CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ
3.2 Hình thức và mức độ tham gia của người dân trong quá trình quản lý rác thải đô thị 54
3.2.2. Sự tham gia gián tiếp của người dân vào quá trình quản lý rác thải đô thị
3.2.2.2. Tuyên truyền, vận động thực hiện quản lý rác thải
Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong khu dân cư tham gia phân loại, thu gom và xử lý rác thải đảm bảo đúng quy định vệ sinh môi trường là một hình thức tham gia gián tiếp của người dân trong hoạt động quản lý rác thải.
Trên thực tế, tại các địa phương hiện nay, hoạt động tuyên tuyền, vận động người dân thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh môi trường như đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, hay tham gia quét dọn vệ sinh khu dân cư vào sáng thứ bảy hàng tuần được triển khai thông qua các cuộc họp dân hay tuyên truyền qua hình thức loa phát thanh của phường/thôn. Hoạt động này chủ yếu do nhóm tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy vậy, với đặc trưng văn hóa cộng đồng làng xã, việc người dân “bàn chuyện”, “nhắc nhở” cũng là một hình thức của tuyên truyền, vận động. Trong nhiều trường hợp, hình thức này có phần hiệu quả hơn so với các hoạt động tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của địa phương. Vì thế, tác giả đã tìm hiểu hoạt động tuyên truyền, vận động được người dân thực hiện như thế nào trong cộng đồng họ đang sinh sống. Kết quả cho thấy có 1/3 số người tham gia cuộc khảo sát không thực hiện tuyên truyền về phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Đối với phần lớn những người tham gia tuyên truyền trong mẫu nghiên cứu, ngoài những thành viên của các đoàn thể xã hội hoặc ban tự quản tại khu phố, thôn xóm; hay các thành viên của đội thu gom/công nhân vệ sinh môi trường thì số người còn lại trong khu dân cư tham gia tuyên truyền chủ yếu là những thành viên tích cực, thực hiện tuyên truyền thông qua hình thức giao tiếp liên cá nhân, cụ thể là thông qua nói chuyện với hàng xóm, hay các buổi sinh hoạt tự quản ở cộng đồng.
Tuyên truyền về hoạt động phân loại và thu gom rác được thực hiện thông qua hình thức truyền bá, cổ vũ, động viên người dân bằng các khẩu hiệu, biểu ngữ, bảng tin hay thực hiện trong các buổi sinh hoạt của khu dân cư, hội đoàn thể xã hội, và họp khu dân cư. Quá trình tuyên truyền giúp người dân biết, hiểu và đồng tình.
Nếu người dân không biết, không hiểu hoặc không đồng tình thì không thể thực hiện tốt việc phân loại và thu gom rác thải. Tại các địa bàn nghiên cứu, hoạt động tuyên truyền và vận động được thực hiện thông qua các buổi họp khu dân cư, các buổi phổ biến thông tin, kiến thức qua hệ thống loa phát thanh của phường/thôn.
Trong đó, phường Phan Chu Trinh đã thành lập những tổ tự quản có thành viên là
80
những người tham gia trong đoàn thể xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội người cao tuổi và các tổ trưởng/ tổ phó dân phố cùng tuyên truyền cho người dân thông qua việc đưa thông tin lên các bảng tin ở khu tập thể, đăng các khẩu hiệu, hay triển khai yêu cầu người dân ký vào bản cam kết thực hiện đúng quy định về phân loại và thu gom rác thải trong cộng đồng dân cư.
Những nội dung được người dân lựa chọn để tuyên truyền tập trung vào một số vấn đề được chỉ ra trong hình 3.1
Hình 3 1: Các nội dung tuyên truyền về quản lý rác thải tại khu dân cư “Ví dụ nhân dân chỉ cần thực hiện đúng: Phân loại đúng, đổ đúng giờ, đổ đúng điểm. Cụ thể hóa 3 cái đúng ý, ít chữ thôi, đánh máy chữ thật to, tầm khoảng giấy A4, mỗi tổ dân phố thành lập 3-4 người, đến từng nhà, mang nội dung đó đến tuyên truyền cho người ta” [PVS số 5, nữ, 68 tuổi, nghỉ hưu]
Hỏi: Chị làm công tác vệ sinh môi trường thì có tuyên truyền, nhắc nhở gì người dân không?
Đáp: Có chứ em, mình cũng phải tuyên truyền. Nhưng chị hay nói với mọi người Phân loại rác
hữu cơ và rác vô cơ
Đổ rác đúng giờ và địa
điểm quy định
Không xả rác/vứt rác bừa bãi trên
hè phố
Quét dọn vệ sinh sáng thứ 7 hàng
tuần
Chương trình 5 Không – 3 Sạch của Hội phụ nữ NỘI DUNG TUYÊN
TRUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG QLRT
81
lúc đi thu gom thôi chứ bình thường trong cuộc họp thì cũng để mấy ông trưởng xóm và trưởng các ban ngành nói thôi.
Hỏi: Chị thường nói những nội dung gì với người dân ạ?
Đáp: Thì bảo họ phải để rác đúng quy định, đừng có vứt rác lung tung rồi các chị phải đi gom lại thì cũng vất vả. Hoặc hôm nào mùa hè, chị còn đi tuyên truyền là phải đi từ 4 rưỡi 5 giờ sáng cho mát không có trưa nắng lắm ai mà đi cuốc cày trên đường được, chị còn nói là những lúc nào kẻng môi trường chúng cháu gõ thì mọi người xách đổ giúp chúng cháu trước, cho chúng cháu đi
[PVS số 11, nữ, 37 tuổi, thành viên đội thu gom]
Một trong những nhóm thực hiện hoạt động tuyên truyền, cũng như đóng vai trò chính trong hoạt động quản lý rác thải tại các khu dân cư, đó là Hội phụ nữ.
“Thực hiện vận động chương trình 5 không 3 sạch: sạch nhà - sạch bếp - sạch đường ngõ thì phụ nữ phường đi đầu trong những việc vệ sinh môi trường hàng ngày cũng như công tác quét dọn các ngày thứ 7... Chúng tôi động viên các chị em tham gia để nâng tầm hiểu biết hơn, tuyên truyền thường xuyên để chị em nào cũng biết được các tiêu chí đánh giá, sau đó các chị sẽ về tuyên truyền lại cho thành viên trong gia đình” [PVS số 7, nữ, 61 tuổi, hội phụ nữ].
Như tác giả đã trình bày ở trên, hoạt động tuyên truyền thông qua các kênh giao tiếp cá nhân là hoạt động tự nguyện và khuyến khích động viên người dân thực hiện, chứ không mang tính chất bắt buộc. Vì thế, mức độ tham gia của người dân sẽ không giống nhau trong hoạt động này. Dựa trên các tính toán thống kê (trung bình số học), mức độ tham gia tuyên truyền của người dân trong hoạt động quản lý rác thải nói chung được tính bằng giá trị trung bình cộng các chỉ số đo lường mức độ tham gia tuyên truyền trong hoạt động phân loại rác và hoạt động thu gom rác. Kết quả thu được cho thấy, mức độ tham gia tuyên truyền của người dân trong hoạt động quản lý rác thải nói chung ở mức độ trung bình (giá trị trung bình
= 2,50/5,00).
Để so sánh sự khác biệt về mức độ tham gia giữa các nhóm dân cư khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể (Independent-Samples T-test). Kiểm định được tiến hành với giả thuyết Ho là “Không có sự khác biệt về mức độ tuyên truyền giữa nhóm có thành viên
82
trong gia đình tham gia đoàn thể xã hội và nhóm không có thành viên nào trong gia đình tham gia đoàn thể xã hội”. Kết quả kiểm định về sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể cho thấy mức ý nghĩa quan sát là 0,772, lớn hơn 0,05 nên phải chấp nhận giả thuyết Ho, rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau. Vì thế, theo mức ý nghĩa là 0,000 và giá trị t là 3,614 ta khẳng định mức độ tuyên truyền thu gom rác của người dân trong gia đình có thành viên tham gia đoàn thể xã hội cao hơn những người trong gia đình không có thành viên tham gia đoàn thể xã hội (giá trị trung bình là 3,10 so với 2,33).
Phép kiểm định giả thuyết so sánh trị trung bình của hai nhóm cũng được sử dụng để kiểm định giả thuyết Ho “Không có sự khác biệt về mức độ tuyên truyền giữa nhóm có thành viên trong gia đình tham gia quản lý cấp cơ sở và nhóm không có thành viên nào trong gia đình tham gia quản lý cấp cơ sở”. Với mức ý nghĩa quan sát là 0,153, có thể khẳng định rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau.
Từ đó, có thể kết luận rằng: với mức ý nghĩa 0,000 và giá trị t là 4,194, mức độ tuyên truyền thu gom rác của nhóm trong gia đình có thành viên tham gia quản lý cấp cơ sở cao hơn nhóm trong gia đình không có thành viên nào tham gia nhóm quản lý cấp cơ sở (giá trị trung bình là 3,53 so với 2,37). Tóm lại, mức độ tuyên truyền của các nhóm xã hội khác nhau thì khác nhau, trong đó những cá nhân mà trong gia đình có thành viên là người quản lý trong đoàn thể xã hội hay nhóm quản lý cấp cơ sở sẽ tham gia tuyên truyền tích cực hơn so với những nhóm khác. Kết quả này phản ánh đúng chức năng của những người tham gia công tác quản lý cấp cơ sở và đoàn thể xã hội. Đó là người quản lý, đôn đốc, nhắc nhở và giám sát cộng đồng thực hiện các quy định và luật lệ về quản lý rác thải. Đồng thời, việc giữ chức vụ quản lý trong đoàn thể xã hội hay nhóm quản lý cấp cơ sở cũng phần nào ảnh hưởng đến các thành viên khác của gia đình, bởi lẽ các thành viên này cần có ý thức thực hiện đúng và nghiêm túc các quy định thu gom rác thải, cũng như biểu hiện sự tích cực hơn các nhóm khác nhằm nâng cao uy tín cho những thành viên trong gia đình mình hiện đang giữ chức vụ quản lý cấp cơ sở hay các đoàn thể xã hội tại khu dân cư. Tuy nhiên, kết quả này lại chỉ ra rằng những người dân không tham gia đoàn thể xã hội hay quản lý cấp cơ sở hoặc không có thành viên nào trong gia đình tham gia những tổ chức đoàn thể này thì lại không tích cực tham gia.
Trong khi đó, hiệu quả của công tác quản lý rác thải tại cộng đồng rất cần sự tham
83
gia của nhóm xã hội này. Đây cũng chính là vấn đề làm thế nào huy động toàn dân tham gia trong các hoạt động chung của cộng đồng.