Phân loại rác thải

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa hà nội (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ

3.2 Hình thức và mức độ tham gia của người dân trong quá trình quản lý rác thải đô thị 54

3.2.1 Sự tham gia của người dân vào quá trình trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý rác thải

3.2.1.1 Phân loại rác thải

Phân loại rác thải là một trong những hoạt động quan trọng và cần thiết của quá trình quản lý rác thải, bởi lẽ rác thải nếu được phân loại đúng cách thành rác vô cơ và rác hữu cơ sẽ trở thành nguồn tài sản quý giá đối với mỗi quốc gia, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian và kinh phí cho quá trình tái chế và xử lý rác thải. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành điều tra thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu,

56

tác giả nhận thấy hoạt động phân loại rác thải chưa được triển khai rộng rãi, có hệ thống và đúng cách thức. Hoạt động này chủ yếu được thực hiện tự phát trong các tầng lớp nhân dân, với cách phân loại “truyền thống” theo thói quen của người dân là lọc ra những “thức ăn thừa cho hộ gia đình nuôi chó, mèo”, “chai lọ nhựa đem bán cho nhóm thu mua phế liệu”.

Đối với huyện Ứng Hòa, thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung cho thấy chưa có dấu hiệu người dân thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình. Hoạt động này do thành viên đội thu gom rác phân loại theo hình thức là lọc ra các giấy báo bìa, đồ nhựa đem bán.

“Phân loại rác thì thôn chúng tôi vẫn chưa có. Chỉ thu gom vào rồi để chung 1 túi. Chúng tôi, những người thải rác tại các hộ gia đình thì chưa phân loại gì cả, nhưng những người làm công việc thu gom hoặc đem rác ra ngoài bãi kia thì có những người của công ty thì có thể họ làm. Cái này tôi cũng không rõ” [TLN ở thôn Lưu Khê]

Hỏi: Trước khi mang đi đổ rác thì bác có phân loại rác thải đó không ạ?

Đáp: Bác để tất cả vào một túi thôi, nào là thức ăn thừa, túi bóng, chai lọ…hầu như ai cũng thế cứ cho hết vào một cái tải thôi, cái tải kia kìa, tất cả giấy bóng, giấy bìa, chai lọ…cho hết vào cái tải đó.

Hỏi: Bác có biết người đi thu gom rác có phân loại rác thải không ạ?

Đáp: Cũng không đâu, nhưng có cái là những chai thủy tinh, giấy bìa to, hay đồ nhôm đồ sắt mà bán được thì họ đi thu gom có nhặt lại thôi cháu ạ.

[PVS số 12, nữ, 67 tuổi, làm ruộng]

“Toàn mấy đồ như chai nhựa, dép tổ ong, đồ vật theo quy định là nhựa chết, ống bơ, sắt vụn. Thường là bọn chị đeo 1 cái tải rồi nhặt hết những cái đồ đấy, đem bán thêm tiền thu nhập. Gom 1-2 tháng bán được 1-2 trăm rồi chia cho 3 chị em.

Bọn chị phải nhặt nhạnh như thế đấy” [PVS số 11, nữ, thành viên đội thu gom].

Các thông tin định lượng cũng đưa ra kết quả tương tự đối với việc phân loại rác tại các hộ gia đình hiện nay. Tương tự với kết quả thu được ở huyện Ứng Hòa, phần lớn các khu vực trong quận Hoàn Kiếm cũng chưa có chương trình phân loại rác phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Hoạt động phân loại rác chỉ mới được triển khai thí điểm tại 4 phường nội thành Hà Nội, trong đó có phường Phan Chu Trinh,

thuộc quận Hoàn Kiếm. K được thực hiện tại quận Hoàn Ki

Biểu đồ 3.1: Cách th

Hình thức phân lo được để chung vào một túi”

địa bàn nghiên cứu mà còn trong phát từ yếu tố tiết kiệm, và đ giấy báo bìa, sách vở cũ đ

phận người dân vẫn duy trì hình th cơ. Đây là hình thức phân lo được thực hiện thí điểm t Phan Chu Trinh. Ngoài ra, s rác không tái chế ” hay “b tỷ lệ nhỏ trong tổng số m

phải là cách phân loại đúng theo D ba loại rác: rác hữu cơ, rác vô cơ và đ trong quá trình thực hiện, ngư

cơ và rác vô cơ. Còn đồ để riêng đem bán cho ngư cứu, đó là có 63/204 ngư

hoạt hàng ngày mà đem cho chung t thu gom.

Những số liệu định tính và đ thực trạng hoạt động phân lo động này đã được thực hi

22%

31%

57

m. Kết quả khảo sát đối với cách thức người dân phân lo n Hoàn Kiếm đã cho kết quả như trong biểu đồ

: Cách thức phân loại rác của người dân đô th

c phân loại rác “bỏ riêng chai lọ nhựa, giấy báo bìa

t túi” là hình thức phân loại khá phổ biến không ch còn trong nhiều vùng miền khác ở nước ta hi m, và để có thêm nguồn thu kinh tế, nhiều chai l

ũ được người dân tích góp lại đem bán. Bên c n duy trì hình thức phân loại rác thải theo rác hữ c phân loại rác đúng quy cách, tuy nhiên hình thứ

m tại một số phường trong nội thành Hà Nội,

Ngoài ra, số lượng người dân chọn cách phân loại “rác tái ch

” hay “bỏ riêng rác độc hại còn lại cho chung vào m

mẫu điều tra. Trên thực tế, hai cách phân loại rác này không i đúng theo Dự án 3R. Theo đó, cách phân loại rác đúng g u cơ, rác vô cơ và đồ chai lọ nhựa có thể tái chế đư

n, người dân thường đem đổ rác theo cách phân lo chai lọ nhựa hay các phế liệu có thể tái chế riêng đem bán cho người thu mua phế liệu. Đáng chú ý trong k

63/204 người (chiếm 30,9%) không thực hiện phân lo t hàng ngày mà đem cho chung tất cả các loại rác thải vào một túi r

nh tính và định lượng mà tác giả thu thập đượ phân loại rác thải tại hộ gia đình hiện nay. Có th

c hiện tại các hộ gia đình. Người dân đã có thói quen 5%

38%

4%

Rác tái chế và rác không tái chế

Bỏ riêng chai lọ nhựa để bán, còn lại để chung một túi Bỏ riêng rác độc hại, còn lại cho chung một túi

Rác hữu cơ và rác vô cơ

Không thực hiện phân loại rác

i dân phân loại rác ồ 3.1 dưới đây:

i dân đô thị

y báo bìa để bán, còn lại n không chỉ trong c ta hiện nay. Xuất u chai lọ nhựa hay ạnh đó, một bộ ữu cơ và rác vô ức này mới chỉ như ở phường i “rác tái chế và i cho chung vào một túi”chiếm i rác này không i rác đúng gồm được. Tuy nhiên, rác theo cách phân loại rác hữu ế thì người dân u. Đáng chú ý trong kết quả nghiên ại rác thải sinh t túi rồi đổ ra xe ợc đã phản ánh Có thể thấy, hoạt thói quen lọc ra

Rác tái chế và rác không tái

Bỏ riêng chai lọ nhựa để bán, còn lại để chung một túi Bỏ riêng rác độc hại, còn lại cho chung một túi

Rác hữu cơ và rác vô cơ

Không thực hiện phân loại rác

58

các chai lọ nhựa đem bán cho đội thu mua phế liệu. Tuy nhiên, hoạt động phân loại rác này mới chỉ dừng lại là một thói quen, mang tính tự phát và không ổn định.

Hoạt động này chủ yếu do người dân thực hiện mà chưa có phong trào phát động rộng rãi trong cộng đồng do chính quyền đảm nhận. Phần lớn người dân chưa có nhận thức đúng đắn về cách thức phân loại, chưa hiểu bản chất của quá trình phân loại rác, cũng như mục đích và hiệu quả của phân loại rác. Mặc dù chiến dịch 3R đã được triển khai ở phường Phan Chu Trinh, nhưng đến nay khi dự án đã kết thúc thì hoạt động phân loại rác thải cũng không được duy trì nữa. Trong khi đó, ở huyện Ứng Hòa, phân loại rác thải sẽ gặp nhiều trở ngại hơn, do những yếu tố từ nhận thức, thói quen, đến đặc điểm sinh sống và sản xuất. Phân loại rác tại nguồn là giải pháp cần thiết để giảm thiểu rác thải tại đô thị [Kassim&Ali, 2006], [Jalil, 2010]. Tuy nhiên, khi vận dụng 3R trong đô thị Việt Nam cần cân nhắc đến trình độ nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường, sự sẵn sàng của người dân tham gia phân loại rác, những thói quen hành xử của người dân đối với môi trường, và quan trọng là cần Việt hóa cụm từ 3R để người dân hiểu, cảm thấy gần gũi, từ đó thực hiện phân loại rác dễ dàng hơn trong thực tiễn.

Những kết quả thu được từ ý kiến của người dân cho thấy hoạt động phân loại rác hiện nay thường mang tính tự nguyện, không mang tính bắt buộc đối với các hộ gia đình. Là hoạt động tự nguyện nên mức độ tham gia của các cá nhân và hộ gia đình không giống nhau. Bên cạnh đó, các nhóm chính quyền, đoàn thể xã hội và nhóm công nhân vệ sinh môi trường cũng đóng vai trò nhất định trong việc định hướng, hướng dẫn và tuyên truyền cho người dân thực hiện phân loại rác. Vai trò này đã được tác giả đề cập tới khi chỉ ra những vấn đề tồn tại ở chương trình dự án 3R thí điểm tại 4 phường nội thành Hà Nội. Do vậy, bên cạnh người dân, nghiên cứu này cũng tìm hiểu mức độ tham gia của các bên liên quan trong hoạt động phân loại rác thông qua ý kiến đánh giá của người dân.

Không thể khẳng định rằng sự đánh giá của người dân sẽ phản ánh đầy đủ và chính xác mức độ tham gia của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải. Tuy nhiên, mục đích của luận án là phát huy và tăng cường sự tham gia, cũng như quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, việc để người dân tự đánh giá về bản thân và đánh giá các nhóm khác nhau trong cộng đồng chính là một biểu hiện của quá trình tham gia quản lý xã hội và thực hiện quyền làm chủ của mình. Đây chính là một chiều cạnh khác của sự tham gia mà luận án này đã trình bày ở phần cơ sở lý luận và sẽ phân tích cụ thể hơn ở những nội dung tiếp theo. Vì vậy, luận án đã xây

59

dựng thang đánh giá Likert 5 điểm, trong đó điểm 1 là mức độ tham gia thấp nhất, và điểm 5 là mức độ tham gia cao nhất. Cách làm này cũng được thực hiện tương tự đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải mà tác giả trình bày ở những phần sau. Hoạt động quản lý rác thải có sự tham gia của nhiều bên liên quan, bao gồm người dân, công nhân vệ sinh môi trường/ công ty vệ sinh môi trường, tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn, đoàn thể xã hội và chính quyền cấp xã/phường. Tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn là một thành phần thuộc nhóm chính quyền cấp cơ sở, tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả tách nhóm này để nghiên cứu độc lập, bởi lẽ tổ trưởng tổ dân phố/ trưởng thôn là những cán bộ quản lý gần dân nhất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tuyên tuyền, đôn đốc và giám sát người dân thực hiện.

Trong nhiều trường hợp, các tổ trưởng tổ dân phố và trưởng thôn chính là các thủ lĩnh của cộng đồng dân cư. Trong khi đó, vai trò của nhóm này chưa được bàn tới nhiều trong công trình nghiên cứu trước đây.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: qua các ý kiến đánh giá của người dân, cho thấy nhóm người dân và công nhân vệ sinh môi trường là những nhóm trực tiếp tham gia nhiều nhất trong hoạt động phân loại rác thải, trong đó nhóm chính quyền xã/phường là nhóm có mức độ tham gia thấp nhất.

Bảng 3.2: Đánh giá của người dân về mức độ tham gia vào hoạt động phân loại rác của các nhóm liên quan

Đối với những địa phương chưa có chương trình triển khai phân loại rác tại hộ gia đình, công tác phân loại rác thường được thực hiện sau khi đã thu gom và vận chuyển rác thải về nơi xử lý hoặc bãi chôn lấp. Vì thế, lựa chọn phương án

Nhóm đối tượng Giá trị tổng thể

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhât

Giá trị lớn nhất

Chính quyền xã/ phường 31 2,58 1,23 1,00 5,00

Tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn

38 3,65 1,23 1,00 5,00

Đoàn thể xã hội 35 3,08 1,14 1,00 5,00

Công nhân VSMT 84 3,96 1,12 1,00 5,00

Người dân 85 3,64 1,10 1,00 5,00

Công ty VSMT 67 4,08 1,15 1,00 5,00

60

công ty vệ sinh môi trường là nhóm đối tượng có mức độ tham gia cao nhất đã phản ánh đúng thực tế này, đồng thời cũng thể hiện rất rõ nhiệm vụ và chức năng của nhóm công ty/công nhân vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom rác thải.

Bên cạnh đó, nhóm tổ trưởng tổ dân phố và trưởng thôn có mức độ tham gia khá cao (giá trị trung bình = 3,65). Đây là nhóm gần dân nhất, có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và nhắc nhở người dân thực hiện đúng quy định vệ sinh môi trường như đổ rác đúng giờ quy định, và đúng nơi quy định. Đối với phường Phan Chu Trinh, tổ trưởng tổ dân phố còn nhắc nhở người dân phân loại rác ra hai thùng xanh và vàng trước khi đem đổ. Qua đánh giá, người dân tự cho mình có số điểm khá cao (giá trị trung bình = 3,64) về sự tham gia trong hoạt động phân loại rác thải. Như đã nói ở trên, hoạt động phân loại rác thải ở phường Phan Chu Trinh mặc dù được triển khai làm mẫu từ năm 2007 nhưng hiện nay, nhiều hộ dân đã không thực hiện phân loại rác nữa, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau (các nguyên nhân này đã được trình bày cụ thể trong phần chương trình 3R tại Hà Nội).

Trong khi đó, ở phần lớn những địa phương còn lại trong địa bàn quận thì chưa có hoạt động triển khai phân loại theo quy mô lớn; vì thế; mức độ tham gia của người dân trong hoạt động phân loại rác thải còn nhiều hạn chế mặc dù bản thân họ cũng nhận thức được trách nhiệm trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa hà nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)