MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 100 - 127)

VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

4.2.1. Các giải pháp tăng cƣờng huy động vốn chủ sở hữu

4.2.1.1 Thực hiện cổ phần hoá

Đây là giải pháp mang tính chiến lược và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với định hướng phát triển của TCT GVN. Việc thực hiện cổ phần hoá Công ty mẹ không chỉ là giải pháp có tính quyết định thay đổi hình thức sở hữu của TCT GVN hoặc là việc để quảng bá hình ảnh Tổng công ty.

Thông qua cổ phần hoá Tổng công ty sẽ xác định lại giá trị của doanh nghiệp thông qua thị trường tài chính do hiện nay giá trị tổng tài sản của Tổng công ty thể hiện qua số sách là số liệu được phản ánh từ thời bao cấp, hiện nay giá trị này không còn đúng đối với nền kinh tế thị trường nữa.

Đồng thời việc cổ phần hoá sẽ góp phần thu hút được các nguồn lực tài chính rất lớn trên thị trường nhờ tham gia đầu tư vào TCT GVN, đây cũng là biện pháp được kỳ vọng nhất trong việc huy động vốn tự có làm vốn đối ứng cho các dự án trọng điểm của TCT GVN.

Theo lộ trình cổ phần hoá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì TCT GVN sẽ thực hiện cổ phần hoá trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, tuy nhiên để tận dụng được những cơ hội thuận lợi từ sự hồi phục và phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính của Việt Nam nói chung cũng như từ nhu cầu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu huy động vốn của công ty nên TCT GVN đã đề nghị Chính phủ cho phép được cổ phần hoá vào năm 2014. Để thực hiện được

mục tiêu trên thì ngay trong năm 2014 TCT GVN cần phải thực hiện các công việc chuẩn bị cho quá trình cổ phần hoá gồm:

- Tiếp tục sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến hành rà soát lại toàn bộ các hoạt động đang thực hiện, các lĩnh vực đang tham gia, thực hiện phân loại các tài sản thuộc sở hữu của Tổng công ty, các khoản đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.

- Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức bộ máy Tổng công ty, xây dựng kế hoạch xử lý lao động dôi dư trước cổ phần hoá và các biện pháp tài chính hỗ trợ cho các đối tượng này theo quy định của pháp luật.

- Lựa chọn các nhà thầu tư vấn cổ phần hoá và định giá doanh nghiệp, trong đó cần chú ý đến vấn đề định giá thương hiệu doanh nghiệp, đây là một vấn đề rất khó để đòi hỏi có được sự chính xác tuyệt đối nhưng lại rất cần thiết để tính toán và xác định đầy đủ giá trị tổng tài sản của Công ty mẹ. Công ty mẹ cần có sự phối hợp và tham khảo với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để có được sự tư vấn, giúp đỡ lựa chọn nhà tư vấn có đủ uy tín và năng lực.

- Lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược và xây dựng kế hoạch đàm phán để tìm được cổ đông chiến lược đích thực nhằm đổi mới năng lực quản lý, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh ở phạm vi toàn cầu.

- Chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đề nghị Nhà nước cho phép tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản của doanh nghiệp. Việc được phép tính giá trị quyền sử dụng đất vào phần vốn nhà nước - vốn chủ sở hữu sẽ tạo điều kiện cho Tổng công ty có thêm một nguồn tài sản để nâng cao năng lực tài chính và sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của doanh nghiệp. Điều này lại càng trở nên quan trọng khi TCT GVN có một điểm đặc thù đó là sở hữu một diện tích đất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn, bao gồm diện tích của 20 Công ty Lâm nghiệp trồng rừng nguyên liệu trải dài trên rất nhiều tỉnh thành trong cả nước và diện tích đất tại nơi đặt các nhà máy sản xuất của Tổng công ty, nếu được định giá đây thực sự là khối

tài sản có giá trị lớn có vai trò quan trọng đối với việc xác định chính xác giá trị của phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giá trị của doanh nghiệp.

Thông qua việc cổ phần hoá để chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tác giả của đề tài này cũng mạnh dạn đưa ra phương án cổ phần hoá cho Tổng công ty để bù đáp số vốn còn thiếu như sau:

4.2.1.1.1. Các giả thiết

 Vốn Nhà nước (tại thời điểm XĐGTDN): V (đồng)

 Vốn điều lệ (sau cổ phần hóa) M (đồng)

 Vốn Nhà nước tại công ty (sau cổ phần hóa) G (đồng)

 Giá bán 1 cổ phần (dự kiến) P (đồng)

 Như vậy số cổ phiếu bán ra công chúng sẽ là: (M-G)/10.000 cổ phần

 Trong đó: Số cổ phần Nhà nước bán bớt là: (V-G)/10.000 cổ phần

 Số cổ phần phát hành thêm là: (M-V)/10.000 cổ phần

Tổng số tiền thu tƣ̀ cổ phần hóa là: P*(M-G)/10.000 (đồng)

Trong đó:

 Tiền thu từ việc bán bớt phần vốn nhà nước: P*(V-G)/10.000 (đồng)

 Tiền thu từ việc bán cổ phần phát hành thêm: P*(M-V)/10.000 (đồng)

Số tiền từ phát hành thêm để lại DN: M-V (đồng)

(tính theo mệnh giá) Tổng số tiền còn lại: P*(M-G)/10.000 – (M-V) (đồng) Thặng dƣ từ đợt phát hành: P*(M-G)/10.000 - (M-V) – (V-G) = P*(M-G)/10.000 - (M-V) (đồng) Chi phí cổ phần hóa dự tính là: 130 .000.000.000 đồng Trong đó:

 Chi phí cổ phần hoá: 6.000.000.000 (đồng)

 Chi phí xử lý tài chính: 100.000.000.000 (đồng)

 Chi phí trợ cấp lao động dôi dư (400 người): 24.000.000.000 (đồng)

Thặng dƣ sau bù đắp chi phí CPH là: P*(M-G)/10.000 - (M-V) - 130 tỉ đồng

Thặng dƣ để lại doanh nghiệp: (M-V)/M*[P*(M-G)/10.000 - (M-V) - 130 tỉ đồng]

Tổng số tiền để lại doanh nghiệp:

4.2.1.1.2. Chi tiết tính toán và kết quả tính toán cho Phương án cổ phần hoá trên

Hình thức cổ phần hóa:

Để Tổng công ty Giấy Việt Nam có đủ vốn thực hiện các dự án, tác giả luận án kiến nghị nên lựa chọn hình thức cổ phần hoá phù hợp là: bán bớt phần vốn Nhà nƣớc và phát hành t hêm cổ phiếu huy động vốn để huy động thêm.

 Với hình thức cổ phần hóa này thì vốn tại công ty (sau cổ phần hóa) sẽ bằng vốn Nhà nước sau khi xác định lại XĐGTDN trừ đi phần vốn Nhà nước đã bán bớt.

Như vậy tổng vốn đối ứng còn t hiều cần huy động qua quá trình cổ phần hóa là 805 tỷ đồng.

Dự tính giá chào bán cổ phần của Tổng công ty Giấy Việt Nam

Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh hệ số P/E để dự tính giá chào bán thành công cổ phiếu. Để thực hiện phương pháp này chúng tôi tìm hiểu về lợi nhuận sau thuế của VINAPACO từ đó tính thu nhập trên đầu cổ phiếu (EPS) và hệ số P/E.

 Lợi nhuận trước thuế năm 2010: 113 tỷ đồng

 Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 180 tỷ đồng.

Dự báo giá chào bán cổ phiếu của Tổng công ty Giấy Việt Nam

Với các dữ liệu trên, chúng tôi đưa ra dự báo giá chào bán cổ phiếu như sau: Căn cứ vào 2 kết quả định giá trên, với nguyên tắc cẩn trọng, tác giả dự kiến mức giá phát hành thành công dự kiến đạt P = 11.000 đồng/ cổ phần. Vì vậy ta sẽ sử dụng mức giá phát hành trên để tính toán Vốn điều lệ cần thiết của Tổng công ty cổ phần nhằm đảm bảo phần vốn giữ lại doanh nghiệp sau CPH >= 805 tỷ đồng.

Bảng 4.2 Dự kiến một số chỉ tiêu chính trong các phương án cổ phần hóa TCT GVN Phƣơng án Vốn điều lệ dự kiến (tỷ đồng) Lợi nhuận 2014 dự kiến ( tỷ đồng) Số cổ phần (triệu cổ phần) EPS (đồng/1 cổ phiếu) Hệ số P/E (lần) Giá phát hành thành công (đồng) 1 1800 180 180 1.000 14 14.000 2 1900 180 190 947 14 13.263 3 2000 180 200 900 14 12.600 4 2100 180 210 857 14 12.000 5 2200 180 220 818 14 11.455 6 2300 180 230 783 14 10.957 7 2400 180 230 783 14 10.957 8 2500 180 230 783 14 10.957

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tính toán quy mô vốn điều lệ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam:

Theo yêu cầu đặt ra, số tiền thu từ cổ phần hóa VINAPACO sẽ được sử dụng đáp ứng cho nhu cầu vốn thực hiện các dự án của Tổng Công ty, vậy:

(M-V)/M*[P*(M-G)/10.000 - (M-V) - 130 tỉ đồng] + M-V = 805 tỷ đồng

Chúng tôi đưa kết quả tính toán được vào công thức trên để xác định Vốn điều lệ (M), cụ thể:

 G - Phần vốn nhà nước để lại tại doanh nghiệp cổ phần hóa: Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa của Tổng công ty giấy Việt Nam là “bán

bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn” thì G chính là giá trị phần vốn nhà nước sau khi xác định lại trừ đi phần vốn bán bớt. Giá trị phần vốn nhà nước xác định lại theo dự kiến của Tổng công ty Giấy Việt Nam: V= 1400 tỉ đồng (tăng khoảng 30% so

với thời điểm thành lập). G dự kiến ở mức 51%-60% vốn điều lệ M (dữ

cổ phần chi phối).

Vậy vốn điều lệ ƣớc tính của Tổng công ty Giấy Việt Nam là:

(M-1.400 tỉ)/M * [1.1 *(M-0,56M tỉ) - M + 1.270 tỉ] + M - 1.400 tỉ = 805 tỉ đồng

Sau khi tính toán, tác giả xác định vốn điều lệ của Tổng công ty ở mức khoảng M = 2.250 tỉ đồng.

 Do đó chúng tôi đề xuất vốn điều lệ của VINAPACO sau cổ phần hóa là 2.250 tỷ đồng trong đó giá trị phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần là 1.250 tỉ đồng (tương đương 56%).

Bảng 4.3 Phƣơng án cổ phần hóa nhằm tăng vốn điều lệ của VINAPACO

Stt Diễn giải

Đơn vị (1000 đồng) I Giả thiết dữ liệu đầu vào làm căn cứ cho việc tính toán:

1 Giá trị vốn NN hiện có 1.045.865.000

2 Trị giá vốn NN khi XĐ GTDN (V) 1.400.000.000 3 Chi phí cho công tác CPH dự kiến 130.000.000

4 Dự kiến giá phát hành /cổ phần (P) 11

II Cơ cấu vốn điều lệ

1 Vốn điều lệ (M) 2.250.000.000

2 Vốn nhà nước tại công ty cổ phần (G) 1.250.000.000

3 Tỉ lệ (%) 56%

5 Tỉ lệ (%) 44%

II Số tiền thu đƣợc từ đợt chào bán

1 Giá trị cổ phần chào bán. (M-G) trong đó: 1.000.000.000

- Giá trị cổ phần phát hành thêm (M-V) 850.000.000

- Giá trị cổ phần nhà nước bán bớt (V-G) 150.000.000

2 Giá dự kiến chào bán /cổ phần 11

- Tổng số tiền thu được, trong đó: 1.100.000.000

- Số tiền thu từ cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá 850.000.000

- Số tiền bán bớt phần vốn nhà nước tính theo mệnh giá 150.000.000

- Thặng dư chào bán cổ phần 100.000.000

III Sử dụng tiền thu đƣợc từ đợt chào bán

1

Số tiền thu từ cổ phần phát hành thêm để lại DN theo

mệnh giá 850.000.000

2 Số tiền còn lại, trong đó: 250.000.000

3 Số tiền thu từ bán bớt vốn nhà nước theo mệnh giá 150.000.000

4 Tổng thặng dư chào bán cổ phần 100.000.000

Phân chia thặng dƣ chào bán cổ phần

Số tiền còn lại để bù đắp cho chi phí cổ phần hóa 250.000.000

Chi phí cổ phần hoá 130.000.000

Số tiền còn lại sau khi bù đắp chi phí cổ phần hóa, trong

đó: 120.000.000

Chuyển về SCIC phần bán vốn nhà nước theo mệnh giá 120.000.000

Thặng dư chuyển về cho nhà nước 0

Thặng dư để lại doanh nghiệp 0

IV

Số vốn để lại doanh nghiệp làm vốn đối ứng cho các dự

4.2.1.1.3: Kết luận

Theo đánh giá của tác giả thì Phương án cổ phần hóa nêu trên đáp ứng được nhu cầu về vốn của Tổng Công ty cho các dự án, đồng thời phương án này có tính khả thi để thực hiện cổ phần hoá bởi các cơ sở sau:

Việc xin giữ lại tiền thu được từ đợt phát hành là phù hợp: Hình

thức cổ phần hóa là “Bán bớt phần vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn”. Với hình thức cổ phần hóa này, theo quy định tại Nghị định

109 và Thông tư 146 về cổ phân hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, toàn bộ tiền thu từ cổ phần hóa được để lại doanh nghiệp phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá (điểm a khoản 2 Điều 45 Nghị định 109), trong trường hợp cổ phần hóa Tổng Công ty nêu trên , giá trị này là 850 tỷ đồng. Phần thặng dư được dùng để bù đắp chi phí cổ phần hóa. Tổng số tiền giữ lại là 850 tỉ, đủ đáp ứng nhu cầu vốn đối ứng trong việc thực hiện các dự án của Tổng công ty.

Mức vốn điều lệ trên là phù hợp và Tổng Công ty hoàn toàn có đủ

khả năng chi trả mức cổ tức 6-7% trên vốn điều lệ vào cuối năm 2015: Với

mức vốn điều lệ 2.250 tỷ đồng, số tiền thu được từ quá trình cổ phần hóa được giữ lại doanh nghiệp (dự kiến 850 tỷ đồng) sẽ được sử dụng cho các dự án của Tổng công ty. Lượng vốn chủ sở hữu còn lại (dự kiến 1.400 tỷ đồng) tiếp tục được sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Lượng vốn này thực chất là phần vốn Nhà nước tại Tổng Công ty khi cổ phần hóa được đánh giá lại sau khi đã trừ đi các chi phí cổ phần hoá và các khoản hỗ trợ cho người lao động khi cổ phần hóa.

4.2.1.2. Khai thác tối đa nguồn vốn nội sinh thuộc chủ sở hữu

Lợi nhuận giữ lại tuy có quy mô không lớn nhưng mang ý nghĩa rất quan trọng vì nó không chỉ là nguồn bổ sung cho vốn chủ sở hữu mà còn cho thấy sự vững chắc về mặt tài chính và hàm ý sự hấp dẫn của công ty đối với

các nhà đầu tư khi Tổng công ty thực hiện cổ phần hoá. Giải pháp để cải thiện và nuôi dưỡng nguồn này gồm:

- Tổng công ty cần thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, khai thác tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Đa dạng hoá ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra, thực hiện việc đầu tư có chọn lọc, tập trung đầu tư vào các dự án có tỷ suất sinh lời cao.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giữ vững thị phần trong nước và tiếp tục tìm kiếm các khách hàng quốc tế, chú trọng phát triển hoạt động marketing của công ty để quảng bá doanh nghiệp một cách tích cực đến người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước.

4.2.2. Các giải pháp tăng cƣờng vay nợ

4.2.2.1 Vay vốn ngân hàng

Với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ trong có ngành tài chính ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO bắt đầu đã có những tác động tích cực lên hoạt động tài chính ngân hàng trong nước, biểu hiện rõ nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước lớn được Chính phủ cho phép cổ phần hoá, số lượng ngân hàng mới được cấp phép thành lập tăng nhanh chóng, nhiều công cụ tài chính, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới được sử dụng phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, các ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài cũng đang có sự chuẩn bị, tính toán kỹ càng trước thiết lập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Vì thế các hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng ngân hàng đang có sự thay đổi lớn do sự cạnh tranh giữa các tổ chức ngân hàng, các định chế tài chính khác, tác động tích cực của sự cạnh tranh là nguồn vốn cung cấp từ nguồn này có quy mô ngày càng lớn và có sự đa dạng, linh hoạt trong các điều kiện tín dụng thực sự đã mang lại rất nhiều cơ hội vay vốn cho các doanh nghiệp.

Với nhu cầu vốn đầu tư rất lớn của TCT GVN thì khả năng cho vay hiện nay của một ngân hàng riêng lẻ bị giới hạn bởi tỷ lệ dư nợ của một khách hàng trên tổng dư nợ, nên đối với các dự án trọng điểm của TCT GVN đều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại tổng công ty giấy Việt Nam (Trang 100 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)