0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng và hiệu quả của công tác đào tạo, phát triển nguồn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Trang 63 -63 )

b. Mục tiêu cụ thể

3.2.3 Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng và hiệu quả của công tác đào tạo, phát triển nguồn

phát triển nguồn nhân lực

a. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trong toàn ngành cho cả thời kỳ 10 năm (2011-2020), trong đó chia thành hai giai đoạn: 2011-2015 và 2015-2020. Căn cứ kế hoạch này, hàng năm cần tiến hành ra soát, đánh giá nhu cầu để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức cụ thể trong toàn ngành cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

Cải tiến nội dung, chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với đối tƣợng cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành Kế hoạch và Đầu tƣ, trong đó cần tập trung vào việc kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc đào tạo tại chỗ với việc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo ở trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Kịp thời bổ sung, cập nhật những kiến thức, quy định pháp luật mới ƣu tiên cho đối tƣợng cán bộ, công chức ở các địa phƣơng trong cả nƣớc.

58

b. Tuyển dụng lao động đã được đào tạo và tổ chức đào tạo lại

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồ dƣỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững manh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Trên cơ sở đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, lập quy hoạch, kế hoạch bồi dƣỡng toàn diện và thiết thực theo mục tiêu, nhiệm vụ đã định cho từng đối tƣợng. Xác định các giải pháp cụ thể để thực hiện, trong đó tận dụng tối đa các nguồn khả năng trong nƣớc, ngoài nƣớc thông qua các dự án.

Tăng cƣờng hoạt động của Trung tâm Bồi dƣỡng cán bộ Kinh tế - kế hoạch của Bộ hƣớng vào việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nêu trên. Kết hợp và giải quyết hợp lý nhiệm vụ đào tạo cán bộ của Bộ với việc đào tạo cho các địa phƣơng, giữa bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.

Cần ƣu tiên các dự án đào tạo về bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý Ngành Kế hoạch và Đầu tƣ; tập trung cho cán bộ, công chức ở địa phƣơng để nâng cao mặt bằng trình độ chung của cán bộ, công chức trong ngành là thu hẹp khoảng cách giữa Trung ƣơng và địa phƣơng; các dự án đào tạo nhân lực chất lƣợng cao cho Ngành Kế hoạch và Đầu tƣ. Trên cơ sở các dự án nêu trên, tiến hành sàng lọc, lựa chọn những cán bộ, công chức trẻ có triển vọng để tập trung đào tạo, bồi dƣỡng thành các chuyên gia đầu ngành.

c. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong cơ sở đào tạo và thay đổi nội dung đào tạo

Tập trung đàu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, nguồn thu học phí và các nguồn đầu tƣ hợp pháp khác để đẩy nhanh các dự án xây dựng cơ bản, mở rộng cơ sở đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ.

Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ giảng viên; tăng cƣờng đầu tƣ trang thiệt bị, bổ sung giáo trình, hoàn chỉnh nội dung đào tạo, đổi mới phƣơng pháp đào tạo để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo. Cần mở rộng các hoạt động ngoại khóa, đi thực tế trong các khóa đào tạo, bồi dƣỡng để học

59

viên có thể tiếp cận đƣợc những kiến thức thực tế, sát thực hơn với thực tiễn công việc, từ đó có thể áp dụng giải quyết các công việc hàng ngày.

d. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các cơ sở đào tạo

Công tác kiểm tra và đánh giá công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực là công việc phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có trọng tâm, trọng điểm nhằm đánh giá chất lƣợng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực từ việc tuyển sinh, xây dựng chƣơng trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, việc cấp văn bằng, chứng chỉ đến công tác tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ trong Ngành Kế hoạch và Đầu tƣ nhằm phát huy tốt mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng. Vì chất lƣợng đào tạo tốt thì mới có thể nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả lao động và ngƣợc lại, sử dụng lao động tối ƣu sẽ làm đòn bẩy thúc đẩy việc dạy và học ở nhà trƣờng. Trrn cơ sở kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên sẽ kịp thời động viên, khen thƣởng những cơ sở làm tốt nhƣng đồng thời cũng nhắc nhở, chấn chỉnh hoặc xử lý những cơ sở không chấp hnàh theo quy định.

Trung tâm Bồi dƣỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch là đơn vị tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ cho cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành Kế hoạch và Đầu tƣ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Về mặt tổ chức, Trung tâm thuộc Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Vì vậy, hàng năm, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác đánh giá công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của Ngành Kế hoạch và Đầu tƣ một cách chính xác cần phải có sự kết hợp đánh giá của chính các đơn vị có học viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng với Vụ Tổ chức cán bộ thông qua các phiếu điều tra, lấy ý kiến về chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng.

Ngoài Trung tâm Bồi dƣỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ còn có hai đơn vị đào tạo khác là Học viện Chính sách và Phát triển và Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng. Hai đơn vị này tham gia đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu xã hội theo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao hàng năm. Vì thế, ngoài việc kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để nâng cao hơn chất lƣợng của hoạt động đánh giá, kiểm tra chất lƣợng đào tạo đối với Học viện Chính sách và Phát triển và Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng, cần có

60

sự phối hợp giữa hoạt động kiểm tra, đánh giá của Vụ Tổ chức cán bộ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một trong những kênh thông tin để đánh giá chất lƣợng đào tạo là chất lƣợng các học viên, sinh viên của hai đơn vị trên cũng nhƣ số lƣợng hồ sơ đăng ký tuyển trong mỗi đợt tuyển sinh. Yếu tố xu thế, nhu cầu của xã hội về các ngành, nghề đào tạo ảnh hƣởng rất lớn đến số lƣợng hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các trƣờng đại học, cao đẳng nhƣng tiêu chí số lƣợng hồ sơ đăng ký dựa trên chất lƣợng đào tạo cũng là một trong những tiêu chí đánh giá khá sát thực bởi lẽ chất lƣợng đào tạo tốt mới có thể thu hút đƣợc các học sinh tham gia đăng ký dự thi.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Trang 63 -63 )

×