CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả điều trị bằng phẫu thuật kết xương bên trong
3.2.1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu
Bảng 3.14. Liên quan giữa tuổi, giới tính (n= 73)
Nhóm tuổi Giới
Tổng %
Nam Nữ
18 - 20 2 3 5 6,8
20 - 50 35 12 47 64,4
51 - 60 3 12 15 20,5
≥ 61 3 3 6 8,2
Tổng 43 30 73 100
% 58,9 41,1 100
Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 41,68 ± 14,25 (thấp nhất là 18, cao nhất 70).
Có 43 BN nam (58,9%), tuổi trung bình 38,21 ± 12,81 (19 - 70).
30 BN nữ (41,1%), tuổi trung bình 46,67 ± 14,91 (18 - 68).
Độ tuổi từ 50 tuổi trỏ xuống chiếm 71,2% và nam giới chiếm 86,04%.
3.2.1.2. Nguyên nhân gãy xương
Bảng 3.15. Nguyên nhân chấn thương (n= 73)
Nguyên nhân chấn thương Tổng %
Tai nạn giao thông 33 45,2
Tai nạn thể thao 28 38,4
Tai nạn lao động 5 6,8
Tai nạn sinh hoạt 7 9,6
Tổng 73 100
Nguyên nhân do TNGT chiếm 45,2%.
Tai nạn thể thao chiếm 38,4%.
Nguyên nhân do tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt có 12 BN chiếm 16,4 %.
Số gãy chân phải là 40 BN (54,8 %), chân trái là 33 BN (chiếm 45,2%).
3.2.1.3. Cơ chế chấn thương
Bảng 3.16. Cơ chế chấn thương (n = 73)
Tư thế bàn chân khi chấn thương Tổng %
Bàn chân ngửa, giạng 0 0
Bàn chân ngửa, xoay ngoài 31 42,5
Bàn chân sấp, xoay ngoài 25 34,2
Không rõ tư thế 17 23,3
Tổng 73 100
Có 56 BN (76,7%) gãy xương cơ chế gián tiếp bao gồm 31 BN (42,5%) khi chấn thương bàn chân tư thế ngửa đồng thời bị xoay ngoài và 25 BN (34,2%) bàn chân tư thế sấp và xoay ngoài.
Không gặp BN nào gãy xương trong tư thế bàn chân ngửa và giạng.
Có 17 BN (23,3%) không nhớ tư thế bàn chân khi chấn thương.
3.2.1.4. Các phương pháp xử trí trước khi nhập viện
Bảng 3.17. Phương pháp điều trị trước khi nhập viện (n = 73)
Các phương pháp xử trí trước mổ Số BN Tỷ lệ %
Không xử trí gì 50 68,5
Cố định tạm thời bằng nẹp 20 27,4
Bó thuốc đông y, bó lá 3 4,1
Nắn chỉnh bó bột 0 0
Tổng 73 100
Không có BN nào được xử trí nắn chỉnh bó bột cẳng bàn chân trước khi phẫu thuật. Có 20 BN (27,4%) được cố định tạm thời bằng nẹp trước khi đến viện. Có 50 BN (68,5 %) chưa được xử trí gì trước khi nhập viện.
3.2.1.5. Đặc điểm tổn thương giải phẫu gãy Dupuytren * Đặc điểm ổ gãy xương mác
Bảng 3.18. Vị trí và đường gãy xương mác (n = 73)
Đường gãy xương mác
Vị trí ổ gãy xương mác
Tổng %
Ngang khớp chày mác
dưới
Trên khớp chày mác
dưới
Gãy ngang 1 4 5 6,8
Gãy chéo vát 39 20 59 80,8
Gãy có mảnh rời 3 6 9 12,4
Tổng số 43 30 73 100
% 58,9 41,1 100
Gãy ở vị trí ngang khớp chày mác dưới là 43 BN chiếm 58,9%,
Đường gãy chéo vát chiếm tỷ lệ cao nhất 80,8% (59 BN), đường gãy ngang ở xương mác gặp ít nhất 6,8% (5 BN).
* Đặc điểm tổn thương mắt cá trong và mắt cá sau
Bảng 3.19. Đặc điểm tổn thương mắt cá trong, mắt cá sau (n = 73)
Tổn thương mắt cá trong Số BN %
Gãy ngang 16 21,9
Gãy chéo vát 24 32,9
Không gãy 33 45,2
Tổng số 73 100
Tổn thương mắt cá sau
Không gãy 60 82,2
Gãy mắt cá sau Di lệch 10 13,7
Không di lệch 3 4,1
Tổng số 73 100
Có 40 BN gãy mắt cá trong (54,8%). Phần lớn là gãy chéo vát 24 BN (32,9%).
Có 33 BN (45,2%) không gãy mắt cá trong nhưng có tổn thương dây chằng delta: khám lâm sàng các BN này đều có sưng nề và đau ở ngay phía dưới mắt cá trong; trên phim X quang không thấy gãy mắt cá trong, có hình ảnh bán trật khớp xương sên ra ngoài.
Có 13 BN (17,8%) có gãy mắt cá sau kèm theo, trong đó có 10 trường hợp mảnh gãy di lệch ra sau và lên trên, 3 BN (4,1%) mảnh gãy ít di lệch
Bảng 3.20. Mức độ di lệch ra ngoài của xương sên (n = 73)
Mức độ Số BN Tỷ lệ
1 – 3 mm 0 0
> 3 - 5 mm 12 16,4
> 5 mm 61 83,6
Tổng 73 100
Nhận xét:
Chúng tôi đánh giá mức độ di lệch ra ngoài của xương sên dựa trên phim chụp X quang khớp cổ chân tư thế thẳng. Xương sên di lệch ra ngoài > 5mm gặp ở 61/73 BN (83,6%), không có trường hợp nào xương sên di lệch ra ngoài
< 3 mm.
Mức độ trượt xương sên ra ngoài trung bình là 6,53 ± 1,32 mm (nhỏ nhất 3,25, lớn nhất 11,24 mm).
* Góc talocrural trước phẫu thuật trung bình là: 81,71 ± 1,180 (78,230 - 83,560). Góc talocrural được đánh giá dựa trên phim X quang chụp khớp cổ chân tư thế thẳng. Góc này ở người bình thường là 83 ± 40.
3.2.1.6. Tổn thương kết hợp Có 2 BN bao gồm
- 01 BN (BN số 55) có vết thương phần mềm, rách da mu chân, đã được cơ sở y tế tuyến trước cắt lọc và khâu vết thương. BN này được thay băng săn sóc vết thương ổn định và được phẫu thuật kết xương bên trong điều trị gãy Dupuytren vào ngày thứ 6 sau tai nạn.
- 01 BN (BN số 59), gãy Dupuytren kèm theo gãy thân xương bàn II chân cùng bên ít di lệch, BN này được cố định bột 6 tuần sau phẫu thuật kết xương bên trong điều trị gãy mắt cá.
3.2.1.7. Bệnh lý toàn thân phối hợp
- Tăng huyết áp có 4 BN có tiền sử tăng huyết áp, được theo dõi và dụng thuốc thường xuyên.
- Có 1 BN mắc bệnh lý tiểu đường típ II, đang điều trị thường xuyên theo đơn của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, nồng độ đường trong máu được duy trì ở mức 5 – 6,5 mm/l (BN Phạm Thị H. 54T Số lưu trữ: 173155)
Các BN có bệnh lý toàn thân phối hợp đều được thăm khám phát hiện và điều trị nội khoa ổn định trước khi phẫu thuật.