Bài tập: Trong những tình huống sau đây, tình huống nào cần viết đơn, đơn gửi ai? Lý do viết đơn?
A- Khi em có nguyện vọng gia nhập vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
B- Do bị ốm, em không đi học được.
C- Gia đình em bị kẻ gian đột nhập, lấy trộm tài sản.
D- Một số HS vi phạm khuyết điểm làm mất điểm thi đua của lớp.
Đ- Do sơ xuất, em bị mất giấy chứng nhận Tiểu học.
* Gợi ý : Các trường hợp cần viết đơn: A, B, Đ - Tình huống A:
+ Đơn gửi BCH Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh + Lý do xin gia nhập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Tình huống B:
+ Đơn gửi thầy cô giáo chủ nhiệm và thầy cô giáo bộ môn.
+ Lý do xin nghỉ học.
- Tình huống Đ:
+ Đơn gửi hiệu trưởng trường Tiểu học.
+ Lý do xin cấp lại giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Tiểu học b. Đề nghị:
Bài tập: Trong 2 tình huống sau, cần sử dụng văn bản hành chính nào?
Từ hai tình huống hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa các loại văn bản hành chính đó?
A. Do có việc đột xuất không thể tham gia buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp được.
B. Có một vở chèo rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học cả lớp cần đi xem tập thể.
* Gợi ý:
+ Tình huống A: Viết đơn xin nghỉ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Tình huống B: Viết đề nghị.
- So sánh:
+ Giống nhau: Hình thức.
+ Khác nhau : Nội dung trình bày.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề bài: Em hãy viết đơn xin miễn(giảm) học phí?
* Gợi ý:
Lá đơn cần đảm bảo những mục sau:
+ Quốc hiệu - Tiêu ngữ + Địa điểm làm đơn + Tên đơn
+ Nơi gửi
+ Họ, tên, nơi ở của người viết đơn
+ Trình bày sự việc, lý do, nguyện vọng viết đơn + Ký tên
lưu ý : Văn phong tường minh, một nghĩa, không có yếu tố văn chương.
* Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
- Văn bản hành chính : văn bản thuộc phạm vi hoạt động của chính quyền, của Nhà nước.
- Công vụ: việc công ( việc chung ) - Quốc hiệu : tên hiệu của một nhà nước - Tiêu ngữ : Từ ngữ đề dẫn
C - Bài tập về nhà : (dạng đề 5 hoặc 7 điểm) Đề bài: Em hãy viết một lá đơn xin nghỉ học Gợi ý: + Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên đơn.
+ Địa điểm, thời gian viết đơn.
+ Họ tên, địa chỉ của người viết đơn.
+ Lí do viết đơn.
+ Yêu cầu, nguyện vọng.
+ Cam đoan và cảm ơn.
+ Kí tên.
--- TIẾT 2:
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ: BÁO CÁO, TƯỜNG TRÌNH A . Tóm t ắt kiến thức cơ bản:
1. Báo cáo : Là văn bản trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập một tập thể.
2. Tường trình: Là văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
B – Các dạng đề:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
a. Báo cáo:
Nêu một số tình huống theo em cần viết văn bản báo cáo?
* Gợi ý:
+ Để nhà trường biết được kết quả thi đua của lớp (HK I, năm học, đợt thi đua)
+ Kết quả quyên góp, ủng hộ HS nghèo của lớp + Kết quả tuần học tốt trong tháng 11
…
b. Tường trình:
Nêu thể thức mở đầu của văn bản tường trình?
* Gợi ý:
+ Quốc hiệu - Tiêu ngữ + Địa điểm, thời gian + Tên văn bản
+ Người, cơ quan nhận tường trình 2
. Dạng đề 5 ho ặc 7 điểm
Em vi phạm nội quy của trường hãy viết bản tường trình sự việc vi phạm.
* Gợi ý: Một bản tường trình, cần đảm bảo những mục sau:
+ Phải trình bày đầy đủ, chính xác về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan.
+ Có người gửi, người nhận.
+ Ngôn ngữ rõ ràng.
C. Bài tập về nhà: ( dạng đề 5 hoặc 7 điểm )
T ường trình sự việc em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
* Gợi ý :
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên văn bản.
- Thời gian, địa điểm làm tường trình.
- Diễn biến sự việc ( thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, những người có liên quan đến sự việc, sự việc xảy ra như thế nào?… )
- Đề nghị của người viết.
- Người nhận tường trình.
- Người làm tường trình kí và ghi rõ họ tên.
TIẾT 3:
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ: BIÊN BẢN, HỢP ĐỒNG A – Tóm tắt kiến thức cơ bản:
1 . Biên bản: Là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, hoạt động của các cá nhân liên quan tới việc phải xem xét, giải quyết bằng pháp luật hoặc chính sách Nhà nước.
- Biên bản phải ghi chép các sự việc, hiện tượng kịp thời tại chỗ với đầy đủ mọi chi tiết, mọi tình tiết khách quan.
- Ghi chép trung thực, đầy đủ. Lời văn ngắn gọn chính xác.
2. Hợp đồng: Là văn bản phản ánh sự thoả thuận giữa các cá nhân hoặc giữa các đơn vị cơ quan, tập thể. Hợp đồng là cơ sở pháp lý để các bên tham gia ký kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia.
B – Các dạng đề:
1 . Dạng đề 2 hoặc 3 điểm a. Biên bản:
Viết phần mở đầu biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.
* Gợi ý:
+ Quốc hiệu - Tiêu ngữ.
+ Tên biên bản.
+ Thời gian – địa điểm.
+ Thành phần tham dự.
b. Hợp đồng:
Bản hợp đồng gồm những nội dung nào? Trình tự sắp xếp ra sao?
* Gợi ý:
+ Các bên tham gia ký kết hợp đồng.
+ Các điều khoản, nội dung thỏa thuận giữa các bên: Yêu cầu nội dung công việc, cách thức thực hiện hợp đồng, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên.
+ Hiệu lực của hợp đồng (thời gian, phạm vi thực hiện, bồi thường thiệt hại, cam kết, họ tên, chữ ký của người đại diện và các bên tham gia ký kết) 2.
Dạng đề 5 ho ặc 7 điểm .
Đề bài: Em hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn?
* Gợi ý:
Phần mở đầu
+ Quốc hiệu - Tiêu ngữ.
+ Tên biên bản.
+ Thời gian – địa điểm.
+ Thành phần tham dự.
Phần nội dung:
+ Chi đội 6A đã tiến hành bàn giao nhiệm vụ trực tuần cho chi đội 6B.
+ Nội dung và kết quả đã làm trong tuần.
+ Nội dung, công việc sẽ thực hiện trong tuần tới.
+ Các phương tiện vật chất và hiện trạng của cơ sở vật chất tại thời điểm bàn giao.
( sổ trực tuần, sổ đầu bài các lớp... ) Phần kết thúc:
+ Thời gian kết thúc.
+ Chữ ký, họ tên người bàn giao và người nhận.
C. Bài tập về nhà: ( dạng đề 5 hoặc 7 điểm)
Đề bài: Gia đình em cho thuê phòng trọ. Em giúp mẹ làm hợp đồng cho thuê phòng trọ đó?
*Gợi ý:
Hợp đồng thuê nhà tối thiểu phải có các nội dung sau đây + Tên hợp đồng.
+ Thời gian, địa điểm, các chủ thể đại diện tham gia ký kết hợp đồng.
+ Hiện trạng của căn nhà cho thuê ( địa chỉ, diện tích, trang thiết bị…) + Các điều khoản hợp đồng.
+ Các quy định hiệu lực của hợp đồng.
II . Củng cố kiến thức, Liên hệ mở rộng kiến thức.
1. Thể thức chung của một văn bản hành chính công vụ được quy định như thế nào?
2. Ngoài những văn bản hành chính công vụ đã được học trong chương trình, em còn biết thêm các loại văn bản hành chính công vụ nào khác?
( Gợi ý: Thông báo, thông tri, nghị định, nghị quyết, Chỉ thị, kế hoạch, thư, điện… )
...