Châu Mỹ 49,4 Châu Âu 24 Châu Á 10,6 Châu Phi 15,2
d. Công giáo tại Việt Nam
+Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Rôma, dưới sự lãnh đạo tinh thần của Giáo hoàng và Giáo triều Rôma. Với khoảng 6,87% (trong tổng dân số).
Xếp thứ ba ở châu Á, sau Đông Timor và Philippines.
Ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ XV và trong thế kỉ XVI đã có một số giáo sĩ phương Tây đến các tỉnh thuộc vùng ven biển nước ta.
Thời vua Lê Trang Tông(1533) các linh mục Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã theo các thuyền buôn tới vùng cửa sông Đáy ở Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ (Nam Định) để truyền đạo.
Sang thế kỉ XVII, công giáo mới thật sự bắt rễ ở một số vùng. Năm 1624, Alexandre de Rhodes ( Pháp) đã đến Việt Nam để truyền đạo, thu hút nhiều người theo đạo
Lịch sử phát triển công giáo Việt Nam đã trải qua gần 5 thế kỉ
+ Tình hình phân bố
Được bắt đầu từ khi các nhà truyền giáo phương Tây đến Việt Nam từ thế kỷ 16 để rao giảng đạo, Công giáo khi ấy còn gọi là Đạo Gia-tô. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, cho đến năm 2005, Công giáo tại Việt Nam hiện có 5,7 triệu tín đồ trong tổng số dân 82 triệu, với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý viên cùng sinh hoạt trong 25 giáo phận với 2.017 giáo xứ dưới sự quản lí của 3 giáo tỉnh.
Nơi tập trung nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam hiện nay là vùng Bùi Chu - Phát Diệm (tỉnh Ninh Bình) và vùng Hố Nai - Biên Hoà (tỉnh Ðồng Nai). Hiện nay, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam được chia thành ba giáo tỉnh:Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh
Giáo hội địa phương Năm thành lập Số giáo phận trực thuộc Nhà thờ chánh tọa Tổng Giáo phận Hà Nội 1960 10 Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse (Nhà thờ Lớn Hà Nội) Tổng Giáo phận Huế