Xử lý rác thải

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa hà nội (Trang 70 - 77)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ

3.2 Hình thức và mức độ tham gia của người dân trong quá trình quản lý rác thải đô thị 54

3.2.1 Sự tham gia của người dân vào quá trình trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý rác thải

3.2.1.3. Xử lý rác thải

Theo sự phân hóa về chức năng trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội, công ty vệ sinh môi trường và các nhà máy xử lý/tái chế rác có trách nhiệm chủ yếu trong hoạt động xử lý rác thải. Tuy nhiên, ở cấp độ cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực ngoại thành Hà Nội, bên cạnh hình thức đem rác thải ra nơi thu gom, người dân vẫn có cách xử lý riêng đối với một số loại rác như lá cây, rác hữu cơ (gồm rau, thực phẩm, thức ăn thừa...), hoặc cho thuốc phân hủy để rác trở thành những “tài sản”

quý giá đối với hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Qua việc tìm hiểu và quan sát thực tế, tác giả nhận thấy bên cạnh hình thức chủ yếu “đem rác ra xe thu gom của công nhân vệ sinh môi trường”, người dân còn lựa chọn các hình thức như “đốt”,

“chôn lấp” và ủ phân”. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, không gian sống và mục đích xử lý rác thải dẫn đến những khác biệt trong hình thức xử lý rác của người dân quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa . Kết quả xử lý rác khác nhau được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 3.7: Cách thức xử lý rác thải của người dân quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa

Cách xử lý rác thải H. Ứng Hòa Q. Hoàn Kiếm

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Đốt 54 25,4 6 2,9

Chôn lấp 19 8,9 2 1,0

Đổ ra đường 6 2,8 6 2,9

Ủ phân 23 10,8 1 0,5

Đổ rác ra xe thu gom của công nhân VSMT

207 97,2 202 99

Đổ xuống ao, cống, rãnh 0 0 1 0,5

67

Bảng trên cho thấy số lượng người dân Ứng Hòa lựa chọn hình thức đốt rác, chôn lấp và ủ phân nhiều hơn người dân quận Hoàn Kiếm. Nguyên nhân là do diện tích không gian rộng hơn, kết hợp với một số mục đích chăn nuôi và trồng trọt nên người dân có thể kết hợp nhiều biện pháp xử lý rác. Qua tìm hiểu của tác giả, một bộ phận người dân huyện Ứng Hòa vẫn thực hiện biện pháp đốt rác, trong đó có cả thành viên của đội thu gom.

“....Thỉnh thoảng nếu lượng lá cây ít, chị đi thu gom về rồi đem đốt ở ngoài cánh đồng...” [PVS số 11, nữ, 37 tuổi, thành viên đội thu gom].

Hồi trước bác cũng đốt lá cây. Nhà bác trồng mấy loại cây, mà đến mùa lá rụng, nó rụng đầy sân nên bác chất một đống chỗ phía sau vườn rồi bác đốt.

[PVS số 15, nữ, 59 tuổi, nội trợ]

Bên cạnh hình thức đốt rác, nhiều hộ gia đình còn tận dụng thức ăn thừa hay rau củ quả đem chôn lấp hoặc làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Rõ ràng, những hoạt động xử lý này chỉ có thể thực hiện ở các vùng ngoại thành, nơi có diện tích đất rộng rãi và có những hoạt động chăn nuôi và trồng trọt trên quy mô lớn.

Trong khi đó, đối với các quận nội thành, việc xử lý rác thải chủ yếu bằng cách đem rác ra ngoài chỗ thu gom. Bên cạnh đó, một số ít hộ gia đình sử dụng các bã chè hay rau củ quả để chôn xuống đất, bón cây trồng; tuy nhiên quy mô trồng trọt nhỏ hơn so với các vùng ngoại thành Hà Nội, và tỷ lệ người dân thực hiện chôn lấp rác chỉ là thiểu số.

“Chị bán hàng nước chè nên tích lại cuối ngày đổ ra cây, chứ cũng không đổ ra xe rác đâu” [PVS số 21, nữ, 30 tuổi, bán hàng bún]

“Nhà bác trên sân thượng có trồng mấy cây như cây bạc hà, cây húng, không lên nhiều đâu, chỉ lên tí thôi...nhưng thỉnh thoảng bác thấy bác gái cũng dùng thuốc phân hủy cọng rau hay củ quả rồi cũng đem lên đó chôn xuống đất cho đất xốp” [PVS số 1, nam, 67 tuổi, bộ đội nghỉ hưu].

Đáng chú ý, hình thức đổ rác ra đường vẫn tồn tại ở cả hai khu vực quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

Ngoài những yếu tố thuộc về ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về thu gom rác thải thì những tác động ngoại cảnh như thời gian thu gom chưa hợp lý cũng ảnh hưởng đến việc người dân để rác ở ngoài lề đường.

68

Cái gì tiện thì làm, thùng rác gần mà tiện lợi thì dân cũng để nhưng toàn mang ra cửa nhà, lề đường để rồi có người quét rác qua dọn thôi. Mọi người đều làm thế theo thói quen rồi” [PVS số 21, nữ, 30 tuổi, bán hàng bún]

“Chúng tôi đi làm về muộn, thường 8-9 giờ tối mới về mà nhà thì không có ai, làm sao đổ rác từ 6 giờ tối được. Thế nên ăn cơm dọn dẹp xong xuôi, tôi mới đem rác ra ngoài để được mà lúc này lại không có thùng rác thỉ đành để cạnh gốc cây trước khu tập thể hoặc để sát lề đường thôi” [PVS số 5, nữ, 68 tuổi, nghỉ hưu].

Như vậy, kết quả khảo sát điều tra đã nhận diện một số hình thức xử lý rác thải mà người dân tiến hành, như đốt, chôn rác, ủ phân (chủ yếu đối với các gia đình ngoại thành) và để rác ra lề đường. Nếu không có những biện pháp kỹ thuật hợp lý, những cách thức xử lý rác như vậy có thể ảnh hưởng đến sự bền vững môi trường. Để tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động xử lý rác thải cũng cần cân nhắc đến những yếu tố nhận thức bảo vệ môi trường, những hậu quả môi trường có thể có đối với việc xử lý không an toàn, đồng thời đối với những biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả đối với hoạt động chăn nuôi và trồng trọt thì cần khuyến khích và nhân rộng trong cộng đồng dân cư. Chính điều này sẽ hỗ trợ nhiều cho công ty vệ sinh môi trường trong việc chôn lấp rác hay xử lý rác tại các bãi xử lý.

Đối với mức độ tham gia của các bên liên quan trong hoạt động xử lý rác thải, ý kiến đánh giá của người dân cho rằng công ty vệ sinh môi trường là nhóm có trách nhiệm nhiều nhất. Cụ thể, những đánh giá này được thống kê lại trong bảng dưới đây:

Bảng 3.8: Đánh giá của người dân về mức độ tham gia của các bên liên quan trong hoạt động xử lý rác thải

Nhóm đối tượng Giá trị tổng thể

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất Chính quyền cấp

xã/phường

21 3,28 1,34 1,00 5,00

Tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn

11 2,63 1,12 1,00 5,00

Đoàn thể xã hội 10 2,60 1,26 1,00 5,00

Công nhân VSMT 35 4,11 1,18 1,00 5,00

Người dân 18 3,05 1,05 1,00 5,00

Công ty VSMT 112 4,44 0,83 1,00 5,00

69

Hiện nay, xử lý rác thải chủ yếu được thực hiện do công ty vệ sinh môi trường. Đây là sự phân hóa về mặt chức năng trong hệ thống xã hội . Rác thải sau khi được thu gom, tập kết sẽ được vận chuyển ra bãi xử lý hoặc khu chôn lấp rác thải. Đối với huyện Ứng Hòa, rác thải sẽ được xử lý tại bãi chôn lấp chung của huyện; rác thải sau khi được thu gom sẽ được thực hiện phân loại ngay tại điểm tập kết rác thải của thôn. Đội thu gom rác của thôn có thể thực hiện một số phương pháp xử lý đơn giản như đốt rác; sau đó thuê xe vận chuyển rác đến bãi xử lý chung của huyện. Trong khi đó, rác thải của quận Hoàn Kiếm sau khi thu gom được đưa về các bãi xử lý rác tập trung, nằm ở ngoại thành như bãi Nam Sơn. Trong bảng số liệu trên, mức độ tham gia của chính quyền trong hoạt động này cũng khá cao so với các nhóm đối tượng khác. Rõ ràng, nhóm chính quyền ngoài việc định hướng, hướng dẫn và ban hành các quy định về thực hiện vệ sinh môi trường, phân loại và thu gom rác; cần phối kết hợp với công ty vệ sinh môi trường để đảm bảo việc thu gom rác thải trên địa bàn thành phố có hiệu quả.

Nhằm tìm hiểu liệu có mối quan hệ giữa mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác hay không, tác giả đã tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các biến số này và đo lường hệ số tương quan Pearson.

Các kết quả thống kê đã cho thấy, tồn tại mối tương quan giữa mức độ tham gia của người dân trong hoạt động phân loại rác và trong hoạt động thu gom rác [hệ số tương quan Pearson = 0,529; mức ý nghĩa = 0,000]; và có mối tương quan giữa mức độ tham gia của người dân trong hoạt động phân loại rác và trong hoạt động xử lý rác [hệ số tương quan Pearson = 0,674; mức ý nghĩa = 0,008]. Kết quả này có thể hiểu rằng những người dân tham gia tích cực trong hoạt động phân loại rác thì có xu hướng tham gia tích cực trong hoạt động thu gom và xử lý rác. Ngược lại, nếu những người có mức độ tham gia phân loại rác thấp thì mức độ tham gia thu gom và xử lý rác của họ cũng không cao.

Vận dụng lý thuyết để giải thích các phát hiện trong luận án này, dưới tiếp cận về xã hội học môi trường, chúng ta nhận thấy những kết quả thu thập được đã phản ánh một trong hai bình diện của đối tượng nghiên cứu xã hội học môi trường, đó là phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cách con người ứng xử với môi trường thông qua cách con người xử lý rác và thải rác ra ngoài môi trường (hè phố, lề đường) .

70

Xem xét cách người dân ứng xử với môi trường từ góc độ của lý thuyết hành động, cho thấy hành động phân loại rác của người dân trong mẫu khảo sát là một hành động được thực hiện dựa trên thói quen, hình thành từ quá khứ đến hiện tại, mặc dù đa số người dân chưa hiểu rõ về mục đích và hiệu quả của việc phân loại rác này; đồng thời cũng chưa biết cách phân loại rác theo đúng cách thức thành rác vô cơ và rác hữu cơ. Rõ ràng, hành động này không mang tính duy lý, mà nghiêng nhiều về tính tự phát của các cá nhân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người dân đã thực hiện đúng các quy định về thu gom và xử lý rác thải. Hành động thu gom và đổ rác của người dân là một hành động xã hội, được quy định bởi các giá trị và chuẩn mực xã hội, cụ thể là các quy định về giờ giấc và địa điểm thu gom. Những quy định xã hội đều được cộng đồng thừa nhận dưới hình thức nào đó để nhằm duy trì tính tuân thủ của xã hội, sự tuân thủ này đảm bảo một trật tự xã hội [Tony Bilton, 1987, tr.33). Đặt trong trường hợp này, các quy định về giờ giấc và địa điểm thu gom được người dân thừa nhận và tuân thủ. Sự thừa nhận và tuân thủ này được thể hiện thông qua việc phần lớn người dân đã đổ rác đúng giờ, đúng địa điểm và đóng phí vệ sinh đầy đủ. Có thể thấy rằng các điều lệ được quy định trong văn bản pháp luật chính là một hình thức kiểm soát xã hội chính thức đối với việc lựa chọn cách thức đổ rác của người dân.

Bên cạnh phần lớn người dân tuân thủ các quy định về giờ giấc và địa điểm thu gom rác, một bộ phận người dân để rác không đúng nơi quy định, thường để ở lề đường, gốc cây, góc đường. Dưới lăng kính của lý thuyết hành động xã hội, Parsons cho rằng các điều kiện/tình huống trong thực tại có khả năng kiềm chế hành động của cá nhân. Những kiềm chế thực tế này cũng được Tony Bilton nhắc tới trong các phân tích của mình về lý thuyết hành động xã hội. Trên thực tế, các cá nhân sẽ hành động theo những giá trị và niềm tin mà họ thu nhận được qua quá trình xã hội hóa. Tuy vậy, sự lựa chọn hành động của cá nhân còn phụ thuộc phần lớn vào những kiềm chế thực. Kết quả là dẫn đến những thay đổi trong hành vi, vi phạm những chuẩn mực và giá trị mà họ được xã hội hóa [Tony Bilton, 1987, tr.

39]. Như vậy, trường hợp một số người dân vẫn lựa chọn việc để rác ở ngoài gốc cây, lề đường hay góc đường không có nghĩa là họ không biết những chuẩn mực xã hội được thể hiện thông qua những quy định về giờ giấc và địa điểm thu gom rác,

71

mà họ bị chính những kiềm chế thực khiến họ thay đổi hành vi và vi phạm đến những chuẩn mực này. Kiềm chế thực ở đây chính là tình huống và điều kiện làm việc/sinh hoạt khiến họ không thể ở nhà đúng thời điểm thu gom rác để đem rác ra ngoài đổ được; đồng thời số lượng các thùng rác đặt tại các điểm dân cư chưa đầy đủ cũng là một tình huống ảnh hưởng đến sự lựa chọn hành vi của người dân. Nếu như hoạt động phân loại rác không thể hiện tính duy lý của hành động, mà nghiêng nhiều hơn đến tính tự phát thì cách người dân xử lý rác thải biểu hiện cho tính duy lý của hành động mà họ thực hiện. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những hình thức xử lý rác khác nhau của người dân. Rõ ràng, mỗi người sẽ có những tính toán riêng để thực hiện cách xử lý rác phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Cụ thể, đối với người dân thuộc huyện Ứng Hòa, xuất phát từ các nhu cầu phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, kết hợp với các điều kiện thuận lợi về không gian, và hướng tới các mục đích tăng năng suất trong chăn nuôi, trồng trọt nên người dân đã thực hiện đốt rác, chôn lấp rác hay ủ phân. Trái với các hành động theo truyền thống, thói quen như phân loại rác, các hành động xử lý rác của người dân mang tính duy lý hơn.

Xem xét vấn đề từ lý thuyết cạnh tranh chức năng của môi trường, chúng ta nhận thấy mối nguy hại của việc người dân tham gia trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý rác ảnh hưởng tới quá trình thực hiện các chức năng của môi trường. Khi người dân để rác ở gốc cây, lề đường hay góc đường nghĩa là từ góc độ môi trường, môi trường tự nhiên đang thực hiện chức năng chứa đựng rác thải; trong khi đó chức năng không gian sống hay chức năng trạm cung cấp không được đảm bảo.

Chưa kể đến các trường hợp người dân tiến hành đốt rác không đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong các trường hợp này, rõ ràng không gian cho các hoạt động sinh sống, vui chơi và làm việc của người dân gần khu vực để rác thải hay đốt rác sẽ không được đảm bảo, chưa tính đến các hệ quả của sự ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sự trong lành của không khí và không gian sống của người dân tại khu vực này. Không những thế, việc lạm dụng một chức năng này so với các chức năng khác của môi trường có thể khiến cho môi trường bị đe dọa và suy thoái hơn.

Những kết quả thu thập được cũng cho thấy các khu vực khác nhau sẽ có những biểu hiện cạnh tranh chức năng khác nhau. Công tác quản lý rác thải ở các địa bàn nghiên cứu không có hiệu quả (thôn Lưu Khê – huyện Ứng Hòa)) sẽ có những biểu

72

hiện về sự cạnh tranh các chức năng của môi trường rõ rệt hơn so với những địa bàn nghiên cứu có công tác quản lý rác thải hiệu quả (thôn Cao Lãm – huyện Ứng Hóa). Các khu vực thực hiện thu gom và xử lý rác hiệu quả phản ánh ý thức của người dân ở khu vực đó cũng cao hơn, nên các hiện tượng để rác ngoài hè phố không đúng nơi quy định sẽ không xảy ra phổ biến so với các khu vực mà ý thức của người dân kém hơn. Khi đó, các chức năng của môi trường sẽ thực hiện đúng theo khả năng của mình, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các chức năng. Bên cạnh đó, khi các chức năng của môi trường không được đảm bảo sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa con người và con người trước các vấn đề môi trường.

Những xung đột có thể xuất hiện ở dạng tiềm ẩn, và nếu vấn đề môi trường không được giải quyết thì sẽ đẩy thành những mâu thuẫn công khai giữa các cá nhân/các hộ gia đình trong cộng đồng.

Từ góc độ của lý thuyết phát triển bền vững, những mô tả về thực trạng quản lý rác thải hiện nay đã cho thấy lượng rác thải đô thị ngày càng tăng cao cả về số lượng rác và thành phần rác. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom chưa cao ở cả khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. Những chỉ tiêu về thu gom rác thải đặt ra chưa được hoàn thành [Bộ Tài Nguyên – Môi trường, 2011]. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tự nhiên và môi trường sống của người dân đô thị. Kết quả từ nghiên cứu cũng chỉ ra một bộ phận người dân đã để rác bừa bãi, tạo thành những khu vực để rác không đúng nơi quy định, chạy dọc các hè phố hay trong các ngõ/xóm và một bộ phận người dân ở ngoại thành Hà Nội thực hiện đốt rác đã dẫn tới khả năng gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất. Hành vi xử lý rác của người dân dù là để rác không đúng nơi quy định hay đốt rác đều có thể dẫn đến sự suy thoái của môi trường, và sự không bền vững về môi trường tự nhiên. Khi người dân thực hiện đổ rác ở ngoài lề đường hay đốt rác, chôn lấp rác mà không tính đến các hệ quả có thể có của các hoạt động này, nghĩa là chưa đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa trong sự bền vững. Chỉ khi người dân tính toán được các hệ quả có thể có đối với môi trường, và những hệ quả đó không gây nguy hại với môi trường sống xung quanh mình thì mới thực sự đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa, từ đó mới đạt tới sự bền vững. Đến lượt mình, sự thiếu bền vững về môi trường có thể gây ra những hệ quả ảnh hưởng đến bền vững kinh tế và bền vững xã hội. Biểu hiện của mối quan hệ này là khi người dân có hành vi ứng xử không thân thiện với môi trường, gây ô

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa hà nội (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)