Luyện đề: NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap van 9 (Trang 44 - 49)

- Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xétđánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trỡnh bày nhận xột, đánh giá của mỡnh về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hỡnh ảnh, giọng điệu…..Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng .

- Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần cú bố cục mạch lạc, rõ ràng, cú lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

* Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

1. Mở bài:

Giới thiệu về đoạn thơ hoặc bài thơ đó và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

2. Thân bài:

Lần lượt trình bày suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó.

3. Kết bài:

Khái quát giá trị và ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đó.

B. CÁC DẠNG ĐỀ:

I. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

Đề 1:

Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân, qua đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du ?

Gợi ý:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du

2. Thân đoạn :

a. Chân dung của Thuý Vân:

- Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng , thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

- Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hào, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

b. Chân dung Thuý Kiều:

- Vẫn bằng bút pháp ước lệ , nhưng khác tả Vân tác giả đó dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vể đẹp của cả sắc, tài, tình.

- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại về tài năng miờu tả nhõn vật của Nguyễn Du.

Đề 2:

Viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dũng) phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong bài "Đồng chí" của Chính Hữu.

Gợi ý:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu khỏi quát về tác giả tác phẩm, vị trí của đoạn trích.

2. Thân đoạn: Cơ sở của tình đồng chí:

- Họ có chung lí tưởng.

- Họ chiến đấu cùng nhau.

- Họ sinh hoạt cùng nhau.

- Nghệ thuật: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

3. Kết đoạn:

- Nhấn mạnh lại về vẻ đẹp, sự bền chặt của tình đồng chí được nảy nở và vun đúc trong gian khó.

II. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

Đề 1:

Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Nguyễn Đình Chiểu) để thấy Lục vân Tiên đã hành động rất đúng với lí tưởng:

"Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng."

Gợi ý:

1. Mở bài:

- Truyện Lục Vân Tiên - tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu đề cao những con người trung hiếu, trọng nghĩa.

- Vân Tiên một hình tượng đẹp nêu cao lí tưởng nhân nghĩa đó hành động đúng theo lí tưởng.

- Vị trí đoạn trích 2. Thân bài:

a. Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu người gặp nạn :

- Vân Tiên con nhà thường dân, một thí sinh trên đường vào kinh đô dự thi gặp bọn cướp hung dữ.

- Vân Tiên không quản ngại nguy hiểm xông vào đánh tan bọn cướp, giết tướng cướp, cứu người bị nạn.

b. Vân Tiên từ chối sự đền ơn đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga:

- Nghe người gặp nạn kể lại sư tình Vân Tiên động lòng thương cảm, tỏ thái độ đàng hoàng, lịch sự.

- Nguyệt Nga thiết tha mời chàng về nhà để đền ơn.

- Vân Tiên cương quyết từ chối (Quan niệm của chàng thể hiện lí tưởng sống cao đẹp : “ Làm ơn há để trông người trả ơn”. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.

3. Kết bài:

- Lí tưởng sống của Vân Tiên phù hợp với đạo lí của nhân dân.

- Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm tâm huyết, lẽ sống của mình vào hình tượng Vân Tiên.

Đề 2:

Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ: “Quê hương” của Tế Hanh Gợi ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tình yêu quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ.

2. Thân bài:

- Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết trong sáng, đậm chất lí tưởng lãng mạn

- Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trê trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt Trường Giang

- Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên

- Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.

3. Kết bài:

Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào, nó là sản phẩm của một tâm hồn trẻ trung, thiết tha đầy thơ mộng.

Đề 3

Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Gợi ý:

1. Mở bài:

- Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cuả thơ ca.

- Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm súc chân thành tha thiết.

2. Thân bài a. Khổ 1:

- Mở đầu bằng lối xưng hô: "con” tự nhiên gần gũi

- Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bỏc.(Tre tợng trưng cho sức sống và tõm hồn Việt Nam).

b. Khổ 2:

- Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi)

- Lòng tiếc thương vô hạn của nhân dân: hình ảnh dòng người nối dài vô tân như kết thành tràng hoa dâng Bác.

c. Khổ 3:

- Có cảm giác Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên có trăng làm bạn.

- Nhưng trở về với thực tại: Bác đã đi xa, một nỗi đau nhức nhối.

d. Khổ 4:

- Lưu luyến bịn rịn không muốn xa Bác.

- Muốn làm “chim, hoa, tre” để được gần Bác

- “Cây tre trung hiếu” thực hiện lí tưởng của Bác, và lời dậy của Bác :

“trung với nước hiếu với dân”.

3. Kết bài:

- Nghệ thuật: Bài thơ giàu cảm xúc, âm hưởng trầm lắng, lời thơ tự nhiên.

- Bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, trước hết là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ và của chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu.

C. BÀI TẬP VỀ NHÀ

Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

Đề 3: Cảm nhận về bức tranh cá thứ nhất và thứ hai trong bài thơ : “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.(bằng một đoạn văn từ 15 đến 20 dũng)

Gợi ý:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích.

2. Thân đoạn:

- Bức tranh cỏ thứ nhất: là những nột vẽ tài hoa về bức tranh cá trong tưởng tượng, trong mơ ước.

- Bức tranh cỏ thứ hai: là bức tranh hiện thực được vẽ bằng bút pháp lóng mạn. Trên ngư trường những người dân vừa ca hát, vừa gừ mỏi chốo đuổi bắt cá.

- Bức tranh cá đầy màu sắc và ánh sáng, có giá trị thẩm mĩ đặc sắc gợi tả và ngợi ca biển quê hương rất giàu và đẹp.

3. Kết đoạn:

Bức tranh cá thể hiện cảm hứng vũ trụ, tình yêu biển của Huy Cận.

………..

Một phần của tài liệu Tai lieu on tap van 9 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w