Bài 1: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch sau:Na2CO3 ; NaCl; Na2S; Ba(NO3)2
Bài tập 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các khí đựng trong lọ riêng biệt sau: CO2, NH3, O2.
Bài tập 3: Có hỗn hợp bột gồm kim loại Ag, Al, Fe. Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. Viết PTHH để minh hoạ.
Bài 4: Tách riêng dung dịch từng chất sau ra khỏi hốn hợp dung dịch AlCl3, FeCl3, BaCl2
Bài tập 5: Đốt cháy hoàn toàn một sợi dây đồng nặng 3,84 g trong không
khí. Để nguội chất rắn thu được rồi hoà tan vào dung dịch HCl lấy dư. Được dung dịch X ta thu được kết quả Y. Lọc tách rồi đem nung nóng kết tủa Y đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn 2.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra
b. Tính khối lượng chất rắn 2. Biết hiệu suất của cả quá trình là 90%
Bài 6: Cho 50g dung dịch AgNO3 3,4% tác dụng với 60ml dung dịch NaCl
0,5M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Nếu có chất dư sau phản ứng hãy tính khối lượng hay thể tích dung dịch cần lấy thêm để tác dụng hết với lượng chất còn dư.
Bài 7: Trộn lẫn 200ml dung dịch H2SO4 2,5M với 300ml dung dịch KOH
3M. Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch thu được.
Bài 8: Nêu cách điều chế kim loại Na từ sôđa Na2CO3 kim loại muối Al(NO3)3. Kim loại Fe từ quặng pirit sắt FeS2. Viết PTHH .
Bài 9: Ở sơ đồ bên: A, B là những chất khác nhau hãy tìm A, B và viết
A
Fe Fe B
Bài 10: Viết PTHH thực hiện sơ đồ sau. Tìm các chữ cái A, B, C, D, E biết A, B, C, D, E là những chất khác nhau
A B C
Fe(NO3)3 Fe(NO3)3
D E
Bài 11: Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành 200ml dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Xác định công thức của muối XCl3 và nồng độ mol của các chất tan có trong dung dịch Y.
Bài 12: Nhúng thanh kẽm nặng 37,5g vào 200ml dung dịch đồng sunphát.
Phản ứng xong lấy thanh kim loại ra rửa nhẹ, làm khô, cần được 37,44g a. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng
b. Tính nồng độ mol của dung dịch đồng sunphat ban đầu
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hợp chất hữu cơ A ở thể tích khí cần vừa đủ 9 lít khí Oxi, sau phản ứng người ta thu được 6 lít khí CO2 và 6 lít hơi H2O.
a. Xác định CTPT và CTCT (thu gọn) của A. Biết thể tích các khí được đo ở cùng đk nhiệt độ và áp suất.
b. Cho khí A phản ứng với khí H2 có bột Ni làm xúc tác và đun nóng. Viết
PTHHBài 14: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được CO2 và hơi H2O
theo tỉ lệ. Khối lượng là 11:3
a. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 20. Viết công thức cấu tạo của A
b. Dẫn A vào dung dịch brom dư thì thấy dung dịch brom bị nhạt màu dần. Viết PTHH.