II. Một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
6. Tín dụng nông thôn và các dịch vụ tài chính
Cùng với quá trình chuyển đổi snag nền kinh tế theo hướng thị trường, Việt Nam đã thực hiện những cuộc cải cách căn bản trong hệ thống tài chính và ngân hàng. Hệ thống tài chính một cấp trước đây đã trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp với sự thành lập của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Gần đây, hệ thống tài chính nông thôn chính thức hỗ trợ cho nông thôn Việt Nam bao gồm Ngân hàng cho người nghèo Việt Nam (VBP), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBARD), và Quỹ tín dụng Nhân dân (PCF). Mục tiêu của hệ thống này là:
(i) Đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp:
(ii) Tăng cường công nghệ sau thu hoạch, xuất khẩu nông nghiệp; (iii) Đa dạng hoá nông nghiệp;
(iv) Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn;
(v) Những mục tiêu khác có liên quan đến người nghèo, giảm tác động của thiên tai...
VBARD có hơn 2600 chi nhánh trên khắp đất nước. Tuy nhiên, hoạt động củaVBARD có liên quan chặt chẽ tới hệ thống thông tin liên lạc và thường đặt trụ sở ở các trung tâm. Điều này có ý nghĩa là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, nông dân rất khó có thể tiếp cận đượcvới hệ thống tín dụng chính thứcvới lãi suất cao. Nhìn chung, theo dự toán, chỉ khoảng 1/3 số nông dân trong nước có thể tiếp cận được với vốn của các tổ chức tài chính Chính
phủ. Hơn nữa, cả VBARD và PCF đều có xu hướng thiên về cung cấp tín dụng của nông hộ giàu có.
Trong năm 1996, Chính phủ đã thành lập Ngân hàng người nghèo (VBP). Với mục tiêu cung cấp vốn vay lãi suất ưu đãi cho những nông hộ nghèo và giúp đỡ cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo. Hoạt động của Ngân hàng người nghèo không phải để kiếm lợi nhuận mà để giúp người nghèo vay vốn với những điều kiện ưu đãi như: không cần vật thế chấp và với lãi suất thấp.
Bảng 3: Vốn vay của VBARD (triệu đồng) 1994 1997 Tỉ lệ tăng
1994-1997 (%)
Tổng 107522055991
Nông nghiệp 8064 1398073
Sản xuất nông nghiệp
Ngắn hạn 5161 6931 34
Dài hạn 1291 2435 89
Kinh doanh nông nghiệp
Ngắn hạn 1290 3414 165
Dài hạn 322 1199 272
Nguồn: MARD. 1998.
Vốn vay VBARD cho ngành nông nghiệp đã tăng nhanh chóng, khoảng 73% trong giai đoạn từ 1994 đến 1997. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ tăng trưởng vốn vay cho sản xuất nông nghiệp là 34% vốn ngắn là 89% vốn vay dài hạn. Nhu cầu vốn của kinh doanh nông nghiệp cũng tăng nhanh. Kết quả là vốn kinh doanh nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, 165% đối với vay ngắn hạn và 272% đối với vay dài hạn trong thời gian từ 1994 - 1997. Có thể nhận thấy rằng dư nợ dài hạn của VBARD cho thấy nhu cầu cao đối với loại
Định hướng, kiến nghị của Việt Nam
Trong quá trình đổi mới trước đây (trước năm 2000), các chính sách chủ yếu nhằm tháo bỏ các ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung như: chính sách đất đai, tự do hóa thương mại, chuyển từ quản lý sản xuất tập thể sang sản xuất hộ gia đình… mở ra nhiều cơ hội lựa chọn và trao quyền cho nông dân. Những thách thức của tình hình mới đang yêu cầu Nhà nước ta chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Chiến lược phát triển của giai đoạn mới cần chuyển sang xây dựng các chính sách và thể chế để tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doang ra quyết định một cách có hiệu quả, tăng cường năng lực và điều kiện để họ thực hiện quyết định của mình.
Điều đó được thể hiện rõ qua các mục tiêu cụ thể sau:
- Tiếp tục khẳng định rõ vai trò của nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Do không thể tích lũy tái sản xuất mở rộng nhờ tích tụ tài nguyên, lại chỉ dựa trên kỹ thuật sản xuất thô sơ, nông dân cần có sự tiếp sức từ bên ngoài để tạo cú hích khẳng định làm ra giá trị gia tăng. Tùy hoàn cảnh từng nước, mà quy mô nguồn kinh phí có thể rất to lớn.
- Nâng cao mức thu nhập trung bình và khả năng tích lũy của hộ nông dân.
- Tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và nông dân.
- Phải tìm ra và khơi dậy những động lực, những nguyện vọng và lợi ích chính đáng, thiết than của nông dân để khai thác được nội lực khổng lồ trong dân.
- Phải mở được đúng “cánh cửa quan hệ sản xuất” thích hợp, giao vai trò lịch sử cho chủ thể mới ở nông thôn – phát triển hợp tác hóa, phát triển nông trại, phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững.
Phát triển nông thôn phải gắn với đô thị, công nghiệp
Phát triển nông thôn phải gắn với đô thị. Chúng ta phải quy hoạch mạng lưới đô thị, đặc biệt là đô thị cấp II, thị trấn thị tứ tại các vùng nông thôn. Nó sẽ là hạt nhân, điểm tựa của các vùng nông thôn kết nối ra bên ngoài. Chính mạng lưới thị tứ, thị trấn, đô thị cấp II là hạt nhân để biến những vùng nông thôn thành những nơi cung cấp dịch vụ cuộc sống mà đô thị không thể có. Thử nhìn vào viễn cảnh trong 20 năm nữa, đất nước ta có 50% dân số sống ở đô thị, những dịch vụ cuộc sống ở nông thôn sẽ giá trị như thế nào?
Phát triển nông thôn gắn với công nghiệp. Nhà nước phải xác định trên cơ sở thế mạnh của từng vùng nông thôn từ đó ưu tiên tối đa về chính sách để các vùng đó phát triển. Ví dụ vùng nông thôn Tiên Lữ (Hưng Yên) có nhãn lồng, nhà nước chỉ ưu tiên phát triển cây nhãn bằng chính sách thuế, tín dụng, kỹ thuật… thôi. Nếu dân ở đây làm cây khác, xây dựng nhà máy chế biến khác nhà nước sẽ đánh thuế cao hơn. Từ đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của nhãn trên thị trường, tạo ra xu thế sản xuất tập trung.