- Những cuộc họp định kỳ giữa lãnh đạo doanh nghiệp và Công đoàn sẽ giúp xác định và đáp ứng những tâm tư nguyện vọng của NLĐ trước
3.2.9. Tăng cƣờng sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền về lao động
đủ chế độ an toàn lao động cho công nhân lao động, đặc biệt cần quan tâm đến chế độ của công nhân nữ v.v...
3.2.9. Tăng cƣờng sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền về lao động động
Như đã trình bày ở phần thực trạng về đình công, trong các doanh nghiệp tại thành phố còn phổ biến nhiều sai sót về chính sách lao động, vai trò của ngành LĐTBXH, nhất là công đoàn các cấp về quản lý nhà nước còn hạn chế, … đã làm cho đình công ngày càng tăng và phức tạp hơn, nguyên nhân do các cơ quan này chưa nắm được đầy đủ tình hình lao động trong từng loại hình doanh nghiệp.
Thường thì các cơ quan chức năng chỉ biết được những vụ đình công do CĐCS, NLĐ báo cáo hoặc sự phản ánh của cơ quan ngôn luận. Điều đó đã làm cho việc giải quyết các vụ đình công hết sức bị động và mang tính chất đối phó với vấn đề. Vì thế, để giải quyết các vụ đình công một cách thuận lợi và ổn thỏa thì các cơ quan chức năng phải nắm được một cách sâu sát tình hình của các doanh nghiệp và có sự quản lý chặt chẽ đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Việc nắm tình hình này phải được tiến hành thường xuyên và đặc biệt chú ý vào các dịp lễ, tết nguyên đán (thời điểm rất dễ xảy ra đình công) nhằm kịp thời giải quyết các vụ đình công đang manh nha hình thành bởi có nắm được tình hình thực tiễn của các doanh nghiệp ở các địa phương (Quận, Huyện,…) các cơ quan chức năng mới xây dựng được kế hoạch, giải pháp tích cực để giải quyết đình công. Muốn vậy, các cơ quan chức năng cần thông qua CĐCS, đội ngũ những người lao động tích cực và thông qua việc kiểm tra các doanh nghiệp.
Đối với phòng LĐTBXH Quận, Huyện, cần tăng cường sự quản lý nhà nước về lao động thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý nguồn lao động trên địa bàn phường, xã, quận, huyện nối mạng với thành phố và tăng cường sự quản lý hộ khẩu lao động và việc làm trên địa bàn.
Đối với Sở LĐTBXH, cần tăng cường sự quản lý về lao động thông qua công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát việc thi hành các chính sách, các điều luật của Bộ luật lao động của các doanh nghiệp và quản lý có hiệu quả các hoạt động dịch vụ việc làm, hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực. Việc kiểm tra cần có sự phối hợp để cùng kiểm tra, không nên tiến hành đơn lẻ ảnh hưởng đến thời gian của việc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó cần có sự đánh giá một cách khách quan để có biện pháp xử phạt nghiêm khắc các doanh nghiệp có hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của NLĐ.
Đối với cơ quan lập pháp và tư pháp, để giải quyết tốt các vụ đình công trước tiên cần phải có đầy đủ căn cứ luật pháp, không chỉ có luật lao động mà cần có đầy đủ những luật pháp khác và những quy định dưới luật làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thi hành luật. Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa các quy định về chế độ đối với các vi phạm quan hệ lao động đã được quy định trong Luật lao động nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và tính giáo dục của pháp luật, làm cho cả NLĐ và NSDLĐ đều chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, tránh để xảy ra tranh chấp lao động và đình công.
Đối với hệ thống thanh tra, kiểm tra về lao động, cần đổi mới tổ chức thanh tra theo hướng sáp nhập thanh tra chính sách lao động, kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động và thanh tra vệ sinh lao động, quan tâm và đầu tư thích đáng đến công tác thanh tra.
Bên cạnh đó, để tăng cường sự quản lý của cơ quan nhà nước về lao động kịp thời giải quyết tốt các vụ đình công, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho HĐHGLĐCS, hòa giải viên cấp quận, huyện và nghiêm khắc xử lý đối với các hành vi né tránh, đùn đẩy, không giải quyết kịp thời các bên tranh chấp, làm cho NLĐ và NSDLĐ bị bế tắc và có những hành vi trái luật.