5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2.1 Giọng điệu hài hƣớc
Giọng điệu hài hƣớc là giọng điệu chủ đạo xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái khi viết về cái xấu xí, kệch cỡm của con ngƣời hiện đại. Trong truyện Bãi tắm, nhà văn viết về cảnh bà già chụp ảnh trên bãi biển với một giọng điệu thật hài hƣớc, làm ngƣời đọc phải bật cƣời trƣớc những cảnh tƣợng lố bịch: “Bao giờ giơ máy ảnh lên gã cũng hét lên nhƣ đại đội trƣởng thúc quân xông lên quyết tử. Bà Bạch Cốt Tinh cũng bị gã thúc nhƣ thế. Hân hoan đi. Mơ màng đi. Âm u đi. Gã cũng chẳng thèm đến xỉa đến tuổi
tác của bà, gã hét lên nhƣ thể với cặp tình nhân vừa là tình cuối vừa là tình đầu. Đằm thắm đi. Lả lơi đi. Lãng mạn đi.” [50, 107] Hầu nhƣ ở đâu, tác giả cũng phát hiện ra những điều đáng cƣời và để kể, tả lại thì không gì hiệu quả hơn bằng việc sử dụng giọng điệu hài hƣớc. Đây là cuộc thi trạng ở một công ty liên doanh nƣớc ngoài đƣợc miêu tả trong Tin thật lòng: “Một công ty dinh dƣỡng và công nghệ và phần mềm tin học và buôn bán vật liệu công nghiệp mà còn mở cuộc thi trạng. Kỳ thi quan trọng ở hai bài tiểu luận. Bạn hãy khoa học viễn tƣởng science fiction tổng công ty vào năm 2010. Bạn hãy khoa học viễn tƣởng Hà Nội vào đúng năm ấy, 1000 năm Thăng Long. Chính xác là một kỳ thi quan văn” [52, 63]. Lễ phong trạng mới thực sự hổ lốn, nhố nhăng: “Lối vào công ty nhƣ lối dẫn vào triều, chăng đèn kết hoa sặc sỡ. Đèn lồng Tàu phong cách Chợ Lớn. Đèn lồng Nhật phong cách Hội An. Đèn dầu Hoa Kỳ leo trên hàng rào (…) Ba vị tân khoa nhuận sắc vua ban, bƣớc đến sụp lạy bàn thờ tổ tiên chính giữa sân khấu (…) Phó giám đốc Tây cũng áo dài gấm đội mũ cánh chuồn làm quan tể tƣớng, điệu bộ nhƣ bò đội nón” [52, 64]. Giọng hài hƣớc nhiều khi đƣợc thể hiện qua suy nghĩ của nhân vật trong truyện. Trong Tờ khai visa, giọng hài hƣớc là cái cƣời đắc thắng của ông số Một khi khai tờ visa khác hẳn mọi ngƣời. “Làm nhƣ ai xin thị thực cũng đều tìm cách dây dƣa ở lại. Nhầm rồi nhé! Ông chơi khăm cho biết. Đáng lẽ viết No thì ông sổ chữ Never ở mục 22. Đƣơng đơn có ý định tìm việc ở Hoa kỳ không. Never. Không bao giờ. Mục 23 cũng thế. Đƣơng đơn có ý định đi học ở Hoa Kỳ không. Never. Không bao giờ” [50, 29]. Ngƣời đọc cảm thấy đƣợc sự khoái chí, hả hê của ông số Một khi tỏ ra coi thƣờng việc nhập cảnh vào Mỹ. Ở những truyện nhƣ thế này, tác giả tỏ ra là một ngƣời hóm hỉnh, với nụ cƣời hiền lành, vui vẻ, nhà văn kể cho chúng ta những chuyện hài hƣớc mà chúng ta có thể gặp hàng ngày nhƣng không để ý thấy đó thôi.