Vận động các lực lƣợng giáo dục tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường TH Trịnh Hoài Đức đến 2015 (Trang 26)

trò của mình tổ chức, phối hợp tốt với các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

3.2.3. Vận động các lực lƣợng giáo dục tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh: sinh:

Việc giáo dục, rèn luyện hành vi đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học là một quá trình lâu dài và phức tạp. Vì vậy, việc vận động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì, trong quá trình đạo đức cho học sinh tiếp nhận tác động từ nhiều phía: Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Sự kết hợp chặt chẽ này có sự tác động to lớn vào quá tình giáo dục đạo đức cho học sinh đó là: Làm cho các tác động giáo dục đến học sinh được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ; giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu đầy đủ hơn về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp; tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục.

Việc phối hợp các lực lượng các lực lượng giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh cần thực hiện theo cơ chế phân công – hợp tác bằng việc làm cụ thể:

- Nhà trường là cơ quan chuyên trách về giáo dục. Vì vậy, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, thông báo kế hoạch công tác, chủ trương của nhà trường cho ca mẹ học sinh. Nhà trường chủ động vận động phối hợp, hợp tác với cha mẹ học sinh trong việc phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường chú ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh như trao đổi với phụ huynh về ưu , khuyết điểm của học sinh ở trường cũng như ở gia đình để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp.

cho học sinh ở nhà. Nhà trường giúp đỡ cho cha mẹ học sinh hệ thống các nội dung giáo dục, việc làm cụ thể trong việc giáo dục học sinh ở nhà phù hợp với đặc điểm của nhà trường, gia đình, địa phương nhằm kịp thời thông báo cho nhau trong suốt năm học.

- Công tác phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, nhằm bảo bảo mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Hình thức phối hợp cần đực thực hiện đa dạng: trao đổi trực tiếp khi giáo viên đến thăm nhà học sinh, qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Những cuộc trao đổi trực tiếp cho phép các bên nhà trường, gia đình, xã hội có cơ hội trao đổi sâu , cụ thể hơn, giúp cho mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội ngày càng mật thiết hơn, giúp cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua phiếu liên lạc, Đại diện cha mẹ học sinh, điện thoại, đại diện cộng đồng dân cư nơi học sinh cư trú. Trong các hình thức trao đổi gián tiếp, việc trao đổi qua phiếu liên lạc là khả thi hơn. Giáo viên cần gửi phiếu liên lạc đều đặn về gia đình lưu ý đánh giá chính xác quá trình rèn luyện của học sinh hàng tháng cho gia đình rõ và ngược lại.

Cần đảm bảo sự bình đẳng cho học sinh về những cơ may thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách bằng sự quan tâm đặc biệt đền những học sinh đang gặp khó khăn, bất lợi trong các môi trường: nhà trường, gia đình, xã hội. Nhà trường phải là trung tâm văn hóa giáo dục trẻ em, trở thành nơi chủ đạo việc thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục.

Nếu ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội thống nhất nhau về quan điểm, cách làm thì việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại. Để có sự thống nhất trong ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội thì nhà trường đóng vai trò hạt nhân, là trung tâm, là nơi chỉ đạo sự thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường TH Trịnh Hoài Đức đến 2015 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)