2. Cơ sở lý luận
2.5. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về tín dụng cho nông nghiệp và nông dân ở nhiều n−ớc trên thế giới cũng nh− ở n−ớc ta cho phép chúng ta rút ra một số kết luận sau đây:
2.5.1 Tín dụng có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tín dụng với vai trò đòn bẩy kinh tế, tham gia vào quá trình đầu t− vốn tăng năng lực sản xuất, cũng nh− góp phần tái cơ cấu và phân phối lại các nguồn tài chính trong nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
2.5.2 Các tổ chức tín dụng chính thống có vai trò chủ đạo cung cấp vốn tín dụng cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn
Việc xây dựng các tổ chức tín dụng chính thống tự chủ về tài chính và phát triển ổn định là một trong những ph−ơng h−ớng cơ bản của chính sách tín dụng của các chính phủ. Các tổ chức tín dụng này đ−ợc coi là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, hạch toán độc lập, tự trang trải các chi phí hoạt động, đảm bảo thu hồi đủ vốn trên cơ sở cho vay với l5i suất phải chăng, động viên ng−ời có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm coi đó là nguồn vốn chủ yếu để cho vay.
2.5.3 Vốn tín dụng có tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hộ nông dân
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có những đặc điểm riêng biệt và rất phức tạp. Các nguồn lực đất đai, lao động... của các hộ nông dân hiện nay đa số là sử dụng ch−a hợp lý, kém hiệu quả. Việc cung cấp vốn tín dụng có tác động tận dụng các nguồn lực hợp lý, tăng quy mô, tăng năng suất, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hộ nông dân
2.5.4 Tín dụng −u đi rất cần thiết với việc xoá đói giảm nghèo
Tín dụng −u đ5i là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp, nhất là giúp các hộ nông dân nghèo. Tín dụng −u đ5i là cần thiết cho các vùng mà nông dân đang gặp nhiều khó khăn về đời sống và kinh tế, cho các thời điểm mà nông dân thực sự đáp ứng nhu cầu bức thiết của nông dân và nông thôn. Vì thế, tuỳ theo điều kiện của từng quốc gia, các chính phủ vẫn nên có những CTTDUĐ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cho hộ nông dân nghèo thiếu vốn sản xuất, để thực hiện các mục tiêu XĐGN, công bằng x5 hội và CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.5.5 Sự tồn tại khách quan của tín dụng không chính thống
ở các n−ớc có kinh tế phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển, tín dụng không chính thống vẫn tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Sự tồn tại của các loại hình tín dụng này không những không mâu thuẫn mà trái lại, còn bổ sung cho tín dụng chính thống.
Nó cấp vốn vay cho nông dân, huy động vốn nhàn rỗi của dân ở những nơi, ở những thời điểm mà tín dụng chính thống ch−a đáp ứng kịp thời. Cần coi đây là một bộ phận tín dụng không thể thiếu đ−ợc của một nền kinh tế thị tr−ờng.