Đây là phương pháp truyền thống. Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ tình trạng nghiên cứu những gì đã làm được và những gì còn tồn tại. Kết quả tổng hợp tài liệu là cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ và hệ phương pháp nghiên cứu phù hợp với vùng làm luận văn tốt nghiệp.
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Nó giúp ta thu thập được những tài liệu quan trọng từ các đề tài, dự án, bài báo khoa học về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, địa hình địa mạo, địa chất cũng như các tài liệu liên quan đến đề tài.
Những tài liệu đã thu thập và tổng hợp, xử lý phục vụ cho đề tài gồm:
- Báo cáo điều tra địa chất khoáng sản biển ven bờ Việt Nam từ 0-30m nước, Nguyễn Biểu, Đào Mạnh Tiến và nnk (2001). Lưu trữ Địa chất Hà Nội.
- Bản đồ phóng xạ Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000, La Thanh Long, Nguyễn Ngọc Chân, Lương Bội Lưu, Nguyễn Văn Viện, Nguyễn Thế Minh và nnk. Lưu trữ Địa chất Hà Nội.
- Báo cáo địa chất và khoáng sản tờ Hà Tĩnh - Kỳ Anh tỉ lệ 1/200.000, Trần Tính (1978), Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản năm 1996.
39
- Nghiên cứu điều tra môi trường phóng xạ các vùng Phong Thổ (Lai Châu), Nông sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận), và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phóng xạ, Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Mã số DTDL-10/2005. Đào Mạnh Tiến chủ nhiệm, Lưu trữ Bộ Khoa học Công nghệ.
- Đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường phóng xạ trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh, Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, Đào Mạnh Tiến (2010), Lưu Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh.
- Các bài báo, báo cáo khoa học về địa chất khoáng sản, địa chất môi trường có liên quan tới vùng nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí trong và ngoài ngành. Các tài liệu trên sau khi thu thập sẽ được tổng hợp xử lý cùng kết quả khảo sát mới và lựa chọn trích dẫn đưa vào báo cáo chung của đề tài.