II. Đầu tư – yếu tố quan trọng để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp
3. Nội dung của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp
3.2 Đầu tư vào hàng tồn trữ
Hàng tồn trữ của doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữ trong doanh nghiệp.
Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như là một hiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, yêu hoạt động của doanh nghiệp cho thấy rằng việc đầu tư hàng tồn trừ là cần thiết, bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, hãng có thể dự đoán hay khẳng định giá cả sẽ tăng. Ví dụ giá sẽ rẻ hơn sau này. Tương tự, các hãng có thể om hàng thành phẩm không chịu bán với hy vọng sẽ bán được giá cao hơn trong tương lai gần.
Thứ hai, các hãng có ý định giữ lại hàng dự trữ là do nhiều quá trình sản xuất cần có thời gian để hoàn tất. Một số hàng dự trữ có vai trò là khâu trung gian của các đầu tư vào trước khi chúng trở thành sản phẩm. Nhưng còn một số động cơ khác nữa là để đề phòng nhu cầu về sản phẩm của hãng bất
ngờ tăng lên. Do không thể thay đổi công suất nhà máy một cách nhanh chóng, hãng có thể phải chi trả một khoản lớn cho việc làm ngoài giờ nếu hãng muốn đáp ứng được đơn đặt hàng tăng vọt, do vậy có thể sẽ ít tốn kém hơn nếu giữ một lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột đó. Tương tự, khi có suy thoái tạm thời, việc tiếp tục sản xuất và tích trữ một số hàng không bán được có thể rẻ hơn là phải những khoản trợ cấp tốn kém trả cho số lao động dôi thừa với mục đích giảm bớt lực lượng lao động và cắt giảm sản xuất.
Ngoài hai lý do trên thì đầu tư hàng dự trữ còn có tác dụng điều hoà sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hợp lý, hiệu quả.
Căn cứ vào mục đích dự trữ, dự trữ được chia thành các loại cơ bản sau:
- Dự trữ chu kỳ: là khoản dự trữ thay đổi theo qui mô của đơn đặt hàng. - Dự trữ bảo hiểm: là khoản dữ trữ cho tình trạng bất định về cung cầu và thời gian chờ hàng.
Xét về mặt chi phí, bằng việc giữ lại các hàng hoá lẽ ra có thể bán được, hay mua vào những hàng hoá mà việc mua đó đáng ra có thể hoãn lại, hãng giữ lại khoản tiền đáng ra có thể sử dụng theo cách khác để thu lãi. Do đó, chi phí của việc giữ hàng tồn kho chính là khoản lãi cho số tiền có thể thu được bằng cách bán những hàng hoá này đi hay số tiền bỏ ra để mua chúng.
Khi lãi suất thực tế tăng, việc giữ hàng tồn kho trở nên tốn kém, cho nên các doanh nghiệp hành động hợp lý tìm cách giảm bớt hàng tồn kho của mình. Bởi vậy, việc tăng lãi suất tạo ra áp lực đối với đầu tư vào hàng tồn kho. Chẳng hạn, vào những năm 1980, nhiều doanh nghiệp áp dụng kế hoạch sản xuất “đúng lúc” (Just in time), để cắt giảm khối lượng hàng tồn kho bằng cách sản xuất hàng hoá ngay trước khi bán. Lãi suất cao phổ biến trong phần lớn thập kỷ đó là một cách để lý giải sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh.
Đây là một khoản chi phí tương đôí lớn trong vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình sử dụng phải tính toán kỹ lưỡng, tránh tồn kho quá nhiều hoặc quá ít, đảm bảo hiệu quả của đồng vốn và đáp ứng nhu cầu của thị trường.