...... ... ...
THANKS !!!
Chocolate Dâu Cam Khác (Đơn vị tính: phần trăm (%)) Nhận xét:
Dựa vào số liệu khảo sát và tỉ lệ phần trăm của biểu đồ trên, ta thấy được mức độ yêu thích hương vị của sản phẩm sữa như sau:
• Vị chocolate đứng vị trí thứ nhất với tỉ lệ 47%, chiếm gần một nửa biểu đồ.
• Á quân thuộc về vị dâu chiếm 24%, xấp xỉ một phần tư biểu đồ.
• Vị cam chiếm 16%.
• Các hương vị khác chiếm 13%.
Qua đó ta thấy được mức độ yêu thích các mùi vị của người tiêu dùng, đặc biệt là vị chocolate ngọt ngào, dễ uống và phù hợp với tất cả mọi người, các trẻ nhỏ đều thích hương vị này, nhất là các bé trai. Hương vị tiếp theo xếp hạng á quân là vị dâu, có thể thấy hương vị này là cùng hương vị chocolate là hai hương vị được nhiều người thích và lựa chọn nhiều nhất.
Vị cam và các hương vị khác có mức độ chênh lệch nhau 3%, sự lựa chọn của người tiêu dùng với các hương vị này có sự khác biệt không lớn lắm. Điều đó cho thấy được rằng đa số người tiêu dùng thường chọn những sản phẩm có mùi vị phổ biến như chocolate, dâu do sở thích hoặc có thể do tác động của môi trường xung quanh như gia đình, con nhỏ,…
Câu 6: Bạn có hay mua sản phẩm sữa tươi tiệt trùng DUTCHLADY không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không
(Đơn vị tính: người) (Đơn vị tính: người)
Biểu đồ thể hiện mức độ thường mua
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm hương vị sữa ưa thích của người tiêu dùng năm 2013
Biểu đồ cho ta thấy được mức độ thường xuyên mua sản phẩm sữa tươi tiệt trùng DUTCHLADY của công ty FrieslandCampina Việt Nam như sau:
Mức độ mua sữa tươi tiệt trùng DUTCHLADY mức độ thường xuyên chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ có 16/100 người mua thường xuyên.
Ở mức độ thỉnh thoảng mua, tỉ lệ này chiếm cao nhất với 48/100 người chọn. Đứng vị trí thứ hai là 36/100 người không lựa chọn mua sản phẩm sữa tươi
tiệt trùng DUTCHLADY.
Điều này cho thấy được rằng độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi tiệt trùng DUTCHLADY vẫn còn khá thấp mặc dù đây là loại sản phẩm sữa phổ biến có mặt từ lâu đời và có mặt trên hầu khắp các thị trường ở 63 tỉnh thành Việt Nam.
Đối với những người tiêu dùng không mua sữa, thứ nhất là họ có thể không thích uống sữa, có thể đó là do tâm lí hoặc họ không biết uống sữa. Thứ hai, họ có thể bị ảnh hưởng do yếu tố văn hóa – xã hội của người Việt Nam, có thể từ thời chiến tranh, nên họ rất ít hoặc không uống sữa, trong khi đó đối với các nước phương Tây thì sữa không thể thiếu đối với nhu cầu hằng ngày của họ.
Đối với những người thỉnh thoảng mua sữa tươi tiệt trùng DUTCHLADY, thì việc mua sữa bị tác động bởi yếu tố về nhu cầu mong muốn của họ. Họ thích, họ muốn uống thì họ mua; họ không thích, không uống thì không mua. Hơn nữa, một mặt quan trọng khác đó chính là các sản phẩm củng loại hoặc các sản phẩm thay thế, như chúng ta đã biết, ngày nay chúng ta đang làm việc trong môi trường cạnh tranh mà ở đó các công ty luôn tung ra các sản phẩm, không những tạo được sự đa dạng để thu hút người dùng mà còn cạnh tranh với nhau. Do vậy, người tiêu dùng có thể phân vân khi lựa chọn các sản phẩm cùng loại như DUTCHLADY với Vinamilk, TH Truemik chẳng hạn, đó cũng là thế làm cho người tiêu dùng bị động trong việc lựa chọn mua sản phẩm. Điều đó làm ảnh hưởng đến mức độ mua sản phẩm sữa tươi tiệt trùng DUTCHLADY của công ty FrieslandCampina Việt Nam.
Tốt Bình thường Không tốt (Đơn vị tính: phần trăm (%)) Nhận xét:
Nhìn tổng thể về biểu đồ phần trăm về mức độ đánh giá dịch vụ dùng thử sữa của người tiêu dùng của công ty FrieslandCampina Việt Nam, ta thấy được dịch vụ của công ty vẫn chỉ ở mức trung bình, cụ thể:
29% số người đồng ý rằng dịch vụ dùng thử sữa này tốt.
63% số người khảo sát chỉ bằng lòng với dịch vụ này, không có gì nổi bật. Chỉ 8% cho rằng dịch vụ dùng thử này không tốt.
Tại sao gần ba phần tư người tiêu dùng lại cho rằng dịch vụ này không có gì nổi bật, bình thường, có thể là nhàm chán? Đặc biệt, 8% người tiêu dùng lại không thích điều này, tuy đây là số phần trăm ít ỏi nhưng đây cũng là điều mà công ty nên xem xét lại dịch vụ của mình
Điều này có thể lí giải tại sao mặt xúc tiến, truyền thông về dịch của công ty vẫn còn những mặt hoạt động yếu kém. Khách hàng mua sản phẩm thường lựa chọn theo tâm lí và còn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như chất lượng, do vậy thái độ của nhân viên không tốt cũng ảnh hưởng đến sự quan tâm của người tiêu dùng, nhất là các khách hàng khó tính, họ có thể bị khó chịu và cảm thấy bị làm phiền và bực dọc. Hơn nữa họ còn có tâm lí “giận cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”, nhất là người Việt Nam. Do vậy, công ty phải biết làm sao cho sản phẩm được nổi bật, thu hút, biết lưu tâm đến các dịch vụ của mình phải thân thiện, hòa đồng, các nhân viên nhiệt huyết, tận tâm,... Như thế mới tạo được sự ấn tượng và được ghi điểm cộng trong con mắt khách hàng, sự tín nhiệm cao của họ.