Khái niệm định nghĩa miêu tả là một khái niệm làm việc do chúng tôi đưa ra và đã được trình bày trong chương 1. Một trong những mục đích mà luận văn đặt ra là tìm hiểu những đặc trưng văn hóa của dân tộc Tày qua sự phản ánh của tên gọi lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động. Muốn làm rõ những đặc trưng đó, người viết cần phải có sự hiểu biết sâu sắc, tường tận về hình dáng, kích thước, đặc điểm, chức năng... đối với từng công cụ lao động. Trong quá trình thu thập tư liệu, đặc biệt là trong khảo sát điền dã chúng tôi đã tiến hành định nghĩa miêu tả một số lượng lớn từ ngữ chỉ công cụ lao động.
Đi theo với định nghĩa miêu tả, những đặc trưng văn hóa ẩn chứa trong lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động sẽ dần dần bộc lộ c.
Dưới đây là một số ví dụ về từ/công cụ của người Tày được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Ví dụ 1:
Thây mò (cày bò): là loại cày được sử dụng trong khi cày những nơi đất dốc hoặc nương rẫy nhiều đá. Đặc điểm: hình dáng giống như cày trâu nhưng thân và đòn cày ngắn hơn từ 1 đến 2 gang, đầu lợn nhỏ và dẹt, lưỡi cày hẹp và ngắn hơn cày trâu.
Thây mò hết sức đặc trưng cho loại công cụ lao động của các dân tộc miền núi nói chung và dân tộc Tày nói riêng. Thây mò là loại cày dùng cho bò để cày trên nương rẫy có độ dốc. Vì vậy thây mò có các bộ phận đều ngắn hoặc nhỏ hơn so với thây vài (cày trâu) là nhằm mục đích để cày nhẹ hơn so với cày trâu vì sức bò yếu hơn sức trâu. Mặt khác nương rẫy thường nhiều đá, cày nhỏ gọn để người điều khiển xoay trở cày, tránh đá được nhanh và dễ dàng.
- Ví dụ 2:
Phẻn dao (bao dao) (ví dụ mục 1.4).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Ví dụ 3:
Xâng ối (Sàng nhử cá) (ví dụ mục 1.4)
Ảnh 2: Công cụ sàng nhử cá của ngƣời Tày
- Ví dụ 4:
Loóng (Thuyền đập lúa) (ví dụ mục 1.4).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Ví dụ 5:
Ràng mẩy (máng mực): Công cụ dùng đựng và tẩm dây mực để đo, đánh dấu, xác định vị trí ở thân gỗ để cắt cho chính xác. Ràng mẩy là một khúc gỗ hình khối chữ nhật, đáy rộng 2 thốn, chiều dài 1 gang, 6 mặt bào nhẵn. Ở hai mặt đối diện được đục 2 lỗ để luồn dây mực qua. Có một trục quay để đưa dây mực từ thành bên này lọt qua tâm bánh xe rồi xuyên qua thành máng bên kia. Một dây thép 1,5 li uốn 2 đầu làm tay quay. Người ta buộc một đầu dây mực vào giữa bánh xe, đầu kia luồn qua giữa vách ngăn. Dây mực đi qua lỗ nhỏ ở cuối máng đầu có buộc vật nặng làm dây rọi. Ngăn thứ hai để bột than củi hòa với nước. Khi sợi dây được kéo qua ngăn có bột than thì mực đen sẽ bám vào. Người thợ dùng dây mực để bật lấy dấu trên thân cây gỗ trước khi cưa, xẻ.
- Ví dụ 6:
Tuổn (cưa cắt): Công cụ dùng để cắt gỗ. Tuổn là một lưỡi cưa bằng thép dày 1,5 li, dài 1,5 sải tay, giữa rộng 3,5 thốn, hai đầu rộng 2 thốn. Hai đầu cưa được hàn một ống thép tròn để tra cán gỗ, răng cưa hình tam giác, cao 2 phân, cạnh huyền khoảng 2,5 phân quay cùng một chiều. Loại cưa cắt này không có khung gỗ, khi sử dụng hai người cầm hai đầu cưa để tiếp xúc với thân gỗ và vuông góc với mép gỗ. Người bên này kéo, bên kia đẩy và ngược lại. Người thợ kéo đẩy nhịp nhàng, giữ lưỡi cưa luôn thẳng và vuông góc với thân cây.
- Ví dụ 7:
Mác sloá (cưa xẻ): Công cụ dùng để bóc, tách khúc gỗ lớn thành những tấm, miếng gỗ mỏng, từ đó tấm gỗ được xẻ thành kèo, xà, hoành…
Cưa xẻ có lưỡi bằng thép cứng dài 1,2 sải tay (2 mét), rộng 2,2 thốn, dày 0,5- 1 li. Một cạnh có răng nhọn hình tam giác , có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiều cao 2 phân, cạnh huyền 2,5 phân cùng chiều với nhau. Hai đầu của lưỡi cưa có vòng tròn bằng thép để móc vào hai tay cưa .
- Ví dụ 8:
Xáng pú (búa đục gỗ): Công cụ lao động lưỡi nhỏ và dài được dùng để đục những cột gỗ cứng như là gỗ nghiến. Đầu búa có lỗ tròn để tra cán, dưới đó là phần luỡi búa mỏng và rộng dưới một tấc. Độ dày một mặt thu lại dần ở giữa mỏng và rộng một tấc.
- Ví dụ 9:
Síu pảo (đục san): là một loại đục dùng để đục đá cho phẳng.
Síu pảo được làm bằng thép dài một gang, dày 3 – 4 li, rộng nửa thốn, mài sắc một đầu.
Cách dùng: mặt đá được tạo thành bởi đục phá ở trên nhưng vẫn còn lồi lõm. Để mặt thật bằng phẳng người ta dùng đục sao cho lưỡi đục tiếp xúc với gò đá và để hơi chếch rồi dùng búa tay đập vào liên tục, một tay giữ chặt đục, đục xong đường này đến đường khác. Đục xong một mặt, nếu còn thấy lồi thì lấy san tiếp tục đục cho bằng.
- Ví dụ 10:
Pài tồng (guồng sợi): Là vật dụng làm bằng khung gỗ để đưa sợi vào khung cửi để dệt vải thành tấm. Pài tồng là một khung gỗ gồm nhiều thanh gỗ. Thanh gỗ dọc dài ba gang, dày một phân, rộng ba phân được ghép với những thanh gỗ ngang dài 2,5 gang, dày một phân, rộng ba phân tạo thành một khung hình khối chữ nhật. Khung này gồm nhiều thanh để chia thành nhiều ngăn dọc, mỗi ngăn cách nhau một gang. Những thanh dọc xuyên qua những thanh gỗ tròn từ đầu đến cuối ngăn để giữ sợi. Trong khung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ấy đặt 20 con sợi. Phía trước những hàng con sợi người ta lắp những thanh gỗ có lỗ nhỏ bằng đầu đũa để tập trung các đầu sợi đi qua. Nhờ có guồng đưa sợi mà người thợ có thể đưa sợi vào khung để dệt thành tấm vải.
- Ví dụ 11:
Nả (nỏ): Là khí cụ cổ xưa của đồng bào dân tộc ở vùng thiểu số sống ở vùng rừng núi. Nỏ chính là cung được ghép thêm một thanh gỗ làm thân nỏ. Thân nỏ gồm một đoạn gỗ dài khoảng 4,5 gang tay người lớn, dày 1,5 thốn, một đầu rộng 2,5, đầu kia rộng 2 thốn đẽo vát. Trên thân người ta đục một rãnh sâu khoảng 0,5 cm rộng từ 0,7 – 1 cm chạy thẳng từ lẫy đến đầu cung. Lẫy nỏ to bằng ngón tay và được làm từ những thứ gỗ có chất dầu trơn , cúng như gỗ nghiến.
Cách thức sử dụng: kéo dây cung đặt vào khấc, đặt mũi tên vao rãnh để đuôi chạm vào dây cung, hướng mũi tên vào đích, một tay cầm thân nỏ tay kia đặt tay vào lẫy và bắt đầu ngắm khi nào thấy trúng mục tiêu thì bật lẫy.
- Ví dụ 12:
Cọn nặm (cọn nước): là công cụ múc, dẫn nước từ sông, suối đổ vào máng trên cao đưa nước vào những thửa ruộng bậc thang.
Cọn nước bao gồm các bộ phận sau: trục, nan cọn. Trục cọn được làm từ thân của cây gỗ nghiến có đường kính 1,5 gang, dài 2 sải và cưa 2 đầu cho phẳng và chọn điểm giữa trục, hai bên điểm giữa trục được đục nhiều lỗ vòng quanh trục, mỗi lỗ rộng 1 thốn và sâu 1,5 thốn để làm chỗ cắm nan cọn. Nan cọn được làm từ những thân cây vầu già có đường kính gốc khoảng 3 phân dài 2,5 sải, vót thon, sau đó cắm lần lượt những gốc vầu đã đẽo vát vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những lỗ đục ở trục cọn, ngọn của hàng nan bên này buộc chéo với hàng nan bên kia. Ngọn của mỗi đôi nan buộc một tấm mành rộng 2 gang, dài 2 gang, kèm theo một ống nứa để múc nước. Chỗ hai thanh nan gặp nhau người ta dùng nẹp và dây rừng để buộc chặt các đôi nan với nhau để khi di chuyển không bị lung lay.