Đánh giá chung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 76 - 78)

II. ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP

4. Đánh giá chung

4.1.Ưu điểm

 Về quy trình định giá: Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã có những hướng dẫn hết sức cụ thể chi tiết về quy trình định giá. Từ đó, các cán bộ định giá đã có những chuẩn chung để có thể tiến hành công việc một cách dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã cố gắng thường xuyên cập nhất các thông tin mới nhất về quy trình định giá nhằm giúp cho hoạt động định giá từng bước được chuẩn hoá.

 Vận dụng các phương pháp định giá: Các phương pháp định giá được vận dụng một cách linh hoạt. Trong mỗi trường hợp cụ thể các cán bộ định giá đã đưa ra được các phương pháp định giá hết sức phù hợp, từ đó có được kết quả định giá là chính xác lại tiết kiệm được thời gian và chi phí.

 Nhân sự: Có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong nghiệp vụ định giá. Các cán bộ định giá tại chi nhánh luôn chủ động tìm hiểu, tiếp thu, mở rộng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao nghiệp vụ của bản thân cũng như tăng lợi thế cho ngân hàng.

 Lãnh đạo: Các lãnh đạo tại chi nhánh luôn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên có thể thực hiện tốt nhất nghiệp vụ của mình. Thông qua các chính sách bồi dưỡng nhân sự thường xuyên hay các chính sách khuyến khích, khen thưởng. Nhờ đó các nhân viên cso thể yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

 Hạ tầng kĩ thuật: Chi nhánh đã đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị đầy đủ và có chất lượng cao, giúp cho các nhân viên trong chi nhánh làm việc có hiệu quả là cao nhất.

4.2. Nhược điểm

 Một bất cập khá lớn trong hoạt động định giá thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là: Giá trị định giá tài sản thế chấp chủ

yếu dựa vào nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nếu khách hàng đem thế chấp một bất động sản để vay lượng vốn khoảng 1tỉ VNĐ thì cán bộ tín dụng sẽ xem xét giá của bất động sản đó trên thị trường có được khoảng 2 tỉ VNĐ không rồi quyết định cho vay (chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai chủ yếu cho vay 50% giá trị tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, trong một số trưòng hợp xem xét có thể là 70%). Nếu nhu cầu vay của khách hàng lớn hơn 50% giá trị của bất động sản thế chấp thì ngân hàng yêu cầu bên vay, bên bảo lãnh bổ sung thêm tài sản bảo đảm đến khi đủ mới hoàn tất hồ sơ vay. Hoạt động định giá diễn ra như trên không khách quan mà rất phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn. Hình thức định giá này có thể thực hiện để định giá thế chấp bất động sản tại ngân hàng nhưng không thể định giá cho các mục đích khác. Nhưng ngành ngân hàng ngày càng phát triển, thị trường bất động sản cũng phát triển nếu vẫn giữ cách thực hiện công việc như trên thì sẽ không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.

 Nhân sự: Bên cạnh đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm vẫn còn có những cán bộ trẻ, mới vào nghề cần được đào tạo.

Thêm nữa, tại chi nhánh hiện nay, các cán bộ định giá vẫn còn là kiêm nhiệm thêm các nghiệp vụ tín dụng, không tập trung chuyên sâu vào nghiệp vụ định giá. Do đó, dẫn đến tình trạng đôi khi kết quả định giá là không chính xác, gây thiệt hại cho cả khách hàng vay lần ngân hàng.

Các cán bộ định giá tại chi nhánh hiện nay chủ yếu là từ ngành ngân hàng tài chính, không được đào tạo chuyên sâu về định giá.

 Thông tin: Chưa có hệ thống thông tin đồng bộ chung, khi tiến hành định giá, các cán bộ chủ yếu phải tự tìm kiếm thông tin. Vì vậy rất mất thời gian và chi phí. Thêm nữa các thông tin mà cán bộ định giá tìm hiểu được thường có tính chính xác không cao. Dẫn đến tình trạng kết quả định giá có độ tin cậy thấp, gây sai lệch, thiệt thòi cho cả khách hàng vay và ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w