Nhân vật Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương

Một phần của tài liệu nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 55 - 58)

11. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

2.5. Nhân vật Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương

Vũ thị Thiết, người con gái Nam Xương ấy là một phụ nữ “thuỳ mị nết na” lại thêm có “tư dung tươi đẹp”. Cái tư dung tươi đẹp là thứ trời cho, cái thuỳ mị nết na hẳn phải là sản phẩm đào luyện từ Nho gia lễ giáo. Một người con gái như vậy nếu tạo hoá công bằng thì chắc phải phúc lộc dồi dào cả hai. “Trương Sinh mến vì dung hạnh, đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng để cưới nàng về”. Chắc hẳn chàng Trương Sinh muốn mẹ mình có dâu thảo và mình thì có vợ đẹp. Vũ Thị Thiết quả là xứng đáng với lòng mong muốn ấy. Nàng thực sự là người con dâu chí hiếu, người vợ mẫu mực và người mẹ hiền từ. Với mẹ con Trương Sinh, nàng thực sự là báu vật. Dù “ Trương Sinh có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào để vợ chồng phải thất hoà”.

Không may cho nàng, lấy chồng không được mấy lâu thì Trương Sinh phải ra sung lính. Ngày tiễn chồng ra trận, Vũ Thị Thiết đã nói lên điều mong ước giản dị mà đầy tình nghĩa của nàng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn hầu, trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sự uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kì hẹn thay quân hoá muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An, nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rũ bóng, động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.”

Chồng ra trận, nhà chỉ còn con nhỏ, mẹ già, gánh nặng gia đình dồn lên đôi vai Vũ Thị Thiết, lại thêm “ Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”.

Lời nói của bà mẹ chồng trước phút lâm chung: “ Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, cùng vui

sum họp. Song tuổi thọ có chừng, số trời khó tránh. Dầu khan bấc hết, số tận mệnh cùng. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con. Chồng con xa xôi, mẹ chết lúc nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ” là minh chứng cho lòng hiếu nghĩa thật cảm động của Vũ Nương.

Mẹ chồng chết, với nàng thực sự là một cơn dâu bể. Giá như bà đừng chết thì cuộc đời nàng có thể tránh được một bi kịch đau thương. Nàng giờ đây phải lo ma chay, tế lễ cho mẹ chồng và thật là chu đáo nàng đã “lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Bơ vơ thân gái, người con gái Nam Xương chắc trong lòng chỉ có một mối sầu ngưng đọng. Thương con và nhớ chồng, Vũ Thị Thiết thường trỏ bóng mình mà nói với con đó là cha nó. Chi tiết này trong câu chuyện có ý nghĩa nhiều mặt. Nó cho thấy nàng luôn tâm niệm về sự gắn bó của mình với chồng. Nó đồng thời cũng nói lên tình thương con sâu sắc của nàng. Làm như thế, nàng hy vọng đứa con nàng sẽ luôn cảm thấy có cha nó bên cạnh. Nàng là sợi dây kì diệu nối tình phụ tử của chồng nàng với đứa con yêu dấu của nàng.

Bất hạnh và bi kịch của Vũ Nương cũng là bi kịch từ xã hội và gia đình. Chỉ mươi ngày nữa là nàng sinh con mà chồng nàng phải ra trận. Chiến tranh với kẻ nam nhi dĩ nhiên là một điều khủng khiếp bởi “ cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” và Nguyễn Du cũng đã từng tổng kết: “Buổi chiến trận mạng người như rác”. Nhưng chiến tranh bao giờ cũng đối lập với quyền lợi của người phụ nữ bởi nó chỉ mang tới cho người phụ nữ nỗi biệt li cách trở, nỗi nhớ nhung sầu muộn, nỗi lo âu sợ hãi về tính mệnh của chồng mình. Bởi vậy Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn mới mở đầu bằng những câu than thở, oán trách:

Hồng nhan đa truân,

Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân.

Và được Đoàn Thị Điểm diễn ca là: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm tầng trên’

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.

May mắn với Vũ Thị Thiết là chồng nàng lại trở về. Thế nhưng cái may lại thành cái rủi. Cái hành động trỏ cái bóng mình mà nói với con là cha nó của nàng đã được đánh giá là tình thương chồng, thương con sâu sắc lại là căn nguyên tai họa cho nàng vì con nàng thì quá bé mà gã Trương Sinh, chồng nàng, lại cả ghen.

Đúng là chúng ta có thể ít nhiều cảm thông với anh chàng Trương Sinh, sau ba năm đời lính đầy vất vả, nhọc nhằn trở về thì mẹ già đã mất mà hình như lại có một người đàn ông nào đó đã len vào gia đình chàng trong những ngày chàng đi vắng, chiếm mất tình cha con của chàng, chiếm mất tình chồng vợ của chàng. Thế nhưng, anh lính nông dân ấy đã không điều khiển nổi trái tim ghen tuông của mình, dẫn tới cái kết cục cuối cùng là người con gái Nam Xương không có cách nào minh oan cho mình được, chỉ còn cách duy nhất là lấy cái chết để chứng minh tấm lòng trung trinh ấy của mình. Dẫu cho sau này biết rõ sự thực, anh chàng Trương Sinh có lập đàn giải oan cho nàng thì Vũ Thị Thiết cũng mãi mãi không bao giờ trở về được nữa. Sự tiếc thương muộn mằn ấy thật quá nhỏ nhoi so với nỗi hàm oan của Vũ Nương, thật đúng như những câu thơ của Lê Thánh Tông:

Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng Qua đây mới biêt nguồn cơn ấy,

Xã hội ấy đã cướp đi của nàng hạnh phúc của tuổi trẻ và đổ lên vai nàng gánh nặng gia đình. Nàng đã làm tất cả vì gia đình nhưng chính cái gia đình đó đã đẩy nàng đến tới cái chết. Cũng giống như Nhị Khanh, Vũ Nương vượt qua được cái bi kịch do xã hội mang tới nhưng không thoát được bi kịch từ phía gia đình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu số phận người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w