Nhiễm môi trƣờng biển do các hoạt động trên bờ

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 106 - 117)

Các hoạt động trên bờ nhƣ chặt phá cây trên các đảo san hô, khai hoang nông nghiệp vùng ven bờ, xây dựng và đô thị hóa (thành phố Hạ Long, Cát Bà, thành phố Nha Trang…), nạo vét luồng lạch và các hoạt động giao thông- cảng, khai thác than (ở Quảng Ninh) và san hô chết (Khánh Hòa)… đã đóng góp phần gia tăng độ đục đáng kể ở vùng ven bờ, gây ảnh hƣởng trực tiếp cho rạn san hô vùng Quảng Ninh – Hải Phòng và Nha Trang. Ngoài ra, ô nhiễm dầu và phù dƣỡng đã xảy ra ở một số vùng.

VIII.4. Rong biển

VIII.4.1. Trữ lượng một số loài rong kinh tế.

- Rong Mơ(Sargassum): Trữ lƣợng các loài Rong mơ ở ven biển nƣớc ta ƣớc tính khoảng 30.000-35.000 tấn (Nguyễn Văn Tiến, 1994). Trong đó Smeclurei có trữ lựơng lớn nhất chiếm khoảng 30%, loài S.siliquosum 10%, loài S. herklotsii 13%. Những loài còn lại chiếm 32% tổng trữ lƣợng. Phú Khánh và Quảng Ninh có trữ lƣợng rong mơ lớn (khoảng 27.200 tấn, chiếm gần 78% tổng trữ lƣợng).

- Rong Câu (Gracilaria): trữ lƣợng rong Câu ở ven biển Việt Nam ƣớc tính khoản 9.300 tấn tƣơi. Khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế có sản lƣợng rong Câu lớn (khoảng gần 6.000 tấn tƣơi, chiếm trên 60% tổng trữ lƣợng). Trong các loài rong Câu, loài

G.chorda 620 tấn, loài rong Câu cong G.arcuata 120 tấn (Nguyễn Văn Tiến, 1994). Khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng loài G.asiatica phân bố trong nhiều ao đầm nƣớc lợ, chiếm diện tích trên 2.000 ha, hàng năm cho sản lƣợng trên 3.000 tấn tƣơi.

- Rong Đông (Hypnea): trữ lƣợng của 3 loài Rong Đông H.japonica, H.boergesenii, H. falsgelliromis xác định ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế ƣớc tính khoảng trên 70 tấn tƣơi trên diện tích khoảng 3 ha (Lê Thị Thanh, 1995).

VIII.4.2. Tình hình khai thác và sử dụng.

Nhiều nƣớc nhƣ Chi Lê, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc hàng năm khai thác và sử dụng hàng chục tấn Rong biển. Ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu khai thác rong câu làm nguyên liệu cho chế biến agar tiêu thụ trong nƣớc. Các loài rong câu chủ yếu đƣợc khai thác là G.asiatica, G.blodgettii, G.tenuistipitata. Năm 1991 sản lƣợng Rong Câu đạt 2.500 tấn khô, đã sản xuất đƣợc khoảng 150 tấn agar từ các cơ sở sản xuất quốc doanh và tƣ nhân. Sản lƣợng rong câu hiện nay chủ yếu là các loài rong câu sinh trƣởng trong đầm phá nƣớc lợ. Nhiều loài rong câu phân bố ở các bãi triều chƣa đƣợc khai thác.

Rong mơ ở nƣớc ta khai thác hàng năm chỉ đạt đƣợc 3-5% trữ lƣợng tự nhiên, năm khai thác nhiều nhất chỉ đạt 25-30%. Khối lƣợng lớn Rong mơ đang bị bỏ phí. Trong những năm tới nếu việc nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng khác của Alginate đối với nền kinh tế quốc dân có thể có nhu cầu về nguyên liệu Rong mơ sẽ tăng lên.

Rong biểnở nƣớc ta đã đƣợc sử dụng làm thực phẩm từ lâu đời, ngaòi ra rong còn đƣợc sử dụng làm thức ăn cho gia súc, phân bón.

VIII.4.3. Nghề trồng rong biển.

Ở Việt Nam đã và đang quan tâm đến việc trồng rong Câu tạo nguyên liệu cho chế biến agar tiêu dùng trong nƣớc, rong Câu nguyên liệu và agar của Việt Nam có đƣợc bán ra ngoài thị trƣờng với số lƣợng không đáng kể. Trồng rong quảng canh cải tiến và trồng rong bán thâm canh, diện tích trồng bán thâm canh còn ít, năng suất mới chỉ đạt 2 tấn khô/ha/năm. Số ít nơi, chủ yếu là diện tích thử nghiệm của các cơ quan nghiên cứu và sản xuất ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế, Ninh Thuận năng suất đạt cao hơn 3-4 tấn khô/ha/năm. Hình thức trồng quảng canh và quảng canh có tác động kỹ thuật (nhƣ bổ sung phân bón...) chỉ đạt vài trăm đến 1 tấn rong Câu khô/ha/năm. Đây là hình thức trồng rong biển chủ yếu ở Việt Nam. Hình thức trồng bán thâm canh ở Việt Nam có thể tận dụng đƣợc diện tích mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ (lãi 6-8 triệu/ha/năm).

Nghề trồng rong câu ở Việt Nam còn có một số tồn tại nhƣ vấn đề phòng trị rong tạp chƣa đƣợc giải quyết tích cực, chƣa tạo đƣợc nguồn giống có chất lƣợng cao, chƣa có mô hình trồng xen canh.

Các loài rong biển kinh tế ở Việt Nam có thể phát triển nuôi trồng: Rong Câu (Gracilaria) có khoảng 3-4 loài.

Rong Kỳ Lân (rong Sụn) (Eucheuma, Kappaphycus) 2-3 loài. Rong Đông(Hypnea) 1-2 loài.

Rong Gracilaropsis 1-2 loài.

Nếu các loài trên đƣợc chú ý phát triển ở những vùng sinh thái thích hợp chắc chắn sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chế biến Agar và Carrageenan ở Việt Nam.

Về tiềm năng, ở Việt Nam có diện tích phân bố tự nhiên của rong Câu tƣơng đối lớn. Tuy vậy có những vùng rong Câu phân bố tự nhiên nhiều hoặc có thể quy hoạch thành những vùng trồng rong Câu nhƣ Yên Hƣng (Quảng Ninh), Cát Hải, An Hải, Đồ Sơn(Hải Phòng), Thái Thụy(Thái Bình), Hải Hậu (Nam Hà), Hoằng Hóa(Thanh Hóa), Nhật Lệ (Quảng Bình), Phá Tam Giang (Thừa Thiên), Thị Nại, Đề Di(Bình Định), Ô Loan(Phú Yên), Phan Rang(Ninh Thuận), ở đây có diện tích từ 2000-2500 ha có thể áp dụng mô hình trồng bán thâm canh, diện tích trồng quảng canh và xen canh khoảng 10.000 đến 15.000 ha. Nếu vận dụng hợp lý diện tích kể trên dựa vào trồng rong Câu thì hàng năm Việt Nam có thể thu đƣợc sản lƣợng rong Câu từ 3-5 ngàn tấn khô.

VIII.4.4. Phân bố.

Khu Vĩnh Thực (Quảng Ninh): Vùng này có bãi rong mơ có diện tích khoảng 1.500 ha, có các loaì ƣu thế Sargassum vietnamensis, S.incanu, Gelidium divaricatum, Codium repens, Gratloupia livida, Monostroma oxispernum...

Khu Vân Hải(Quảng Ninh): Đây là nơi rong mơ phân bố nhiều nhất ở vùng biển Quảng Ninh (1.600 ha) các loài thƣờng gặp ở đây là Sargassum meclurei, S.ciliquosum, Gracilaria salicornia, G.bursa-pastoris, Dilophus radicans.

Khu Cát Bà, Phù Long(Hải Phòng): Đây là những vùng khai thác rong Câu Chỉ vàng quan trọng ở phía bắc Việt Nam. Mấy năm gần đây sự khai thác lộn xộn dẫn đến tình trạng sản lƣợng rong Câu Chỉ vàng giảm nhiều và thay vào đó là loài rong Câu gai (Acanthophora). Biện pháp bảo vệ: khai thác đúng mùa vụ, lƣu giữ giống với lƣợng thích hợp để tái tạo nguồn lợi, phát triển nuôi trồng.

Khu phá Tam Giang(Thừa Thiên – Huế): Đây cũng là nơi có tiềm năng nguồn lợi rong Câu lớn. Diện tích phân bố tự nhiên của rong Câu lên đến 10.000 ha. Ở đây cần phải có biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trƣờng, giữ sự ổn định môi trƣờng sinh thái tự nhiên. Khu Thuận An Cầu Hai có thế trở thành trung tâm sản xuất giống rong Câu lớn nhất miền Trung Việt Nam cần đƣợc quan tâm bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững tiềm năng nguồn lợi rong Câu ở vùng này.

Một số nơi nhƣ Sơn Trà, Tam Quan (Quảng Nam – Đà Nẵng), Bình Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Chồng (Khánh Hòa), Sơn Hải (Thuận Hải) là nơi có nguồn lợi rong mơ khá lớn và cần đƣợc bảo vệ.

Phân bố ngang của rong câu theo vĩ độ ta thấy ở ven biển phía Bắc Việt Nam có 13 loài, phía Nam có 11 loài, có 5 loài chung cho cả hai miền Nam Bắc(Gracilaria crssa, G.arcuata, G.asiatica, G.blodgettii, G.gigas).

Phân bố sinh vật lƣợng và mật độ của rong theo mặt ngang có khác nhau ở các loài. Loài rong Câu Chỉ vàng (G. asiatica), rong Câu Thắt (G. blodgettii), rong Câu Mảnh (G. tenuistipitata) có sinh vật lƣợng tự nhiên cao ở đầm phá nƣớc lợ miền Bắc (đại diện là Hải Phòng, Quảng Ninh) có mật độ và sinh vật lƣợng lớn hơn cả. Loài G. tenuistipitata có mật độ và sinh vật lƣợng tự nhiên cao nhất ở vùng đầm phá miền Trung (đại diện phá Tam Giang). Sinh lƣợng của G. asistica đạt giá trị cao nhất ở nhiều đầm nƣớc lợ Hải Phòng, là 304kg/m2. Sinh lƣợng cao nhất của G. tenuistipitata ở đầm phá Tam Giang 2 – 3 kg/m2

. Gía trị sản lƣợng rong Câu ở Việt Nam chủ yếu là sản lƣợng khai thác tự nhiên và nuôi trồng của 3 loài kể trên trong các vùng nƣớc lợ, đồng muối và đầm phá nƣớc lợ.

Phân bố của rong Câu theo chiều thẳng đứng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến, 1987 đã chia ra ở bảng sau :

Bảng 58: Phân bố sinh lƣợng (g/m2) theo mực triều (m) của một số loài rong Câu của vùng Cẩm Phả (Quảng Ninh) Mực triều (m) Loài 1,0 0,8 0,6 0,4 0,2 0,0 0,2 Gracilaria asiatica 20 23 58 70 120 150 100 G. blodgettii 50 42 87 72 68 119 66 G. chorda 10 40 110 150 98 120 85 G. arcuata 22 31 20 34 40 26 19 G. bursa-pastoris 17 51 67 80 92 16 13 G. gigas 17 103 67 69 82 G. crassa 27 41 88 86

Bảng cho thấy hầu hết các loài rong Câu phân bố ở vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh đều có sinh lƣợng tự nhiên cao nhất ở mực nƣớc là 0 và 0,2 m.

Phân bố theo thời gian trong năm của rong Câu ở Việt Nam bị chi phối lớn nhất bởi 2 yếu tố độ mặn và nhiệt độ (quan trọng hơn cả là độ mặn).

Trong 1 năm ở Việt Nam rong Câu sinh trƣởng và phát triển trong khoảng 8 – 9 tháng, trong đó khoảng 2 – 3 tháng mùa mƣa(miền Bắc từ tháng 7 – 9, miền Trung từ tháng 11 - 1) độ mặn giảm thấp (nhỏ hơn 5%0) rong ngừng sinh trƣởng phát triển hoặc bị tàn lụi.

VIII.5. Nguồn lợi động vật bò sát.

VIII.5.1. Nguồn lợi rắn biển

Theo Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam (1996), các loài rắn biển đều thuộc họ Hydrophiidae có khoảng 50 loài thuộc 16 giống. Thân rắn dài, có loài đạt gần 3m, có cấu

tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống trong nƣớc biển. Toàn thân nhất là phần sau dẹt bên, hình mái chèo. Đầu nhỏ phủ các phiến sừng. Lỗ mũi có khoang chắn nƣớc, ngăn nƣớc chảy vào khoang mũi. Vùng quanh họng có các tuyến với hệ thống mao mạch phát triển, có khả năng hấp thụ ôxy hoà tan trong nƣớc, nhờ thế rắn biển có thể lặn trong nƣớc lâu. Răng nanh rắn ở cuối hàm trên có nọc độc có thể làm chết ngƣời. Phần lớn các loài rắn biển đẻ con, chúng sống ở vùng nhiệt đới, nhiều nhất ở vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Binh Dƣơng.

Một sô loài rắn biển thƣờng gặp:

1. Đẹn Đuôi Gai: Aipysurus eydauxii Gray

2. Đẹn Khoang Cổ mảnh Hydorphis borrokii Guinther

3. Đẹn Cặp Long đầu nhỏ Hydorphis fasciatus Smith

4. Đẹn Khoanh Hydorphis cyanocinctus Daudi

5. Đẹn Mỏ Enhydrina schistosa Daudin

6. Đẹn mõm nhọn Kerilia jerdoni Gray

7. Đẹn vẩy bụng không đều Thalassophina viperina Schmidt

8. Đẹn bụng vàng Hydrophis coerulescens Shaw

9. Đẹn Vết Hydrophis ornatus Gray

10. Đẹn Vạch xám Hydrophis torquatus Daudi 11. Đẹn Vạch Hydrophis parviceps Smith 12. Đẹn Cơm Lapemis hardwickii Gray 13. Đẹn Vẩy đầu phân Kolpophis annandalei Laidlaw 14. Đẹn Sọc dƣa Pelamis platurus L

15. Đẹn đầu nhỏ Microcephalophis gracilis Shaw

VIII.5.2. Rùa biển

Rùa biển ở nƣớc ta tuy giống loài không nhiều nhƣng chúng có giá trị kinh tế đáng kể. Tuy vậy việc khai thác và nuôi rùa biển chƣa trở thành một ngành công nghiệp, có nơi khai thác có hiện tƣợng không hợp lý. Việc nghiên cứu rùa biển ở nƣớc ta cũng chƣa đƣợc nhiều.

- Đồi Mồi (Eretmochelys imbricata Linne, 1976):

Phân bố: Trung Quốc và Việt Nam, ở biển nƣớc ta phân bố rộng khắp từ vịnh Bắc Bộ đến vinh Thái Lan. Các đảo Cát Bà, Hoàng Sa, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc đều có phát hiện.

Giá trị kinh tế: Vẩy Đồi Mồi (các tấm ở mai) rất có giá trị kinh tế, dùng làm mỹ nghệ, chế đồ trang sức để xuất khẩu. Thịt Đồi Mồi không ngon lắm. Đồi Mồi còn có thể nuôi đƣợc trong ao đầm nƣớc mặn để lấy vẩy.

Mùa khai thác: quanh năm, nhƣng rộ nhất vào khoảng tháng 2-6, đây là mùa đẻ của Đồi Mồi, chúng sẽ vào gần bờ và lên bãi để đẻ trúng.

Khối lƣợng trung bình 40-50 kg, chiều dài trung bình 70-95 cm. Thời kỳ đẻ trứng là tháng 2-6, lƣợng trứng trung bình 30-70 ổ trứng, hàng năm mỗi ổ 70-140 trứng. Ổ trứng sâu 40-50 cm, trứng nở sau 45 ngày ấp. Mồi ăn của đồi mồi là cá, các động vật không xƣơng sống trong đó có san hô mềm.

- Vích (Chelonia mydas Linne, 1785)

Tên địa phƣơng: Tráng, Đồi Mồi Dứa (Nha Trang). Tên động vật: Testudo mydas Linne, 1758: 197

Sống ở vùng nhiệt đới và phụ nhiệt đới, kết thành đàn ở gần bờ biển, ăn các loại động vật thân mềm, tôm, cua, cá. Phát hiện trong dạ dày còn có các loại rong biển. Đẻ trứng, Vích bới cát để làm tổ đẻ, mỗi tổ có độ 150-200 quả trứng. Mùa đẻ tháng 3-5. Vích nặng đến 5 tạ, dài hơn 1m.

Phân bố: Nhật Bản, Trung Quốc, Srilanca, Châu Úc, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Sinh học: chiều dài thƣờng gặp là 1m, khối lƣợng 150 kg, Vích thƣờng đẻ trứng vào tháng 3-8, đẻ 1500-5000 tổ mỗi năm, mỗi tổ đẻ 80-150 trứng, độ sâu tổ 50-60 cm. Trứng nở sau 50 ngày ấp. Thức ăn chủ yếu là các loài cỏ biển.

- Rùa Da (Dermochelys coriaceac Linne, 1766)

Phân bố ở tất cả vùng nhiệt đới thuộc các đại dƣơng, ở biển nứoc ta đã phát hiện đƣợc ở vùng vinh Bắc Bộ và biển Trung Bộ. Thịt rùa da rất ngon nhƣ thịt bê, trứng bổ. Vì sống ở biển sâu nên ít khai thác đƣợc nên ít giá trị kinh tế. Khai thác bằng lƣới cản, giã, câu kiều.

VIII.6. Rừng ngập mặn Việt Nam

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái ven biển có năng suất cao ở vùng ven biển nhiệt đới và rất nhạy cảm với các tác động của con ngƣời và của thiên nhiên.

RNM không những cung cấp các lâm sản có giá trị nhƣ than, củi, gỗ tanin, thức ăn, thuốc... mà còn là nơi sinh sản của nhiều loại hải sản, chim nƣớc, chim di cƣ và một số động vật có ý nghĩa kinh tế lớn nhƣ khỉ, lợn rừng, kỳ đà, chồn, trăn... Sống dƣới tán thảm thực vật ngập mặn là khoảng 1.600 loài sinh vật, trong đó có nhiều thủy đặc sản chỉ sống gắn bó với RNM.

RNM có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích lục địa, hạn chế sự xâm nhập mặn, bảo vệ đê điều đồng ruộng, nơi sống của ngƣời dân ven biển trƣớc sự tàn phá của gió mùa, bão, nƣớc biển dâng; và là bộ lọc tự nhiên các chất ô nhiễm nguồn lục địa do sông đổ ra.

Tuy nhiên thảm thực vật RNM ở Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng. Sau hai cuộc chiến tranh và nhất là cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ (1962 - 1971) đã phá hủy RNM ở ven biển Nam bộ, nơi có rừng tốt nhất, nhiều loài cây nhất ở Việt Nam làm giảm diện tích bố ở ven biển nƣớc ta từ khoảng trên 400.000 ha (miền Nam 250.000 ha) xuống còn 252.500 ha trong đó châu thổ sông Mekông chiếm 191.800 ha (Phan Nguyên Hồng, 1988).

Sau chiến tranh,do sức ép về dân số và kinh tế, RNM tiếp tục bị suy giảm mạnh về diện tích, cấu trúc và chất lƣợng. Tình trạng khai thác phá rừng bừa bãi, phá rừng lấy đất xây dựng đô thị, cảng, sản xuất nông nghiệp, làm ruộng muối, đặc biệt là việc phá rừng kể cả rừng phòng hộ làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ đang là một hiểm hoạ to lớn đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Hậu quả của tác động trên đã làm cho diện tích đất thoái hóa ngày càng tăng, khí hậu đang diễn biến theo chiều hƣớng xấu đi rõ rệt, nƣớc mặn lấn sâu vào nội địa, nguồn giống tôm, cá giảm, nhiều loài hải sản mất nơi sống, một số loài cá mất bãi đè, hiện tƣợng xói lở bờ sông, bờ biển diễn ra hàng ngày do mất rừng, đời sống của ngƣời dân nghèo ven biển bị đe doạ.

VIII.6.1. Thành phần và sự phân bố của hệ thực vật trong vùng RNM Việt Nam

Theo Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam (1996), đã xác danh mục thành phần các loài cây trong RNM Việt Nam cùng một số chỉ tiêu khác nhƣ dạng sống, môi trƣờng, khu phân bố của 74 loài trong 2 nhóm:

Nhóm I là những loài cây ngập mặn điển hình, gồm 35 loài thuộc 20 chi và 16 họ.

Nhóm II gồm những loài gia nhập vào RNM thƣờng gặp trong các rừng thứ sinh, rừng trồng, đất bồi cao, ven kênh rạch, chỉ ngập khi triều cao hoặc ít khi ngập triều. Nhóm này gồm 39 loài thuộc 35 chi, 27 họ. ngoài ra còn một số loài ngẫu nhiên từ nội điạ chuyển ra.

Số loài cây ngập mặn ven biển Nam Bộ (69 loài) phong phú hơn cả ven biển Đông Bắc (34 loài) và ven biển đồng bằng Bắc bộ (24 loài).

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 106 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)