- Hiện nay trên TTCK Việt Nam áp dụng hình thức giao dịch T+3. Nghĩa là nhà đầu tư mua hay bán chứng khoán thì sau ba phiên giao dịch thì chứng khoán hay tiền mới về tài khoản, và phiên thứ 4 thì nhà đầu tư mới bán được cổ phiếu đã mua cách đây 3 phiên. Ngược lại người bán chứng khoán thì sau 3 phiên tiền mới về tài khoản nhà đầu tư, và phiên thứ 4 mới có thể mua hay rút tiền ra được.
- Điều này thì thuận lợi cho các công ty chứng khoán, trong thời gian T+3 các công ty tính toán tiền bạc, chứng khoán và nếu có sai sót đối với nhà đầu tư thì sửa sai… Tuy nhiên đối với nhà đầu tư thì rủi ro cho họ. Ví dụ khi họ bán chứng khoán hôm thứ 2 thì chứng khoán tăng, họ muốn mua lại chứng khoán đó… Thì chưa được vì tiền chưa về… Chờ tới 3 phiên sau chứng khoán đó nếu tăng liên tục thì đã tăng 15% (mỗi ngày 5%). Thì xem như tiền về tài khoản nhà đầu tư thì không còn cơ hội mua lại cổ phiếu với giá nhà đầu tư mong muốn.
Do đó đưa ra quy định giảm ngày T, cũng là cách làm tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán .
- Trong thời gian vừa qua UBCKNN đã nghiên cứu và hứa hẹn sẽ triển khai T+2, có nghĩa là giảm xuống một ngày… Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa áp dụng.
- Giảm ngày T, vòng tiền của NĐT quay nhanh hơn, điều này sẽ giúp tăng thanh khoản trên TTCK. Rất nhiều nhà đầu tư đồng tình và mong đợi điều này. Hy vọng UBCKNN sẽ triển khai sớm trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
- Trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng thị trường và đầu tư chứng khoán tại Việt Nam (sàn Tp.HCM), với nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trong thời gian qua.
- Từ những kết quả trên, chương này tập trung đưa ra những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân và phát triển thị trường chứng khoán sàn TP.HCM. Các giải pháp gồm giải pháp vi mô, giải pháp vĩ mô, giải pháp khác, và giải pháp cho từng nhân tố trong nghiên cứu.
- Với hy vọng đây sẽ là những giải pháp thiết thực giúp nhà đầu tư cá nhân giảm thiểu rủi ro và thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn Tp.HCM) hoạt động một cách chuyên nghiệp, trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ