Đóng phí vệ sinh

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa hà nội (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ

3.2 Hình thức và mức độ tham gia của người dân trong quá trình quản lý rác thải đô thị 54

3.2.2. Sự tham gia gián tiếp của người dân vào quá trình quản lý rác thải đô thị

3.2.2.1 Đóng phí vệ sinh

Đóng phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường là một trong những quy định của Chính phủ đối với các chủ nguồn thải trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quy định thu phí vệ sinh đối với các hộ dân từ năm 2007, trong đó mức phí 3000 đồng/người/tháng dành cho các cá nhân cư trú ở các phường, còn 1.500 đồng/người/tháng dành cho các cá nhân cư trú ở xã, thị trấn1. Tuy nhiên, công tác thu phí gặp nhiều khó khăn ở khu vực nội và ngoại thành. Số liệu của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội tổng kết cho thấy số phí vệ sinh thu được tăng từ 23,6 tỷ đồng năm 2007 lên 39,5 tỷ đồng năm 2012 (do địa bàn Hà Nội mở rộng và số lượng dân cư tăng). Cơ chế hiện nay là giao cho các đơn vị duy trì VSMT tự thu để chi cho duy trì vệ sinh ngõ, xóm trên địa bàn được giao. Những đơn vị xã hội hóa, nguồn thu phí được đưa vào chỉ tiêu quyết định đặt hàng hằng năm, các đơn vị được đặt hàng cũng phải tự cân đối thu chi nên hiện tất cả đơn vị VSMT đều gặp nhiều khó khăn. Từ đó dẫn đến tình trạng tự thỏa thuận với người dân để thu mức cao hơn quy định, hoặc thu không đủ chi nên rác thải không được thu gom, hình thành bãi rác tự phát, đổ xuống cả mương, sông thoát nước, rồi thành phố lại phải cấp kinh phí thu dọn [Khánh Khoa, 2013].

Về mặt văn bản pháp quy, việc thu phí vệ sinh đã được quy định khá rõ ràng nhưng trên thực tế quá trình thu phí vệ sinh còn gặp rất nhiều vấn đề. Đối với quận Hoàn Kiếm, mức phí vệ sinh mọi người đóng là 3.000 đồng/người/tháng và do công nhân của Công ty môi trường đô thị Hà Nội đi thu. Trong khi đó, mức phí vệ sinh triển khai thu ở huyện Ứng Hòa không đồng nhất 1.500 đồng/người/tháng như quy định; cụ thể xã Cao Thành thu phí 2.000 đồng/người/tháng và do đội thu gom thu phí, còn xã Liên Bạt là 1.500đồng/người/tháng và do phó thôn thu phí. Mặc dù kết quả khảo sát chỉ ra có 2 người trong tổng số mẫu điều tra không nộp phí vệ sinh, nhưng trên thực tế, theo đánh giá của các trưởng thôn, tổng số phí vệ sinh môi trường trong toàn thôn chỉ thu được khoảng 60-70% dân số. Rõ ràng, tồn tại sự khác biệt giữa hai xã trong công tác thu phí vệ sinh , được biểu hiện thông qua hai chỉ báo là mức phí và người đi thu phí. Sự khác biệt này phụ thuộc vào khả năng

1 Đến thời điểm hiện nay (t6/2014), thực hiện quyết định số 7936/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội,

phí vệ sinh đã tăng gấp đôi, 6.000đ/người/tháng đối với khu vực nội thành và 3.000đ/người/tháng đối với khu vực ngoại thành

chi trả của người dân cũng nh thu gom, vận chuyển và x

Hiện nay, mức phí v

gom rác, đồng thời khó khăn không th đã góp phần khiến cho quá trình qu tăng mức thu phí được xem là m động nhiều hơn nữa sự tham gia c với nhà nước để giữ gìn

và nhìn nhận từ phía ngư 79,3% cho rằng không c 86 người, chiếm 20,7% nh vậy, số người phản đối vi có một khoảng cách giữa nh

nhận thức được vấn đề khó khăn trong qu nhận thức được thực tế v

đảm bảo cho đội thu gom rác th Để tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân khi thêm phí vệ sinh, chúng tôi đ

điều tra được ghi trong bả

Biểu đồ 3.2: Nguyên nhân ngư

Như vậy, nhìn vào b tình đóng thêm phí vệ sinh là do người, chiếm 80,5%). Đi

Lương của công nhân thu gom thấp Không đủ kinh phí cho việc thuê xe vận Không đủ kinh phí cho việc xử lý rác thải Rác thải trong khu không được thu gom hết Đầu tư trang thiết bị thu gom

75

ũng như ngân sách của chính quyền sử dụng trong ho n và xử lý rác thải.

c phí vệ sinh thu từ người dân chưa đáp ứng đư

i khó khăn không thể thu đủ phí từ tất cả các hộ dân trên đ n cho quá trình quản lý rác thải chưa thực sự hiệu qu

c xem là một việc làm cần thiết của chính quy tham gia của người dân trong việc chia sẻ nh gìn bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. Tuy nhiên, s phía người dân lại không hoàn toàn như vậy. Có 329 ngư ng không cần đóng thêm phí vệ sinh môi trường; trong khi đó ch

m 20,7% nhận thấy sự cần thiết của việc đóng thêm phí v i việc đóng thêm phí gấp hơn 3 lần số người ủ

a nhận thức và hành động của người dân. Ngư khó khăn trong quản lý rác thải của địa phương, đ về mức lương thấp và các điều kiện trang thi

i thu gom rác thải, nhưng lại không sẵn sàng đóng thêm phí v u sâu hơn nguyên nhân khiến người dân ủng hộ hay không

sinh, chúng tôi đã đưa ra các nhóm nguyên nhân khác nhau. K ảng sau:

n nhân người dân muốn đóng thêm phí vệ sinh (t

y, nhìn vào biểu đồ có thể thấy nguyên nhân khiến ngư sinh là do “lương của công nhân thu gom rác còn th m 80,5%). Điều này phản ánh đúng thực tế ở hầu hết các khu v

9.2 12.6 7 4.6 3.4

0 10 20 30 40 50 60

Lương của công nhân thu gom thấp Không đủ kinh phí cho việc thuê xe vận … Không đủ kinh phí cho việc xử lý rác thải Rác thải trong khu không được thu gom hết Đầu tư trang thiết bị thu gom Khác

ng trong hoạt động

ng được nhu cầu thu dân trên địa bàn u quả. Vì thế, việc a chính quyền nhằm huy những khó khăn p. Tuy nhiên, sự đánh giá ó 329 người, chiếm ng; trong khi đó chỉ có c đóng thêm phí vệ sinh. Như ủng hộ. Rõ ràng i dân. Người dân có thể a phương, đặc biệt n trang thiết bị không đủ n sàng đóng thêm phí vệ sinh.

hay không ủng hộ đóng đưa ra các nhóm nguyên nhân khác nhau. Kết quả từ

sinh (tỷ lệ %)

n người dân đồng a công nhân thu gom rác còn thấp” (70 t các khu vực nội-

80.5 70 80 90

76

ngoại thành hiện nay. Rõ ràng tương quan giữa đồng lương mà công nhân thu gom có được so với công sức họ phải bỏ ra cho công việc này là không tương xứng, chưa kể bản chất công việc liên quan đến rác thải cũng là một trong những nhóm công việc gây hại đến sức khỏe của người công nhân. Hiện nay, kinh phí và nguồn hỗ trợ đầu vào cho các hoạt động môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng còn nhiều hạn chế; trong khi đó đầu việc cần phải làm và chi trả thì lại nhiều.

Kinh phí dành cho hoạt động môi trường không nhiều, lại thêm nhiều loại hình hoạt động khác như khai thông cống rãnh, phủ cống lộ thiên, tổng vệ sinh toàn thôn mỗi khi có sự kiện quan trọng, hoặc vận chuyển rác ra bãi xử lý chôn lấp. Vì thế, tính ra kinh phí cho riêng hoạt động thu gom rác là không nhiều. Bên cạnh đó, hoạt động thu gom rác lại bao gồm nhiều đầu việc như trả lương cho công nhân, trang bị quần áo bảo hộ lao động rồi hỗ trợ những trang thiết bị khác như xe chở rác, chổi xẻng...Sau khi trừ hao những phí tổn cho các đầu việc này thì cuối cùng lương của đội thu gom còn rất thấp. Bên cạnh đó, cơ chế và chính sách dành cho người lao động thu gom rác thải ở quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa không giống nhau.

Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình thu gom rác.

Bên cạnh nguyên nhân về lương của đội thu gom, một số nguyên nhân khác khiến người dân muốn đóng thêm phí vệ sinh là kinh phí cho việc vận chuyển và xử lý rác thải. Công tác xử lý rác hiện nay còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, công nghệ và các trang thiết bị cho quá trình xử lý và tái chế rác. Vì thế, cần có thêm kinh phí cho các hoạt động này để quá trình quản lý rác thải hiệu quả và bền vững hơn. Một số các nguyên nhân khác được người dân đưa ra như cần kinh phí để mua trang thiết bị và đồ bảo hộ lao động cho đội thu gom, hay kinh phí cho việc bảo trì các thiết bị phục vụ cho hoạt động thu gom, đặc biệt ở các vùng nông thôn thuộc huyện Ứng Hòa. Tại đây, việc cung cấp trang thiết bị và bảo hộ lao động hoặc bảo dưỡng các xe chở rác là trách nhiệm của một nhóm người dân trong thôn làm công việc thu gom, trong khi đó ở các vùng nội thành, những công việc như thế này là trách nhiệm của một công ty cung cấp dịch vụ chính thức.

Tại quận Hoàn Kiếm, mặc dù người dân không sẵn sàng đóng thêm mức phí vệ sinh môi trường cho công tác thu gom và xử lý rác thải, nhưng ở một vài điểm dân cư, người dân sẵn sàng đóng thêm phí cho công tác quét dọn vệ sinh khu dân cư. Thực tế này được ghi nhận ở một vài khu phố trong nội thành Hà Nội, đặc biệt

là những nơi có các khu t quận Hoàn Kiếm, chúng tôi nh của phố Hàng Lược hay ph

Hà Nội về giữ gìn vệ sinh môi trư thứ bảy hàng tuần là ngư

Nhiều khu tập thể trong n

thuê người quét dọn vệ sinh trong khu t cách khác, thay vì đóng góp công s góp bằng tiền để thuê ngư

Chúng tôi sinh s luôn, chứ cũng không huy đ dưới tầng 1 khu tập thể người quét cầu thang, ch Hàng Mã]

Chúng tôi có thuê m tôi có trông xe trích quỹ đã có người trông xe quét r

Bên cạnh tỷ lệ nh

dân trong mẫu khảo sát không mu sau đây:

Biểu đồ 3.3: Nguyên nhân ngư

Đã có ngân sách nhà nước cho hoạt động vệ sinh môi trường Mức phí vệ sinh hiện nay đã đủ cho các

hoạt động vệ sinh môi trường Gia đình không có đủ điều kiện tài

chính để đóng

77

ng nơi có các khu tập thể, chung cư. Trong địa bàn nghiên cứ m, chúng tôi nhận thấy thực tế này xuất hiện ở một s

c hay phố Lê Thánh Tông. Theo quy định của UBND thành ph sinh môi trường xanh-sạch-đẹp, mỗi chiều thứ

n là người dân Hà Nội phải quét dọn, vệ sinh khu ph trong nội thành Hà Nội đã huy động đóng góp từ

sinh trong khu tập thể của mình vào các sáng th đóng góp công sức quét dọn vệ sinh thì người dân có th thuê người làm thay cho mình.

Chúng tôi sinh sống ở khu tập thể nên bây giờ cũng thuê m ũng không huy động người dân quét dọn sáng thứ bảy nữa.

cho thuê người ta bán hàng nên lấy luôn ti

u thang, chứ người dân không phải đóng” [Thảo luận nhóm phư

Chúng tôi có thuê một cô osin ở tầng 5 để quét dọn. Ở khu đấy ra để trả tiền công cho người ta, còn ch i trông xe quét rồi” [PVS số 5, nữ, 68 tuổi, nghỉ hưu]

nhỏ người dân muốn đóng thêm phí vệ sinh, p

át không muốn đóng thêm phí vệ sinh vì những nguyên nhân

: Nguyên nhân người dân không muốn đóng thêm phí vệ

0 20 40 60

Đã có ngân sách nhà nước cho hoạt động vệ sinh môi trường Mức phí vệ sinh hiện nay đã đủ cho các

hoạt động vệ sinh môi trường Gia đình không có đủ điều kiện tài

chính để đóng

Khác

42.4 5.2

1.5

ứu của đề tài là t số khu tập thể a UBND thành phố ứ sáu hoặc sáng sinh khu phố mình ở.

ừ người dân để a mình vào các sáng thứ bảy. Nói i dân có thể đóng

ê một người làm ữa. Ở chỗ tôi thì y luôn tiền đó để thuê n nhóm phường

khu tập thể chúng i ta, còn chỗ trông xe thì

sinh, phần lớn người ng nguyên nhân

ệ sinh (tỷ lệ%)

80 72.3

78

Nguyên nhân chủ yếu khiến người dân không muốn đóng thêm phí vệ sinh là bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng mức phí vệ sinh đang đóng hiện nay đã đủ cho các hoạt động vệ sinh môi trường (237 người, chiếm 72,3%); trong khi đó phương án cũng được nhiều người lựa chọn là “Đã có ngân sách nhà nước cho hoạt động vệ sinh môi trường” (139 người, chiếm 42,4%). Kết quả này đã phản ánh sự khác biệt trong nhận thức của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải. Đối với nhóm người quản lý môi trường, chính quyền các cấp và những người cung cấp dịch vụ thì kinh phí cho các hoạt động quản lý rác thải hiện nay còn thấp. Vì vậy, Sở xây dựng Hà Nội đã phác thảo đưa ra mức thu phí vệ sinh cao hơn trước nhằm hỗ trợ kinh phí cho nhà nước trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; đồng thời cũng là cách huy động sự tham gia của người dân, để chia sẻ cùng nhà nước trong các hoạt động chung của cộng đồng. Tuy nhiên, với tư cách là chủ nguồn thải, người dân lại cho rằng mức phí họ đóng hiện nay đã đủ và quỹ ngân sách của địa phương cũng đủ cung ứng cho các hoạt động này. Sự khác nhau trong nhận thức về mức phí vệ sinh của các nhóm đã khiến cho vấn đề kinh phí và nguồn thu cho hoạt động quản lý rác thải còn nhiều hạn chế và khó khăn.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác được người dân đưa ra xuất phát từ điều kiện chủ quan của mỗi cá nhân và hộ gia đình như “gia đình không có nhiều rác nên không cần phải đóng thêm”, hoặc bản thân người dân cũng thấy họ phải đóng quá nhiều loại quỹ khác nhau nên cũng không muốn tăng thêm phí vệ sinh nữa. Điều này phần nào cũng cho thấy mức độ ưu tiên của người dân đối với hoạt động quản lý rác thải so với các hoạt động khác trong đời sống của họ. Trong khi đó, cũng có một số ít người dân cho rằng họ không nhận thấy việc đóng thêm phí sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động thu gom rác vì hiện nay những gì họ nhìn thấy trong công tác thu gom rác của công nhân vệ sinh môi trường là chưa đạt hiệu quả như người dân mong đợi, rác vẫn tồn đọng trong khu vực người dân sinh sống; do vậy họ không muốn tăng thêm phí vệ sinh nữa .

Đóng phí vệ sinh hiện nay được xem là một trong những hoạt động mang tính bắt buộc đối với người dân trong quá trình quản lý rác thải. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ người dân nộp phí là không cao tại các địa bàn khảo sát. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân cho rằng cần tăng thêm phí vệ sinh cũng không nhiều. Những chiều cạnh

79

này đã phản ánh sự khó khăn trong công tác thu phí vệ sinh từ người dân, ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình quản lý rác thải nói chung.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa hà nội (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)