Tính hữu dụng của hệ thống tài nguyên số

Một phần của tài liệu xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la (Trang 67 - 77)

Quản lý và lưu trữ tư liệu sản xuất phát thanh - truyền hình là chức năng rất quan trọng của Đài. Song việc quản lý vẫn còn nhiều hạn chế do hầu hết các tư liệu trên hiện đang được lưu trữ trên băng từ và quản lý một cách thủ công. Việc tìm kiếm và sử dụng tư liệu còn mất nhiều thời gian và chất lượng tư liệu bị xuống cấp nhanh chóng theo thời gian.

Hiện nay, thiết bị sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình phát triển rất nhanh chóng, đòi hỏi thiết bị lưu trữ, quản lý cũng phải thay đổi để bắt kịp yêu cầu sản xuất chương trình hàng ngày. Từ năm 1997 Đài phát thanh - truyền hình Sơn La bắt đầu đưa công nghệ sản xuất chương trình phi tuyến tính vào hoạt động (sản xuất trên máy tính cấu hình cao), đến năm 2002 hệ thống sản xuất chương trình tuyến tính (sản xuất trên các thiết bị rời rạc và ghi lại trên băng từ) đã hoàn toàn chấm dứt. Dữ liệu sản xuất được lưu trữ dưới dạng số (lưu thành các file trên máy tính) bắt đầu từ đó, nhưng sự tồn tại của hai hệ thống sản xuất tuyến tính và phi tuyến tính trong một thời gian dài đã dẫn đến việc dữ liệu được lưu trữ nằm phân tán dưới nhiều định dạng, hình thức lưu trữ khác nhau. Do đó, việc quản lý và khai thác gặp nhiều hạn chế.

Nguyn Mnh Hùng - Lp cao hc Đin t K3 - Vin Đi hc M Hà N i Trang: 69

Tuy nhiên, đối với công nghệ lưu trữ, “Bảo quản nội dung” mới chỉ là điều kiện cần, “Quản lý tốt nội dung” - “Tìm kiếm được nội dung” mới là điều kiện đủ. Bên cạnh việc phải chi tiết hoá các “Siêu dữ liệu” - Metadata mô tả đặc điểm dữ tư liệu càng chi tiết càng tốt, còn phải ứng dụng thêm các công nghệ tìm kiếm mới, không những chỉ tìm bằng Metadata mà còn tìm kiếm âm thanh, hình ảnh và phải cho phép chính người tìm quan sát nội dung đó bằng các phương tiện Multimedia.

Do đó, có thể coi việc đổi mới công nghệ lưu trữ như một sự kích thích, một sự tạo tiền đề trong qua trình đổi mới công nghệ, phương thức sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng nội dung chương trình bởi những hữu dụng của hệ thống quản lý và khai thác tài nguyên số Media Asset Management-MAM đem lại.

Hình 4.1: Biểu đồ so sánh lợi ích hệ thống MAM mang lại.

- Giảm tới 75% thời gian tìm kiếm nội dung (clip) - Giảm chi phí thời gian truyền file 50%

- Giảm 42 % chi phí vận chuyển/ chuyển file - Tăng 58% sự hài lòng của nhân viên

- Tăng 83% hiệu quả công việc của nhân viên - Tăng 67% tính tối ưu tài nguyên.

Thi gian tìm kiếm ni dung

Chi phí thi gian truyn file

Chi phí vn chuyn/ truyn file

S hài lòng ca người dùng Hiu qu trong công vic Tính ti ưu tài nguyên G im T ă n g

Nguyn Mnh Hùng - Lp cao hc Đin t K3 - Vin Đi hc M Hà N i Trang: 70 4.1.3. Ưu đim ca h thng.

Xây dựng hệ thốn quản lý toàn bộ kho tư liệu phát thanh - truyền hình tại Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Sơn La bằng công nghệ số nhằm phục vụ công tác lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu sẽ đạt được những ưu điểm như sau:

- Đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát sóng ngày càng tăng của Đài phát thanh - truyền hình Sơn La với năng suất và chất lượng cao dựa trên những tính năng như: Tìm kiếm tư liệu nhanh, chính xác; hình ảnh, âm thanh có chất lượng cao...

- Hệ thống tương thích với công nghệ hiện nay và xu thế phát triển của đơn vị. Kế thừa được kết quả của công tác lưu trữ file đã được thực hiện trong những năm gần đây. Ghép nối được với hạ tầng công nghệ thông tin và các thiết bị sản xuất hiện có của đơn vị.

- Hệ thống đảm bảo tính ổn định và độ bền cao và có thể mở rộng và phát triển sau này.

- Giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng, linh hoạt trong chuyển đổi sang các loại dữ liệu số khác nhau, giảm chi phí tối đa cho việc quản lý, không gian lưu trữ. Có khả năng chỉnh sửa và tái sử dụng dữ liệu.

- Giải pháp phần mềm quản lý dữ liệu linh hoạt và có tính mở, phù hợp với hầu hết các hãng sản xuất thiết bị phần cứng. Đáp ứng khả năng kết nối của hệ thống lưu trữ với tất cả các bộ phận khác của đơn vị thông qua hạ tầng mạng truyền dẫn LAN Gigabit tốc độ cao. Tiết kiệm được chi phí vì không phải đầu tư mới 100% thiết bị.

- Hệ thống quản lý sẽ tự động sao lưu nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho các tư liệu lưu trữ, khả năng dự phòng thiên tai, hoả hoạn...

- Khả năng hỗ trợ kết nối trực tiếp với nhiều loại dịch vụ truyền hình.

- Mỗi dữ liệu hình hay tiếng đều có Metadata đi kèm (tên, nội dung, thể loại, tác giả, thời lượng...), cán bộ quản lý hay người dùng rất thuận lợi trong việc tra cứu dữ liệu cần tìm.

Nguyn Mnh Hùng - Lp cao hc Đin t K3 - Vin Đi hc M Hà N i Trang: 71

- Dữ liệu lưu trữ được định dạng chuẩn MPEG-2 tốc độ 6 Mbps hiện đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất chương trình, phát sóng và lưu trữ nhờ phương pháp nén tín hiệu dựa trên nguyên tắc YUV 4:2:2, MPEG sẽ tiến hành chia bức ảnh thành các thành phần Y (Luminance hay brightness plane) và UV (Chrominance hay color planes) tức là một thành phần về độ sáng và hai thành phần về độ màu. Các tín hiệu video thành phần này sẽ được lấy mẫu (samples) và số hoá (digitised) để tạo nên các điểm ảnh rời rạc theo tỷ lệ 4 : 2 : 2.

Hiện nay, các hãng sản xuất các thiết bị chuyên dụng cho truyền hình như: Harris-Leitch, Avid, Thomson-GlassValley, Seachange, Omneon... đều phát triển các dòng sản phẩm chuyên dụng cho truyền hình dựa trên nền tảng công nghệ IT về phần cứng cũng như các giải pháp phần mềm. Do vậy, đáp ứng được yêu cầu chất lượng, độ an toàn, băng thông lớn cho môi trường truyền hình cũng như tiín mở của hệ thống, khả năng tích hợp với các phần cứng thông thường như ổ cứng của bên thứ 3 và giảm đáng kể được chi phí đầu tư nhờ sự tương thích của hệ thống.

- Phù hợp với năng lực, trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ trong đơn vị. Giải pháp dựa trên phần mềm có thể chạy trên bất cứ cấu hình phần cứng nào trên mạng sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows.

4.1.4. Hn chế, tn ti.

Ta dễ nhận thấy hiệu quả tối ưu của hệ thống quản lý và khai thác tài nguyên số Media Asset Management-MAM đem lại, từ một góc nhìn khác ta cũng thấy hệ thống còn một số tồn tại như sau:

- Cần đầu tư ban đầu về công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc hiện đại.

- Dữ liệu dễ bị sao chép và sửa đổi trái pháp luật.

-Việc triển khai sử dụng gặp nhiều khó khăn do phải thực hiện đồng bộ và có hệ thống. Ngoài ra việc bảo mật dữ liệu cũng là một thách thức lớn.

Nguyn Mnh Hùng - Lp cao hc Đin t K3 - Vin Đi hc M Hà N i Trang: 72 4.2. Đề xut, kiến ngh.

- Quy trình sản xuất và lưu trữ dữ liệu hoàn toàn trên file là một quy trình mới, chính vì vậy cần phải xây dựng một chương trình đạo tạo chi tiết và đầy đủ nhằm cung cấp các kiến thức mới cho cán bộ quản lý lưu trữ, kỹ thuật viên số hoá tư liệu, biên tập viên, phóng viên và những người dùng khác trong cùng hệ thống.

- Hệ thống thiết bị quản lý dữ liệu lưu trữ lần đầu được xây dựng tại đơn vị và cũng là một hệ thống phức tạp, liên quan đến việc tích hợp phần mềm và phần cứng của nhiều hãng sản xuất khác nhau. Do vậy, để đảm bảo khả năng quản lý việc tích hợp hệ thống cần có đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống.

- Hiện nay, việc ứng dụng Metadata tại các đơn vị trong đơn vị còn ở mức tương đối đơn giản do chưa có sự áp dụng cụ thể một quy trình chuẩn hóa Metadata nào. Do vậy, cần xây dựng các trường chuẩn cho Metadata dựa trên các chuẩn Metadata của SMPTE kết hợp với tham khảo các chuẩn cấu trúc dữ liệu thực tế tại một số Đài trong nước. Xây dựng dây chuyền sản xuất chương trình công nghệ số thống nhất, chuẩn hóa không băng dựa trên file.

- Tiến tới cung cấp thêm các dịch vụ như: Web, Mail, Application Server, Database Server, Storage... phục vụ cho các hệ thống phần mềm điều hành tác nghiệp, trao đổi, sản xuất tin bài.

- Hệ thống Data Center phục vụ cho việc lưu trữ chung và cung cấp các thiết bị máy chủ cho ứng dụng văn phòng cũng như các máy chủ cho ứng dụng chuyên dụng. Hệ thống cần được phát triển lên thành hệ thống điện toán đám mây để đáp ứng cho hầu hết các ứng dụng về công nghệ thông tin của Đài trong tương lai.

- Cần phải phân tách mạng sản xuất Media và các mạng khác nhằm:

Gia tăng bảo mật: Mạng media đóng vai trò trái tim của hệ thống cơ sở. Việc tách biệt lưu lượng văn phòng, với lưu lượng media nhằm gia tăng bảo mật và giảm rủi ro các sự cố về điện do lỗi của con người.

Nguyn Mnh Hùng - Lp cao hc Đin t K3 - Vin Đi hc M Hà N i Trang: 73

Cho phép phát triển mạng dung lượng cao khi cần: Mạng Media truyền các file rất lớn, việc tách riêng các mạng cho phép phát triển mạng tốc độ cao khi cần mà không phải thiết kế lại để toàn bộ mạng cơ sở cùng một tốc độ truyền. Ví dụ, có thể chọn cáp quang 10GigE cho mạng media còn cáp xoắn đôi UTP GigE cho mạng máy tính khác.

Tách biệt ảnh hưởng của mạng văn phòng với mạng Media thường truyền file có kích thước lớn: mặc dù sử dụng hạ tầng mạng tốc độ cao, hiệu suất của mạng media có thể sẽ chậm khi một số client chuyển các file media lớn trong cùng thời điểm.

- Đối với công tác sản xuất chương trình: Sau khi được ghi, các chương trình đơn giản sẽ được dựng ngay trên máy tính. Các chương trình phức tạp hơn sẽ được đưa về dựng ở các bộ dựng phi tuyến của đơn vị. Tư liệu có thể được lưu chung trong bộ nhớ chia sẻ của từng bộ phận để cho phép tất cả các phóng viên cùng nhóm làm việc. Kết quả dựng sẽ được xuất ra MPEG-2 và đưa vào hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu của Đài. Hệ thống cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về nội dung và đặc điểm lưu trữ của các chương trình còn được gọi là Metadata nhằm thuận tiện cho việc quản lý, khai thác hay phát sóng về sau.

- Giải pháp cho thiết kế tách riêng lưu lượng là tạo các mạng riêng bằng cách thiết kế tách riêng vật lý thiết bị mạng (cáp và các thành phần phần cứng,…) và sử dụng các địa chỉ mạng khác nhau. Hoặc có thể chạy hai mạng logic riêng trên cùng một đường truyền vật lý dùng mạng ảo (VLAN – Virtual Local Area Network).

- Với xu thế phát triển của công nghệ truyền hình hiện nay, đơn vị cần lựa chọn đầu tư những thiết bị ghi/đọc phù hợp với công nghệ số hiện đang được sử dụng rộng rãi như: thẻ nhớ SD, đĩa cứng lưu động HDD, ổ cứng lưu động SSD. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian sao, lưu và cải thiện được chất lượng hình ảnh, âm thanh.

Nguyn Mnh Hùng - Lp cao hc Đin t K3 - Vin Đi hc M Hà N i Trang: 74

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

_________________________

[1] Giáo trình truyền hình.

Đỗ Hoàng Tiến – Vũ Đức Lý – NXB Khoa học kỹ thuật – 2001 [2] Truyền hình kỹ thuật số

Đỗ Hoàng Tiến – Dương Thanh Phương – NXB Khoa học kỹ thuật – 2004 [3] Truyền hình số có nén và Multimedia

Nguyễn Kim Sách – NXB KHKT – 2000 [4] Audio và Video số

Đỗ Hoàng Tiến – NXB Khoa học kỹ thuật – 2002 [5] Truyền hình số và HDTV

Nguyễn Kim Sách – NXB Khoa học kỹ thuật – 1995 [6] Thu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh

Nguyễn Kim Sách – NXB Khoa học kỹ thuật – 1991 [7] Truyền hình số

Ngô Thái Trị - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2004 [8] Kỹ thuật Audio – Video

Nguyễn Thanh Trà – Thái Vĩnh Hiển – NXB Giáo dục – 2003 [9] Nhập môn kỹ thuật truyền hình

Phan Văn Hồng – NXB Thành phố Hồ Chí Minh – 2001 [10] Giáo trình công nghệ sản xuất chương trình truyền hình

Phạm Thị Sao Băng – NXB Khoa học và kỹ thuật – 2005

[11] Báo cáo đề tài NCKH “Giải pháp lưu trữ phục vụ trao đổi sản xuất chương trình thời sự giữa Đài THVN và các Trung tâm khu vực trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của Đài Truyền hình Việt Nam” – 2011.

[12] http://www.ultrium.com/technology/index.html Truy cập cuối cùng ngày 22/09/2012.

Nguyn Mnh Hùng - Lp cao hc Đin t K3 - Vin Đi hc M Hà N i Trang: 75

PH LC

1. Mô hình lp đặt h thng MAM (d kiến) ti Đài Phát thanh - truyn hình Sơn La.

2. Chun hóa Metadata trong truyn hình trên Thế gii.

Thống nhất chuẩn hóa Metadata trong truyền hình, Hiệp hội Phim điện ảnh và Kỹ sư truyền hình SMPTE (Society of Motion Picture and Television Engineers) đã đưa ra các (trường) yếu tố mô tả cho Metadata. Dưới đây là các trường mô tả cho Metadata, không bao gồm các yếu tố Metadata mô tả kĩ thuật: Các tiêu đề, Kiểu tiêu đề, Tiêu đề chính, Tiêu đề phụ, Số tập, Số phần, Số cảnh, Tiêu đề phiên bản, Nhiệm vụ nhận dạng, Tên tác phẩm, Tên nguyên bản, Số clip, Tiêu đề chính để phát sóng, Tiêu đề phát sóng gốc, Tiêu đề khung, Sản phẩm, Sản phẩm, Nhóm chương trình, Tiêu đề nhóm chương trình, Tổng số các hạng mục của tập, Tổng số seri trong nhóm seri, Tập mục bắt đầu Quyền số, Bản quyền, Tình trạng bản quyền, Chủ sở hữu bản quyền...

Nguyn Mnh Hùng - Lp cao hc Đin t K3 - Vin Đi hc M Hà N i Trang: 76 3. Quá trình chun hóa Metadata trong truyn hình.

Quá trình tạo Metadata trong truyền hình được xây dựng qua nhiều bước, có bước là tự động, có bước thực hiện bằng tay. Mức độ gia tăng và đa dạng của Metadata được thể hiện qua các bước của chu trình làm việc.

Khi lưu trữ video, có thể chia chuỗi hoạt động tạo Metadata thành năm công đoạn (segment): Sáng tác nội dung (conten creation), Dựng (editing), Truyền dẫn (transmission), Lưu trữ online / nearline và Lưu trữ offline. Mỗi công đoạn có các trường mô tả tương ứng.

3.1. Sáng tác ni dung.

Biên tập viên, đạo diễn xây dựng kịch bản, nội dung, cùng với quay phim, các bộ phận: ánh sáng, âm thanh... ghi hình các sự kiện, chương trình phù hợp với kịch bản đã xây dựng. Các trường mô tả tương ứng với công đoạn này là: Tác giả, Đạo diễn, tác giả kịch bản, Diễn viên, Tóm tắt nội dung, Nơi phát hành/xuất bản...

3.2. Dng chương trình.

Người dựng chương trình nhận băng, đĩa.. từ biên tập, đạo diễn rồi Capture, Import vào máy tính; dựng chương trình theo yêu cầu của biên tâp, đạo diễn; sau đó xuất dữ liệu dưới dạng file để gửi đi duyệt. Các trường mô tả tương ứng với công đoạn này là: Mã dữ liệu, Tên dữ liệu, Thời lượng, Kích cỡ dữ liệu, Định dạng dữ liệu, Người tạo file chương trình, Ngày tạo file, Ngày chỉnh sửa,...

3.3. Truyn dn.

Sau khi chương trình được xuất ra dưới dạng file sẽ được gửi đến các nơi có thẩm quyền để duyệt (duyệt nội dung, duyệt hình ảnh). Nếu duyệt thành công thì file chương trình sẽ được gửi xuống để phát sóng, nếu duyệt không thành công thì file chương trình được gửi ngược lại công đoạn hai để cho kỹ thuật dựng/ biên tập

Một phần của tài liệu xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)