NGUYÊN TẮC GIẢNG DẠY LAO ĐỘNG KỸ THUẬT PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Hoạt động giang dậy trường THPT (Trang 144 - 154)

Đã từ lâu việc nghiên cứu quá trình vận dụng những nguyên tắc dạy học trong nhà trường phổ thông đối với các môn học cơ bản được lưu ý một cách thích đáng, những kết luận rút ra từ thực tế giảng dạy của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, những công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục ngày càng làm phong phú cho lý luận dạy học Việt Nam. Song, theo nhận định của chúng tôi, việc phân tích về

phương diện lý luận và thực tế những nguyên tắc dạy học trong quá trình giảng dạy lao

động còn là một vấn đề cần được quan tâm. Trong giai đoạn hiện nay, khi nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội đã trở thành nhiệm vụ chiến lược chủ yếu của toàn Đảng, toàn dân ta thì việc xem xét những đặc điểm của quá trình giảng dạy lao động trong nhà trường phổ thông, nâng cao hiệu quả của bài giảng nhằm chuẩn bị cho hàng chục triệu học sinh các cấp đi vào lao động sản xuất trong tương lai là một vấn đề cấp thiết, đáp

ứng những yêu cầu của cải cách giáo dục nói riêng và của xã hội nói chung.

Như chúng ta đã biết, dạy học là quá trình kết hợp lôgíc giữa việc truyền thụ của giáo viên và quá trình học tập của học sinh, nó đòi hỏi sự vận dụng một cách nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học trong những tình huống cụ thể nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo kỹ thuật một cách có hệ thống của một số ngành sản xuất phổ biến trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vào hoạt động sản xuất, xây dựng thái độ lao động xã hội chủ nghĩa, cùng với các bộ phận khác xây dựng con người mới phát triển toàn diện.

Thực hiện nhiệm vụ đó, giảng dạy lao động không thể tách khỏi những nguyên tắc cơ bản trong lý luận dạy học. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng biệt của bộ môn, giảng dạy lao động phản ánh những nguyên tắc dạy học nêu ra trong Giáo dục học Đại cương ở những góc cạnh khác với những môn khoa học cơ bản. Vậy thì sự thể hiện về

bản chất của những nguyên tắc dạy học trong quá trình giảng dạy lao động như thế

dụng lý luận dạy học đại cương vào một môn học cụ thể nhằm đáp ứng những yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giảng dạy lao động trong tình hình hiện nay.

4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và phát triển trong quá trình dạy kỹ thuật

Về bản chất, nguyên tắc này, trong giảng dạy lao động được coi như quá trình thống nhất giữa hoạt động giáo dục và hoạt động giáo dưỡng. Sự thống nhất ấy được biểu hiện trong việc phát triển trí tuệ, hình thành những khái niệm và niềm tin đạo đức, trau dồi thế giới quan đối với lao động xã hội, phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo, tăng cường năng lực cảm thụ, tình cảm thẩm mỹ đối với lao động kỹ thuật nói riêng.

Một trong những đặc điểm của giảng dạy lao động là sự tham gia trực tiếp, bước

đầu của học sinh vào lao động sản xuất. Mặc dù sự tham gia của học sinh còn mang tính chất học tập, nhưng do sự tổ chức của nhà trường, nó lại phản ánh những hoạt

động sản xuất của xã hội. Chính trong quá trình tham gia này, ngoài việc đạt tới sự

biến đổi cả về lượng và chất đối với việc hình thành những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo lao động, nó còn là môi trường tốt để xây dựng tính cách của con người mới xã hội chủ nghĩa.

Giảng dạy lao động với nội dung phong phú của mình chủ yếu thông qua hoạt

động thực tiễn, trong từng giai đoạn, đối với từng lứa tuổi, từng khối lớp cần tạo điều kiện để phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Chẳng hạn thông qua việc tiếp thu những kiến thức kỹ thuật về nguyên liệu và công cụ, thông qua các hoạt động lắp ráp, thiết kế, thiết lập và đọc bản vẽ, sửa sang đối tượng chế tạo, tiếp xúc với quá trình công nghệ của sản xuất, học sinh sẽ ngày càng tích luỹ được một khối lượng lớn các khái niệm kỹ thuật, quá trình nhận thức ngày càng được hoàn thiện, yếu tố lao động và sáng tạo trong khi giải quyết nhiệm vụ lao động nâng cao, phát triển.

Đảm bảo tính giáo dục trong giảng dạy lao động nhắc nhở người làm công tác giảng dạy phải luôn luôn lưu ý tới việc bồi dưỡng thái độ xã hội chủ nghĩa trong quá trình lao động. Thông qua các bài học lao động, giúp học sinh dần dần đồng cảm với lao động xã hội, thấy rõ được giá trị xã hội lao động của bản thân, trên cơ sởđó mà hình thành các khái niệm về niềm tin đạo đức. Giảng dạy lao động có đầy đủ những

điều kiện để hình thành phẩm chất cá nhân. Chẳng hạn với các công tác tổ chức chỗ

làm việc, thiết lập kế hoạch công tác, phân phối và tổ chức lao động trong tập thể

(nhóm, đội, lớp) là những yếu tố khơi dậy việc hình thành những phẩm chất đạo đức như tính tổ chức kỷ luật, thận trọng, bền bỉ, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tình cảm thương yêu giúp đỡ lẫn nhau... Trong những điều kiện cho phép, học sinh được tiếp xúc với môi trường sản xuất xung quanh như hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng, hợp tác xã, được gần gũi với những người trực tiếp tham gia sản xuất, những công nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có nhiều thành tích và kinh nghiệm sản xuất và thông qua đó, việc giảng dạy lao động sẽ giúp học sinh thấy rõ tính chất ưu việt của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công

cuộc lao động xây dựng đất nước.

Giảng dạy lao động thông qua các công tác thực tế của học sinh như gia công nguyên vật liệu, thiết kế sản phẩm... góp phần làm cho sức lực của các em được phát triển bởi sựđiều hoà giữa lao động trí óc và lao động chân tay theo đúng những yêu cầu của vệ sinh lao động là yếu tố quan trọng góp phần làm cho trí tuệ thêm minh mẫn, cơ thể học sinh phát triển cân đối, tính khéo léo, bền bỉ chịu đựng được rèn luyện và củng cố.

Lao động có tổ chức, được sắp xếp trong điều kiện hợp lý về bố trí lớp học, công cụ, trong quá trình tìm tòi và tự mình tạo ra cái đẹp cho đối tượng sản xuất sẽ giúp cho việc hình thành những khái niệm thẩm mỹ kỹ thuật, học sinh đồng thời tìm thấy vẻđẹp chân chính trong thành quả lao động của bản thân và xã hội.

Nhiệm vụ giáo dục và phát triển được tiến hành trong tất cả các môn học, song giảng dạy lao động với đặc thù riêng của mình rõ ràng có những nét ưu việt để thực hiện nguyên tắc, điều mà các môn học khác khó có thể thực hiện được. Chính điểm này nhắc nhở những người làm công tác giáo dục trong nhà trường không thể tiến hành công tác giáo dục học sinh nếu thiếu sự quan tâm một cách thích đáng tới giảng dạy lao động, bộ môn lâu nay trong một số trường vẫn coi như một công tác ngoại khoá, sức lực lao động của học sinh được sử dụng một cách tuỳ tiện, nhìn nhận lao

động của các em đôi khi đơn thuần chỉ nặng nề phương diện kinh tế. Sự nhìn nhận phiến diện đối với lao động của học sinh như vậy, làm tổn hại đến bản năng tốt đẹp sẵn có và những phẩm chất đáng được phát triển ở thế hệ trẻ, có ảnh hưởng không nhỏđến kết quả của toàn bộ công tác giáo dục và giáo dưỡng trong nhà trường phổ thông.

4.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lao động kỹ thuật

Học thuyết Mác - Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có quan hệ

không chỉ tới quá trình nhận thức nói chung mà còn là kim chỉ nam cho việc xem xét quá trình giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận dạy học hiện đại cho rằng những kiến thức khoa học chỉ xuất hiện trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người, trong đó hoạt động sản xuất là yếu tố cơ bản nhằm cải thiện đời sống xã hội và cải tạo chính bản thân mình. Sự hiểu biết những kiến thức khoa học của học sinh được biểu hiện không chỉở khối lượng nội dung được lĩnh hội mà chủ yếu là năng lực ứng dụng những kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn. Do vậy phương tiện quan trọng bậc nhất để thực hiện nguyên tắc này là sự thống nhất giữa giảng dạy, học tập với hoạt động thực tế - lao động sản xuất. Mối quan hệ này trở

thành nguyên lý trong sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nghị quyết Đại hội

Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ : "Cải cách giáo dục phải làm cho giáo dục thấu suốt hơn nữa nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Tham gia vào quá trình lao động làm xuất hiện ở học sinh những nhu cầu về kiến thức và làm cho việc giảng dạy, học tập có ý nghĩa xã hội rộng lớn.

Trong hoạt động thực tiễn, học sinh sẽ ngày càng tin tưởng vào sự cần thiết phải sử

dụng những kiến thức lý thuyết đã tiếp thu vào chỉ đạo hoạt động của bản thân. Nhờ ứng dụng vào thực tế, kiến thức trở nên cụ thể, sinh động hơn, những kinh nghiệm sống sẽđược tích tụở học sinh ngày một phong phú.

Như ta thường thấy, quá trình chuẩn bị cho học sinh đi vào hoạt động thực tiễn

được bắt đầu bằng việc nắm vững các kiến thức lý thuyết, rồi sau đó, được tiếp tục củng cố, khắc sâu vào mở rộng trong các giờ thực hành, thí nghiệm. Trên cơ sở của những hoạt động này, dưới sự chỉđạo của giáo viên, học sinh sẽ tiến hành kiểm tra sự

tin cậy của các kiến thức đã tiếp thu, rèn luyện những kỹ năng vận dụng chúng vào thực tiễn.

Giai đoạn quan trọng trong quá trình hoạt động thực tiễn của học sinh là lao động sản xuất. Thông qua giai đoạn này, học sinh sẽ được chuẩn bị những kiến thức kỹ

năng, kỹ thuật chung nhất trong một số ngành phổ biến, quan trọng của nền kinh tế

quốc dân. Cũng chính trong giai đoạn này kiến thức khoa học cơ bản sẽ được bổ sung và cụ thể hoá. Tiến lên giai đoạn cao hơn của việc học tập lao động, sự tham gia trực tiếp của học sinh vào sản xuất sẽ góp phần vào nhiệm vụ hoàn thiện vốn sống và kinh nghiệm thực tế cho bản thân.

Thông qua mối liên hệ giữa học tập với lao động sản xuất, học sinh có dịp gắn mình với xã hội. Đó là quá trình thống nhất biện chứng, là mối quan hệ hữu cơ gắn bó không thể thiếu được trong giáo dục và giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy để thực hiện tốt nguyên tắc này chúng ta cần chú ý tới một số những yêu cầu có tính chất sư phạm như sau :

- Khi nghiên cứu tài liệu lý thuyết của bộ môn (Giảng dạy lao động, kỹ thuật) cần tuân theo một hệ thống lôgíc chặt chẽ. Những ví dụ thực tế minh hoạ cần phải phụ

thuộc vào hệ thống này và được tiến hành ở những thời điểm mà chính lôgíc công việc thực tế mà học sinh tiến hành, nghĩa là không nên đưa ra những kiến thức gượng ép xa rời thực tiễn đang diễn ra trước mắt học sinh.

- Toàn bộ quá trình lao động của học sinh cần phải dựa trên kiến thức khoa học cơ bản, vì việc tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo lao động không dựa trên một cơ sở

khoa học nhất định mà chỉ bằng con đường bắt chước máy móc sẽ làm cho quá trình lao động mang nặng tính chất thủ công, thiếu tính mềm dẻo và bền vững. Vì vậy, nếu như có một công việc nào đó đi trước những kiến thức lý thuyết của khoa học cơ bản tương ứng thì tốt hơn cả là cung cấp một cách ngắn gọn, xúc tích một số kiến thức cơ

bản trong giai đoạn hướng dẫn mởđầu.

- Việc lựa chọn các bài tập thực hành cho học sinh cần chú ý tính giáo dục và phát triển của bài tập. Nghĩa là phải chọn những nhiệm vụ lao động như thế nào để khi tiến hành đòi hỏi ở học sinh kiến thức lý thuyết, sự tìm tòi khoa học, phát triển tính

độc lập và sáng tạo của các em.

thực hiện bằng nhiều con đường. Chúng ta hãy xét một số con đường cụ thể đã được kiểm nghiệm trên thực tếở nhà trường phổ thông.

* Sử dụng trong các giờ lý thuyết những kiến thức thực tế để minh hoạ cho các kết luận khoa học, đồng thời chứng minh cho sựđúng đắn của các lý thuyết khoa học trong hoạt động thực tế. Những kiến thức thực tế này là một bộ phận trong cơ cấu của quá trình giảng dạy, không ảnh hưởng tới tính hệ thống của chương trình môn học. Để đạt mục đích này, tốt nhất nên sử dụng những kiến thức mà học sinh đã tích luỹđược trong thời gian các em làm việc ở xưởng trường hay trong các cơ sở sản xuất khác.

* Việc giải thích cơ sở khoa học của những hoạt động sản xuất mà học sinh sẽ

tiến hành thường được trải đều trong toàn bộ quá trình lao động.

* Tổ chức các hoạt động sản xuất của học sinh gắn liền với việc giải quyết một phần nhiệm vụ của các bộ môn khoa học khác như : Toán, Lý, Hoá, Sinh vật...

* Tiến hành tham quan trong các cơ sở sản xuất có liên quan tới lĩnh vực và ngành nghềđang học, giúp học sinh hiểu biết về công cụ các quá trình công nghệ trong thực tiễn sản xuất so với hoạt động lao động trong nhà trường để các em dần dần quen thuộc với điều kiện lao động của xã hội.

* Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với những cán bộ, công nhân có nhiều phát 1minh, sáng kiến trong sản xuất, đồng thời khuyến khích các em vận dụng những điều tai nghe mắt thấy vào thực tiễn sản xuất của bản thân.

* Hướng dẫn học sinh bước đầu biết sử dụng các sách báo, tạp chí kỹ thuật nhằm chuẩn bị cho bài học và giải quyết các nhiệm vụ lao động được trao.

4.3. Đảm bảo tính khoa học trong quá trình giảng dạy lao động kỹ thuật

Trong lý luận dạy học, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học có nghĩa là trong từng bước của việc giảng dạy, người ta sẽ giới thiệu cho học sinh những kiến thức khoa học hiện đại, đồng thời giúp các em nắm vững những kiến thức đó. Trong quá trình truyền

đạt người ta thường sử dụng phương pháp giảng dạy có đặc tính gần gũi với phương pháp khoa học của bộ môn đang nghiên cứu. Nguyên tắc này trong giảng dạy lao động

được coi như quá trình giúp học sinh nắm vững một cách chính xác những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo lao động, hiểu biết quá trình công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất mà học sinh đang được nghiên cứu.

Thực hiện nguyên tắc này, trước tiên phải chú trọng tới việc truyền đạt cho học sinh cơ sở khoa học của những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo kỹ thuật, các quá trình công nghệ dựa trên tiềm lực những kiến thức có sẵn ở học sinh thông qua các môn học khác. Chẳng hạn khi học về cấu tạo của cưa máy, không thể đơn thuần trình bày cho học sinh các chi tiết tạo thành nó mà cần giải thích vì sao lưỡi dùng để cưa gỗ dọc thớ

Một phần của tài liệu Hoạt động giang dậy trường THPT (Trang 144 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)