NHẬN XÉT VÀ CÁC ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợpngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 29 - 33)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

3.1. Nhận xét về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kiểm toán Nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

3.1.1. Ưu điểm

Nhìn chung, cả bộ máy quản lý và việc tổ chức kiểm toán ở Trung tâm Kiểm toán Nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong đều khá hoàn thiện, với những ưu điểm cụ thể như sau:

Lợi thế về nguồn nhân lực

Trung tâm Kiểm toán Nội bộ của ngân hàng TPBank có đội ngũ kiểm toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo từ các trường Đại học hàng đầu về Kinh tế - Tài chính tại Việt Nam, dày dặn kinh nghiệm khi từng giữ hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập và bộ phận kiểm toán nội bộ của các tổ chức, doanh nghiệp lớn khác. Độ tuổi của họ còn khá trẻ, hầu hết từ 25 đến 31 tuổi nên năng nổ, nhiệt tình trong công việc. Đây có thể coi là nguồn vốn quý của Trung tâm, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển cũng như tạo nên uy tín của Trung tâm như hiện nay.

Tổ chức bộ máy quản lý

Trung tâm đã thiết lập được mô hình tổ chức bộ máy khá gọn nhẹ, vừa có tính chuyên môn hóa trong công việc vừa đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp lãnh đạo xuống tận nhân viên. Không chỉ thê, trong một nhóm kiểm toán, khi thực hiện dịch vụ, người trưởng nhóm hoạt động vừa dưới tư cách là một người lãnh đạo nhóm lại vừa bình đẳng như các kiểm toán viên khác. Nhờ vậy mà công việc của Trung tâm luôn diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả. Sau mỗi cuộc kiểm toán thường có các buổi họp rút kinh nghiệm nhằm tăng chất lượng các lần kiểm toán sau.

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

● Tổ chức đoàn kiểm toán:

Trung tâm luôn nghiên cứu kỹ hồ sơ của đối tượng kiểm toán để nắm bắt được sơ bộ tình hình trước khi cử đoàn kiểm toán chính thức, bởi vậy mà công tác bố trí nhân sự cho đoàn kiểm toán luôn được đưa ra một cách phù hợp, đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch đề ra.

● Tổ chức công tác kiểm toán:

Các bước trong quy trình kiểm toán đều được thực hiện chuẩn với quy trình kiểm toán của một bộ phận kiểm toán nội bộ. Mọi cuộc kiểm toán của Trung tâm trước khi thực hiện đều được lập kế hoạch kỹ càng và phê duyệt cẩn thận.

Điều đó có nghĩa là kiểm toán viên sẽ luôn phải tuân thủ kế hoạch đó một cách chính xác để đảm bảo công tác kiểm toán sẽ được tiến hành thuận lợi, đúng kế hoạch của Trung tâm. Việc thực hiện kiểm toán diễn ra chặt chẽ, nghiêm túc, ít khi xảy ra những trường hợp xấu liên quan đến tính trung thực của mỗi kiểm toán viên. Báo cáo kiểm toán sau mỗi cuộc kiểm toán được lập một cách minh bạch, chi tiết, đầy đủ số liệu để khi trình lên Giám đốc Trung tâm và Ban Kiểm soát, họ có thể nắm rõ tường tận về cuộc kiểm toán đó. Việc theo dõi sau kiểm toán được thực hiện triệt để, theo dõi được tường tận các khối, trung tâm, chi nhánh tham gia kiểm toán.

● Hồ sơ kiểm toán:

Các đối tượng kiểm toán của từng cuộc kiểm toán được kiểm toán viên của Trung tâm am hiểu rất rõ, nhờ thu thập được hồ sơ kiểm toán chung đầy đủ và chi tiết. Kết cấu hồ sơ rất khoa học, tiện lợi cho việc tra cứu. Cách thu thập hồ sơ thể hiện được tính chủ động của kiểm toán viên. Tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán khác nhau mà kiểm toán viên có thể thu thập những hồ sơ kiểm toán làm việc phù hợp nhất. Các giấy tờ làm việc trong hồ sơ được lập một cách linh động phụ thuộc nhiều vào khả năng xét đoán của kiểm toán viên.

Hồ sơ kiểm toán không nhất thiết phải đầy đù như trong bộ hồ sơ mẫu quy định. Tài liệu nào không cần thiết thì kiểm toán viên sẽ không thu thập, nên

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

đã tiết kiệm được thời gian và công sức của kiểm toán viên. Ngoài ra, bởi đội ngủ kiểm toán viên của Trung tâm đều có trình độ cao nên có thể tìm thấy được các chứng cứ, hồ sơ hết sức nhanh chóng và chính xác, phù hợp với các vấn đề kiểm toán được phát hiện.

● Kiểm soát chất lượng kiểm toán:

Cách kiểm soát chất lượng Trung tâm diễn ra theo các cấp được tổ chức một cách hiệu quả. Cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống các cấp soát xét chặt chẽ, mọi báo cáo kiểm toán khi được phát hành chính thức bởi Trung tâm đều được đảm bảo về độ chính xác, ý kiến đánh giá phù hợp. Báo cáo kiểm toán sau khi được hoàn thành bởi nhóm kiểm toán được soát xét chặt chẽ qua nhiều vòng bởi các cấp lãnh đạo, từ Giám đốc Trung tâm, Ban Kiểm soát đến Tổng Giám đốc. Họ sẽ soát xét và chỉnh sửa những sai sót mà kiểm toán viên mắc phải trong khi thực hiện công việc. Đây là khâu quan trọng mang tính chất bắt buộc nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro phát hiện và nâng cao giá trị của báo cáo kiểm toán.

3.1.2. Tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, tổ chức hoạt động kiểm toán của Trung tâm vẫn còn một số hạn chế sau:

● Dẫu biết bộ máy kiểm toán nội bộ nên xây dựng theo mô hình tập trung, chỉ nên tập trung tại Hội sở chính như cách xây dựng của Ngân hàng TPBank, nhưng hiện nay mạng lưới chi nhánh của TPBank đang ngày cảng mở rộng ra khắp cả nước, số nhân lực và hai phòng ở Hội sở hai miền có thể không đủ đáp ứng nhu cầu kiểm toán của cả Ngân hàng.

● Trong quy trình công tác kiểm toán, ở một số giai đoạn vẫn tồn tại những hạn chế riêng. Ví dụ như việc lập chương trình kiểm toán khi lập kế hoạch kiểm toán thường chưa được chú trọng, các bước làm việc cũng như trách nhiệm của từng thành viên trong đoàn kiểm toán vẫn chưa được thể hiện rõ ràng lắm; các kiểm toán viên có xu hướng sử dụng các thủ tục phân tích quen

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

thuộc, đơn giản hơn là những thủ tục phức tạp khi thực hiện kiểm toán, mà đôi khi việc phân tích đơn giản không giúp cho kiểm toán viên nhận biết được khoản mục nào là trọng điểm.

3.2. Các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kiểm toán Nội bộ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Trước các vấn đề tồn tại như trên, một số đề xuất để khắc phục những hạn chế trên có thể như sau:

● Ngân hàng TPBank có thể xem xét mở rộng quy mô của Trung tâm Kiểm toán nội bộ. Trung tâm Kiểm toán Nội bộ sẽ cần tách riêng thành các phòng kiểm toán nội bộ ở từng khu vực chứ không còn là phòng tổng hợp như ban đầu. Ban lãnh đạo nên xây dựng trình tự thiết lập và vận hành bộ máy kiểm toán trong ngắn hạn và dài hạn để phù hợp với điều kiện của ngân hàng.

● Trung tâm cần tuyển dụng, bổ sung thêm những người có kinh nghiệm, năng lực, có sức khỏe và nhiệt tình trong công tác. Kiểm toán viên của Trung tâm Kiểm toán Nội bộ cần phải được tiếp tục đào tạo chuyên sâu hơn về kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng. Về lâu dài cần tổ chức các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, tổ chức các cuộc tiếp xúc trao đổi với các chuyên gia kiểm toán thuộc các lĩnh vực khách nhau nhằm trau dồi và nâng cao trình độ kiểm toán nội bộ, phù hợp với yêu cầu đặt ra của Hội sở.

● Những đề xuất để hoàn thiện hơn các bước trong một qui trình kiểm toán có thể đặt ra như: về vấn đề lập chương trình kiểm toán thì khi lập kế hoạch kiểm toán cần xác định thêm các bước công việc, quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên trong khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục của mình trong đề cương do chính kiểm toán viên đó thực hiện. Về vấn đề thủ tục phân tích sử dụng trong quá trình kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán khi lập chương trình kiểm toán cần ghi rõ những thủ tục kiểm toán nào cần được áp dụng, những thủ tục kiểm toán nào có thể bỏ qua và thay thế như nào.

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợpngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)