- Muốn dạy một tiết gdcd tốt, giáo viên cần nắm vững kiến thức, cách thức soạn Bản đồ tư duy và vận dụng Bản đồ tư duy vào từng tiết học cụ thể. Phải có sự sáng tạo, linh hoạt thay đổi cách kiểm tra, đánh giá bằng bản đồ tư duy để tránh sự nhàm chán với học sinh.
- Bên cạnh đó cần có sự tiềm tòi, học hỏi, lòng nhiệt huyết, sự quan tâm, tính kiên nhẫn để soạn được nhiều bản đồ tư duy có ích.
- Quan trọng nhất vẫn là kết quả học tập của các em học sinh. Vì vậy, cần quan tâm đến quá trình học tập của tất cả các em học sinh chứ không phải chỉ áp dụng Bản đồ tư duy đối với các em học sinh khá, giỏi.
- Sọan BĐTD bằng các phần mềm càng sử dụng GV càng sáng tạo ra nhiều vấn đề mới không chỉ hấp dẫn với HS mà sẽ tạo ra cho chính quí thầy cô lòng ham mê tìm tòi các mới, giá trị mới; Càng yêu thích thêm nghề nghiệp của mình.
III. KẾT LUẬN
- Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình họa với sự kết hợp từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hành động, chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
- Bản đồ tư duy có thể áp dụng cho tất cả các môn học, các cấp học,tất cả các đối tượng.
- Sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp khắc phục tình trạng đọc - chép. Các chi tiết mở rộng liên quan đến tiết học giáo viên có thể gợi ý, từ đó học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc theo từng cá nhân. Ngoài ra, bản đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình, nắm vững kiến thức bài học một cách chắc chắn, chi
tiết. nhờ có những hình ảnh trực quan sinh động mà học sinh có thể nhớ bài lâu hơn cách luyện tập bình thường.
- Muốn dạy một tiết GDCD tốt, giáo viên cần nắm vững kiến thức, cách thức soạn Bản đồ tư duy và vận dụng Bản đồ tư duy vào từng tiết học cụ thể. Phải có sự sáng tạo, linh hoạt thay đổi cách kiểm tra, đánh giá bằng bản đồ tư duy để tránh sự nhàm chán với học sinh.
- Bên cạnh đó cần có sự tiềm tòi, học hỏi, lòng nhiệt huyết, sự quan tâm, tính kiên nhẫn để soạn được nhiều bản đồ tư duy có ích.
- Quan trọng nhất vẫn là kết quả học tập của các em học sinh. Vì vậy, cần quan tâm đến quá trình học tập của tất cả các em học sinh chứ không phải chỉ áp dụng Bản đồ tư duy đối với các em học sinh khá, giỏi.
- Trong các tiết học việc sử dụng bản đồ tư duy có thể tiết kiệm thời gian, vì học sinh có thể dựa vào bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức.
- Việc sử dụng bản đồ tư duy giúp cho giáo viên làm phong phú hơn kho tài liệu về phương pháp và kỹ năng dạy học của mình. Giúp tạo cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực trong học tập.
- Tuy nhiên bản đồ tư duy không phải là một tác phẩm hội họa, cho nên việc dành quá nhiều thời gian để trau chuốt nhằm biến bản đồ tư duy thành một tác phẩm hội họa có thể khiến học sinh lẵng phí thời gian hơn là tiết kiệm, giáo viên giảng dạy cần lưu ý vấn đề đó cho học sinh.
Tóm lại: đưa BĐTD vào giảng dạy là một phương pháp mới hấp dẫn đối với cả GV và HS. BĐTD có thể áp dụng ở tất cả các bài, các phần, các điều kiện vật chất( tùy thuộc vào sự linh họat, sáng tạo của người thầy).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TS.Đặng Thị Thu Thủy. Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy. Dự án phát triển giáo dục THCS II - Viện khoa học giáo dục Việt Nam
[2]. Sách giáo viên và sách giáo khoa gdcd 6,7,8,9, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo. [3] Phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 Profersional và IMINDMAP5. IMINDMAP4.0
[4]. http://vi.wikipedia.org/
[5]. http://kynang.7pop.net
Và các website liên quan khác
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU : ...Trang 1 I. Lý do chọn đề tài :...Trang 1 II. Cơ sở thực hiện đề tài:...Trang 2