm 2013 và theo dự báo con số này sẽ tiệp tục tăng trong dài hạn.
2.5.3 Xu hƣớng:
2.5.3.1 Xu hƣớng "Á hóa" trong lĩnh vực M&A.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tại khối doanh nghiệp ASEAN các thƣơng vụ giao dịch đã đạt đƣợc mức 26,2 tỷ USD, tăng trƣởng trong 6 tháng đầu năm bằng cả con số của năm 2012. Trong năm 2012, tổng giá trị M&A của khu vực ASEAN tăng kỷ lục lên đến 89,4 tỷ USD, chiếm 4% tổng giá trị M&A toàn cầu và 20% của châu Á. Riêng thị trƣờng Việt Nam, tổng giá trị các thƣơng vụ từ ASEAN đạt 643,4 triệu USD với 15 thƣơng vụ và gấp 4 lần năm 2011 (153 triệu USD với 7 thƣơng vụ), chủ yếu là vật liệu xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Nguồn: Baomoi.com.
Hình 2.1: Các quốc gia Châu Á có M&A diễn ra sôi nổi.
Tổng giá trị các vụ M&A ở châu Á chiếm tới 1/3 tổng giá trị toàn cầu. Ngoài thƣơng vụ của Cnooc và Nexen là thƣơng vụ lớn nhất, châu Á còn ghi dấu ấn với thƣơng vụ tỷ phú ngƣời
Thái Lan Charoen
Sirivadhanabhakdi bỏ ra 9 tỷ USD mua lại 70% cổ phần của tập đoàn Fraser and Neave hay tập đoàn Dentsu bỏ ra 3,16 tỷ bảng mua lại tập đoàn
quảng cáo Aegis Group của Anh.
Theo Matthew Hanning, ngƣời phụ trách bộ phận ngân hàng đầu tƣ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng của ngân hàng UBS, các công ty châu Á có nguồn vốn dồi dào trong khi giá các tài sản trên toàn cầu đang ngày càng rẻ đi.
Gần đây, hoạt động M&A vẫn diễn ra chủ yếu tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tốc độ tăng M&A tại các châu lục này đã suy giảm và Châu Á đang trở thành miền đất hứa. Có thể thấy sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho các quỹ đầu tƣ, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hƣớng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh. Bằng chứng là một loạt các thƣơng vụ M&A mới đây cho thấy một tỷ lệ lớn các công ty nƣớc ngoài đang tiến vào thị trƣờng châu Á. Và bản thân các nƣớc đang phát triển cũng mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài để tận dụng công nghệ, tiếp thu trình độ quản lý, tăng cƣờng thị phần, quy mô và giảm đối thủ cạnh tranh.
Xu hƣớng “Á hóa” hoạt động M&A cũng là chiến lƣợc của Mỹ và Châu Âu trong việc cân bằng cung trên thế giới để đối trọng với Trung Quốc. Hạn chế việc trung Quốc chở thành “nhà máy” của thế giới.
2.5.3.2 M&A xuyên biên giới với quy mô công ty mục tiêu lớn.
Các vụ M&A xuyên quốc gia chiếm tới 1 nửa tổng số vụ giao dịch và là mảng chiếm đƣợc nhiều sự chú ý. Từ đầu năm đến nay, tổng giá trị các vụ M&A liên quan đến các công ty ở nhiều hơn 1 quốc gia đã lên đến hơn 720 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm. Khi mà thị trƣờng M&A trong nƣớc không còn hấp dẫn bởi chủ yếu từ sự thay đổi chiến lƣợc M&A của các nhà đầu tƣ. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với mục tiêu nắm giữ các nguồn nguyên liệu thô, năng lƣợng, tiêu dùng, dịch vụ tài chính. Các công ty sẽ tận dụng cơ hội để thôn tính đối thủ, nhiều cái tên quen thuộc sẽ mất đi với giá trị khổng lồ do các công ty thu mua bỏ ra.
2.5.3.3 Tài chính, công nghiệp, năng lƣợng là các lĩnh vực thu hút hoạt động M&A. M&A.
Theo các phân tích và nhận định đáng tin cậy, tài chính, công nghiệp, năng lƣợng sẽ tăng trƣởng cao về quy mô và giá trị giao dịch trong thời gian sắp tới. Bởi đây là các ngành nằm trong sự cạnh tranh quyết liệt của các tập đoàn và tầm nhìn chiến lƣợc cho kinh tế thế giới trong tƣơng lai.
2.6 Thành công và thất bại của M&A thế giới.
Trong suốt hơn một thế kỉ tồn tại, khi các cuộc sáp nhập diễn ra đầu tiên tại Mỹ vào năm 1895 và nhanh chóng lan rộng thành một hoạt động kinh doanh phổ biến trên thế giới và tiếp tục phát triển tới ngày hôm nay. M&A là con đƣờng nhanh chóng và hiệu quả mang lại nhiều thành công cho các công ty nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung, là nhân tố cho sự thành công vƣợt bậc của các nền kinh tế nhƣ Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật,...Kinh tế thế giới bùng nổ đạt mức tăng trƣởng cao nhất trong lịch sử.
Thông qua M&A việc chuyển giao công nghệ sản xuất, quản lý tiên tiến dễ dàng hơn. Sức sản xuất của toàn thế giới tăng đáng kể khi năng suất lao động tăng cao. Tổng sản phẩm nửa cuối thế kỉ XXI tăng gấp 5 lần so với 50 năm trƣớc đó.
Gia tăng năng lực cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế. Động lực thúc đẩy nâng cao trình độ ngƣời lao động.
Loại bỏ những yếu tố sản xuất kém hiệu quả, tăng thêm nguồn lợi.
Khuyến khích ý tƣởng sáng tạo kinh doanh cho những nhà kinh doanh tài năng. Công cụ để Chính Phủ tham gia quản lý nền kinh tế.
Song hoạt động này cũng để lại những thất bại đáng tiếc cho nền kinh tế, cụ thể
Mục đích chính đáng của M&A bị bóp méo, khi một số công ty lợi dụng để thâu tóm đối thủ một cách không công bằng.
Tạo ra hiện tƣợng độc quyền làm giá cả hàng hóa tăng cao, lạm phát. Thất nghiệp tăng cao do lƣợng lao động dƣ thừa từ M&A tạo ra.
2.7 Điểm lại những nguyên nhân thất bại chủ yếu của hoạt động M&A – Kinh nghiệm đƣợc rút ra từ hoạt động M&A thế giới đối với Việt Nam . nghiệm đƣợc rút ra từ hoạt động M&A thế giới đối với Việt Nam .
2.7.1 Điểm lại những nguyên nhân thất bại chủ yếu của hoạt động M&A.
Con số thất bại trong M&A rất cao, tỷ lệ thành công không vƣợt ngƣỡng 35%, tại sao tỷ lệ này lại cao nhƣ vậy?
Nguồn Mẫu Năm khảo sát % Thất bại
Mitchell/EIU 150 1889-1996 70 Coopers & Lybrand 125 1996 66 McKinsey 193 1990-1997 65-70 Arthur Andersen 31 2000 63 KPMG 122 2000-2001 31
Nguồn: Thomson Reuters.com.
Những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến thất bại trong M&A.
Thứ nhất, hoạt động M&A trở nên quá phức tạp thể hiện ở các mặt sau: lĩnh vực và ngành nghề đa dạng, ngƣời thực hiện không có kinh nghiệm, mục đích chiến lƣợc không rõ ràng, do đó khó nhận biết và đánh giá đƣợc những kế hoạch đã đề ra, ngƣời thực hiện không biết sai chỗ nào để sửa.
Thứ hai, bộ máy lãnh đạo thiếu linh hoạt, đôi khi thất bại do một bộ phận nhỏ nào đó gặp khó khăn gây ra nhƣng sự chậm chạp trong bộ máy điều hành là điều cốt lõi.
Thứ ba, các quyết định của ban lãnh đạo đã làm gia tăng rủi ro của công ty đi mua dù vô tình hay cố ý.
Thứ tƣ, suy nghĩ của những ngƣời đề xƣớng và ra quyết định M&A mang tính chất chủ quan, thiên về vận dụng kinh nghiệm, khả năng phán đoán cảm tính hơn là một tính toán, phân tích rõ ràng, khách quan.
Thứ năm, môi trƣờng kinh doanh không ổn định, những biến động ngoài dự tính sẽ gây ra những trở ngại và khó khăn cho chủ thể tham gia M&A.
Thứ sáu, năng lực đội ngũ lao động bị suy giảm. Khác biệt về văn hóa giữa công ty đi mua và công ty mục tiêu, những vấn đề liên quan đến luật pháp, chính trị không đƣợc giải quyết,…có thể làm hủy hoại năng lực làm việc của đội ngũ lao động.
Những nguyên nhân khác góp phần gia tăng tỷ lệ thất bại của hoạt động M&A.
Thất bại vẫn cứ tiếp tục mặc dù nhà quản trị đã cố gắng suy ngẫm và học hỏi. hoạt động M&A vẫn diễn ra sôi động dù biết rằng tỉ lệ thất bại rất cao. Ngƣời thực hiện không hiểu rõ về khả năng thành công của thƣơng vụ, những làn sóng M&A vẫn cứ ồ ạt diễn ra bất chấp một thực tế là có từ 50 – 70% các thƣơng vụ thất bại – một nghiên cứu điển hình của Boston Consulting Group tháng 7 năm 2007.
Đôi lúc M&A đƣợc thực hiện không vì mục đích sinh lợi mà vì trốn tránh một trách nhiệm, áp lực nào đó. Bởi lẽ, M&A không phải lúc nào cũng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ mang lại lợi ích. Mục đích và động cơ M&A bị bóp méo khi các nhà quản trị dùng để biện hộ cho bản thân khi biết rằng thất bại trong tầm tay. Chính vì vậy, những khuyết điểm đã không khắc phục triệt để.
Nhà quản trị thƣờng quá lạc quan và có mức kỳ vọng sai lệch lớn với thực tế. Các công cụ đánh giá rủi ro, phƣơng pháp khắc phục rủi ro đã không đƣợc chú
trọng. Vấn đề đạo đức kinh doanh để thể hiện bản thân. Họ đã quá tự tin trong khả năng quản lý điều hành công ty của mình. Mặc khác, sự lôi kéo từ bên ngoài làm cho họ có những quyết định sai lầm, họ có thể là các ngân hàng, nhà tƣ vấn – có kinh nghiệm và uy tín trong móc nối các công ty thực hiện M&A nhƣng đây cũng là cách họ cho vay và bán dịch vụ cho khách hàng, chính vì vậy họ lôi kéo doanh nghiệp tham gia cuộc chơi.
2.7.2 Bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ hoạt động M&A thế giới đối với Việt Nam. Nam.
Thực hiện M&A với các doanh nghiệp có cùng phạm vi kinh tế để đa dạng hóa sản phẩm.
“Biết ngƣời, biết ta” – điều cần thiết để thành công.
M&A giúp doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng sang các lĩnh vực mới có liên quan.
Nghiên cứu kĩ thị trƣờng mà công ty muốn thâm nhập.
Tận dụng nguồn nhân lực tài giỏi của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc bị mua lại. Rủi ro kĩ thuật mới có thể là nguyên nhân thất bại M&A.
Sự hợp nhất của hệ thống thông tin là một trở ngại lớn cho M&A.
Cần chuẩn bị trƣớc nội dung đàm phán và sắp xếp nội dung đàm phán chu đáo. Cần sự thẳng thắn và dứt khoát trong thực hiện M&A.
Gia tăng sự giao tiếp giữa các nhân viên hai công ty để có sự hợp nhất văn hóa.
2.8 Thực trạng thị trƣờng M&A Việt Nam trong thời gian qua. 2.8.1 Khái quát những nét chính về thị trƣờng M&A Việt Nam.