GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC MẠNG INTERNET BƢU ĐIỆN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức và ứng dụng công nghệ này vào cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo tại bưu điện Hà Nội (Trang 92)

Mạng Internet của Bưu điện Hà Nội bao gồm hai thành phần: một là mạng Inernet băng hẹp sử dụng công nghệ Dial-up truyền số liệu Internet thông qua hạ tầng mạng điện thoại PSTN, hai là mạng Internet băng rộng được xây dựng trên nền

85

tảng hạ tầng sử dụng công nghệ xDSL và Metro Ethernet. Do hiện nay các công nghệ xDSL đang nắm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ Internet, số lượng khách hàng chủ yếu là qua mạng Internet băng rộng. Xu hướng trong tương lai cũng theo hướng đó, mạng băng hẹp sẽ dần dần thu nhỏ và tiến tới xóa bỏ. Hơn nữa, việc cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo của Bưu điện Hà Nội cũng được thực hiện hoàn toàn thông qua mạng băng rộng. Do đó, ở đây chúng ta chỉ xét tới mạng Internet băng rộng của Bưu điện Hà Nội.

Mạng băng rộng của Bưu điện Hà nội có 03 thiết bị ERX 1410 kết nối vào mạng core của VNPT, các thiết bị này hoạt động như máy chủ truy nhập đối với các dịch vụ Internet và như PE router đối với dịch vụ mạng riêng ảo. Các thiết bị ghép kênh DSLAM trong từng khu vực được nối ghép với nhau và nối vào các thiết bị ERX 1410 này theo hình cây. Ngoài ra các thiết bị ERX này còn cùng được kết nối vào một mạng quản lý thiết bị.

87

3.1.1. Các công nghệ và giao thức truyền dẫn sử dụng

Hiện nay, các đường truyền dẫn trong mạng Internet băng rộng của Bưu điện Hà nội sử dụng nhiều công nghệ khác nhau. Các đường truyền dẫn kết nối đến các ATM DSLAM thì sử dụng công nghệ ATM trên các luồng truyền dẫn STM-1 sử dụng cáp sợi quang và hay các đường E1. Bên cạnh đó, các đường truyền dẫn trong mạng Metro Ethernet và kết nối đến các IP DSLAM thì sử dụng các luồng quang Ethernet tốc độ 10Gbps hoặc 1Gbps.

Sở dĩ có nhiều công nghệ truyền dẫn được sử dụng là do ban đầu, để tận dụng hệ thống truyền dẫn có sẵn, cộng với việc các dịch vụ băng rộng như VoD, hội nghị truyền hình, game online chưa nhiều, số lượng khách hàng cũng chưa lớn nên các đường STM-1 tốc độ 155 Mbps và thậm chí là các nhóm 8 luồng E1 tốc độ 8x2Mbps = 16 Mbps (đối với khu vực ngoại thành) được sử dụng. Sau này, khi các dịch vụ băng rộng phát triển mạnh, số lượng khách hàng tăng vọt và để kết hợp với việc cung cấp dịch vụ Fiber to the home (FTTH), nên mạng Metro Ethernet được xây dựng với các switch được kết nối bằng các đường truyền dẫn Ethernet quang có tốc độ 10Gbps, các ATM DSLAM cũng đang dần được thay thế bằng các IP DSLAM, kết nối đến các switch trong mạng metro bằng các đường quang Ethernet tốc độ 1Gbps

Một phần của tài liệu Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức và ứng dụng công nghệ này vào cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo tại bưu điện Hà Nội (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)