Kiến thức: Học sinh biết được:

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 9 ( chuẩn KTKN) (Trang 57 - 58)

V. Dặn dò: Xem kĩ nội dung chương một để tiết sau kiểm tra một tiết, hoàn thành các bài tập trong SGK, chú ý toán hỗn hợp 2 ptpứ

1) Kiến thức: Học sinh biết được:

-Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim, do tác dụng hoá học trong môi trường tự nhiên

-Nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn: Do có tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường(nước, không khí, đất)

-Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại:Thành phần các chất trong môi trường, ảnh hưởng của nhiệt độ .

-Biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn: Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

2) Kĩ năng :

-Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

-Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại

3) Trọng tâm:

− Khái niệm ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng

− Biện pháp chống ăn mòn kim loại

IỊ Chuẩn bị:

-Nhóm HS:1 đinh sắt gỉ, miếng sắt bị gỉ

-Làm thí nghiệm theo dõi tại nhà hoặc phòng thí nghiệm(xem cách làm trong sgk trang 65) Đinh sắt trong không khí khô(ống nghiệm có lớp CaO ở đáy đậy nút kín)

Đinh sắt ngâm trong nước cất(có lớp dầu nhờn ở trên) Đinh sắt ngâm trong nước có tiếp xúc với không khí Đinh sắt ngâm trong đ muối ăn

-Quan sát và theo dõi trong 1 tuần

-Chuẩn bị phiếu học tập số 1(hoăc ghi ở bảng phụ)

Tên thí nghiệm Hiện tượng Giải thích Nhận xét điều kiện phản ứng Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4

IIỊ Tiến trình lên lớp:

1) ổn định tổ chức :

2) Kiểm tra bài cũ:

ạ Thế nào là hợp kim? Thế nào là gang và thép?Nêu thành phần , tính chất, ứng dụng của gang và thép?

Nội dung bài ghi Giáo viên Học sinh Sự pháhuỷ kim loại, hợp

kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại

-GV yêu cầu HS từ sự quan sát các đồ vât xung quanh, kể ra các đồ vật bị gỉ -GV yêu cầu HS nhận xét

-GV yêu cầu HS dùng tay bẻ miếng sắt gỉ, quan sát màu sắc của nó và nhận xét

-GV thông báo hiện tượng kim loại bị gỉ như trên được gọi là sự ăn mòn . Vậy sự ăn mòn là gì?Tìm nguyên nhân của sự ăn mòn đó? Giải thích nguyên nhân gây ra sự ăn mòn đó -GV bổ sung và kết luận

-HS trả lời( các chi tiết của xe đạp, chấn song cửa sổ)

-HS nhận xét(nhiều đồ vật bị gỉ)

-HS làm theo yêu cầu của GV và nhận xét(gỉ sắt có màu nâu , giòn xốp, dễ bị gẫy, vỡ vụn, không còn có vẻ sáng ánh kim nữa  không còn tính kim loại

-HS nhận lượng thông tin và trả lời câu hỏi

Hoạt đông2: II/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại

Nội dung bài ghi Giáo viên Học sinh

1. ảnh hưởng của các chất trong môi trường:

Sự ăn mòn kim loại không xảy ra,hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc 2. ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại

-GV yêu cầu nhóm HS đã làm TN ở nhà ghi kết quả vào phiếu học tập (hoặc dựa vào tn của gv để ghi kết quả)

-GV nhận xét , bổ sung và kết luận -GV cho HS tìm ví dụ minh hoạ một thanh sắt tiếp xúc với nhiệt độ dễ bị gỉ hơn so với sắt để nơi khô ráo .

-GV bổ sung thêm ví dụ và yêu cầu HS rút ra kết luận

-Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập -Đại diện nhóm trình bày -HS nêu các ví dụ:Như kẹp sắt dùng để gắp than, kiền kiền

-HS nhận xét và kết luận Hoạt động 3: III/Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn

Nội dung bài ghi Giáo viên Học sinh

-Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường(sơn, mạ, bôi dầu mỡ)

-Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

-GV đặt câu hỏi:Từ nội dung đã nghiên cứu ở trên và thực tế đòi sống mà các em đã biết. Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và giải thích

-GV bổ sung và kết luận

-HS thảo luận nhóm và cử đại diện để trả lời(ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim không bị ăn mòn...)

4)Tổng kết bài học , bài tập vận dụng ;-GV yêu cầu HS đọc SGK (phần ghi nhớ)

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 9 ( chuẩn KTKN) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w