NGƢỜI
Trong cơ thể con người, thông thường sự xâm nhiễm Pb của thai nhi qua nhau thai người mẹ xảy ra rất sớm (từ tuần thứ 20 của thai kì) và tiếp diễn suốt thời kì mang thai. Trẻ em có mức hấp thụ Pb gấp 4-5 lần người lớn. Mặt khác thời gian bán hủy sinh học Pb ở trẻ em cũng lâu hơn nhiều so với người lớn. Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống và phụ nữ có thai là những đối tượng mẫn cảm với những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe do Pb gây ra [8].
Pb cũng kìm hãm chuyển hóa canxi bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D. Pb gây độc cả hệ thống thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên [8].
Pb tác dụng lên hệ thống enzyme, nhất là enzyme vận chuyển hydro. Khi bị nhiễm độc, người bệnh có một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc Pb có thể gây ra những tai biến như đau bụng, đường viền đen burton ở lợi, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến não, nếu bị nặng có thể dẫn tới tử vong. Tác dụng hóa sinh chủ yếu của Pb gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp máu, phá vỡ hồng cầu. Pb ức chế một số enzyme quan trọng cuả q trình tổng hợp máu do tích đọng các hợp chất trung gian của qúa trình trao đổi chất. Pb kìm hãm việc sử dụng O2 và glucoza để sản xuất năng lượng cho quá trình
sống. Sự kìm hãm này có thể nhận thấy khi nồng độ chì trong máu khoảng 0,3 mg/l. Khi nồng độ chì trong máu > 0,8 mg/l có thể gây nên hiện tượng thiếu mãu do thiếu hemoglobin. Nếu hàm lượng Pb trong máu trong khoảng 0,5-0,8 mg/l sẽ gây rối loạn chức năng của thận và phá hủy não [8].
Theo như nghiên cứu của Takahashi (1975), giá trị tính tốn LD50 của
Pb đối với chuột là 11 mg/kg, chó là 547 mg/kg và đối với con người là 450 mg/kg. Điều này có nghĩa là: với giá trị 450 mg/kg thì một người có khối
27
lượng cơ thể trung bình 70 kg sẽ hấp thu 100% lượng Pb khi tiếp xúc với 21.000 mg Pb/m3 trong 30 phút, (giả định tỷ lệ thở là 50 lít /phút) (trích dẫn [49]).