- Tính chất chung:
Nhóm β-Lactam-Phân nhóm Cephalosporin
*Phân nhóm Cephalosporin - Phân loại:
Dựa vào khả năng kháng Beta-lactamase và phổ kháng khuẩn, có thể chia các Cephalosporin làm 4 thế hệ:
Cephalosporin thế hệ I: Gồm các hợp chất bị thủy phân bởi các Cephalosporinase như Cephalothin, Cephaloridin, Cephalexin...
Các Cephalosporin thế hệ I có tác dụng với các cầu khuẩn gram(+), gram(-), một số trực khuẩn gram(-), với các
Eschericha coli, Klebsiella, Salmonella, Pneumoniae (tương tự như Ampicilin),
Cephalosporin thế hệ II: Gồm các dẫn chất kháng các Beta- Lartamase như Cephamandol, Cefuroxim, Cefoxitin...
Cephalosporin thế hệ II bền vững với Beta-lartamase, tác dụng với cầu khuẩn gram(+) như thế hệ I (trừ Cephalothin, Cefazolin, Cefoxitin yếu hơn), tác dụng mạnh hơn với các cầu khuẩn gram(-) như Enterbacter (CefamandoL), Citrobacter
(Cefuroxim), vi khuẩn yếm khí (Cefoxitin).
*Phân nhóm Cephalosporin
Cephalosporin thế hệ III: Gồm các thuốc có tác dụng mạnh hơn với các chủng Gram(-), khả năng khuếch tán tới các bộ phận tốt hơn, thời gian bán hủy lâu hơn như Cefixim
Cefoperazon, Ceftriaxone...
• Cephalosporin thế hệ III có tác dụng mạnh với các vi khuẩn
gram(-), trực khuẩn mủ xanh (như Cefoperazon,
Ceftazidim), còn với vi khuẩn gram (+) yếu hơn thế hệ 1.
Cephalosporin thế hệ IV: Gồm các thuốc có phổ tác dụng rộng hơn thế hệ III, nhất là tác dụng mạnh với các chủng gram(-) và bền vững hơn với các Beta- lartamase nên hiệu quả điều trị cao hơn so với các thế hệ trước nó (như Cefepim).
• Các Cephalosporin thế hệ IV có tác dụng tương tự như thế
hệ III, nhưng bền vững hơn với một số Beta- lactamase, tác dụng mạnh với vi khuẩn gram(-) đã kháng với thế hệ III
Nhóm β-Lactam-Phân nhóm Cephalosporin